Nâng cao hiệu quả chuyển đổi số tại Quỹ tín dụng nhân dân Bến Quan

Hoạt động ngân hàng
Nằm ở phía Tây huyện Vĩnh Linh, địa bàn của Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Bến Quan, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị bao gồm thị trấn Bến Quan và xã Vĩnh Hà.
aa

Nằm ở phía Tây huyện Vĩnh Linh, địa bàn của Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Bến Quan, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị bao gồm thị trấn Bến Quan và xã Vĩnh Hà. Đây là địa bàn có đa số cư dân thuần nông, chỉ có một khu vực trung tâm ở thị trấn Bến Quan phát triển sản xuất, kinh doanh thương mại và dịch vụ, với trên 30% dân số là người đồng bào dân tộc Vân Kiều; sản xuất nông nghiệp tại địa phương còn hạn chế do lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, yếu tố thời tiết, tập quán canh tác manh mún, nhỏ lẻ; tiểu thủ công nghiệp - xây dựng - thương mại - dịch vụ chưa có nhiều điều kiện phát triển do cản trở từ địa lí, hạ tầng cơ sở. Tính đến ngày 30/9/2023, QTDND Bến Quan là tổ chức tín dụng duy nhất hoạt động trên địa bàn, có vai trò rất quan trọng trong triển khai các nghiệp vụ tín dụng - ngân hàng.

Trong những năm gần đây, QTDND Bến Quan đã tăng cường ứng dụng công nghệ chuyển đổi số, tạo đòn bẩy nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường tài chính.

Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao và hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Chi nhánh tỉnh Quảng Trị, các ban, ngành, chính quyền địa phương, sự hỗ trợ trực tiếp từ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) Chi nhánh Quảng Bình - Phòng giao dịch Quảng Trị, QTDND Bến Quan đã tích cực ứng dụng công nghệ chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ, tăng sức cạnh tranh, tạo niềm tin cho các thành viên, khách hàng tại địa phương. QTDND Bến Quan đã tuyên truyền, vận động về thanh toán không dùng tiền mặt, mở tài khoản và thanh toán bằng thẻ, từ đó người dân và các thành viên đều rất hứng khởi mở thẻ và tài khoản trên ứng dụng Co-opBank Mobile Banking.

Chủ tịch Hội đồng quản trị QTDND Bến Quan Võ Thanh Thắng chia sẻ: “Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, chính quyền địa phương và NHNN Chi nhánh tỉnh Quảng Trị về chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt, QTDND Bến Quan đã nhanh chóng triển khai dịch vụ thanh toán chuyển tiền điện tử CF-eBank, gia tăng tiếp cận nguồn vốn giữa các cá nhân, hộ gia đình cũng như các dịch vụ thanh toán hiện đại, đặc biệt là đảm bảo an toàn trong quản lí, vận chuyển tiền mặt”. Hiện tại, QTDND Bến Quan đã hỗ trợ khách hàng mở được 600 tài khoản. Đến cuối quý III/2023, tổng số tiền chuyển đi qua hệ thống chuyển tiền nhanh CF-eBank tại QTDND Bến Quan đạt 150 tỉ đồng và tổng số tiền chuyển đến qua hệ thống là 90 tỉ đồng. Bên cạnh đó, công tác quản lí, điều hành, kiểm soát các nghiệp vụ, các chỉ tiêu, số liệu, tỉ lệ an toàn hoạt động được thực hiện thông qua các phần mềm nghiệp vụ, cho phép kiểm tra, theo dõi, báo cáo chính xác, đầy đủ, kịp thời các mặt hoạt động. Công tác báo cáo thống kê, gửi, nhận văn bản được thực hiện thông qua phần mềm, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, đẩy mạnh cải cách quy trình tác nghiệp, tiết giảm chi phí hoạt động.

Anh Nguyễn Nhật Nam, thường trú tại Khóm 2, thị trấn Bến Quan là một khách hàng trẻ thân thiết và năng động của QTDND Bến Quan cho biết: “Gia đình tôi biết đến và gắn bó với QTDND Bến Quan ngay từ những ngày đầu thành lập nên tôi tin tưởng sử dụng các dịch vụ của Quỹ, nhất là dịch vụ chuyển tiền nhanh CF-eBank rất đơn giản, thuận tiện, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí đi lại mà không lo rủi ro chuyển tiền nhầm, thiếu hoặc chậm trả gốc, lãi”. Theo thực tế, phương án sản xuất kinh doanh của gia đình anh Nguyễn Nhật Nam có dòng chuyển tiền đi là 6.000 triệu đồng/tháng, đem lại doanh thu hơn 200 triệu đồng/tháng. Số tiền giao dịch hàng ngày của gia đình anh khá lớn nên việc sử dụng dịch vụ CF-eBank giúp anh quản lí dòng tiền tốt hơn. Không chỉ vậy, hàng tháng, số tiền lãi, gốc đều được thông báo đến máy điện thoại của anh bằng tin nhắn nên không lo nộp chậm, nộp thiếu; đa số khoản vay sản xuất, kinh doanh tại QTDND Bến Quan cũng được giải ngân chuyển khoản trực tiếp đến tài khoản của người thụ hưởng một cách nhanh chóng, chính xác.

Theo kế hoạch, đến hết năm 2023, QTDND Bến Quan phấn đấu 100% thành viên có dư nợ tại Quỹ mở tài khoản và thẻ, tiến tới mở rộng thêm các khách hàng không phải thành viên của Quỹ; 100% các món vay nộp và trả tiền lãi, giải ngân qua tài khoản ngân hàng.

Cán bộ QTDND Bến Quan hướng dẫn khách hàng cài đặt App Co-opBank Mobile Banking

Thời gian tới, QTDND Bến Quan tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động theo đúng quy định của pháp luật với trọng tâm là đạt mục tiêu đảm bảo về chất lượng, an toàn, không chạy theo quy mô số lượng; quản lí chặt chẽ tài chính, tuân thủ chế độ chi tiêu; tăng cường tập huấn về nghiệp vụ mới, nghiệp vụ ngân hàng số cho đội ngũ cán bộ. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông về chuyển đổi số, sản phẩm, dịch vụ mới, hiện đại của QTDND tới khách hàng, thành viên và người dân trên địa bàn. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị, điều hành của đội ngũ lãnh đạo; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học, chuyển đổi số... cho cán bộ, nhân viên, đảm bảo có đủ nguồn nhân lực thực hiện chuyển đổi số theo lộ trình. Phối hợp chặt chẽ với Co-opBank Chi nhánh Quảng Bình - Phòng giao dịch Quảng Trị trong việc hiện đại hóa, đồng bộ hạ tầng kĩ thuật, dữ liệu để triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, ngân hàng số theo định hướng đã đề ra, từng bước cung ứng, phát triển các dịch vụ ngân hàng số phù hợp với điều kiện của QTDND và nhu cầu sử dụng của khách hàng và thành viên trên địa bàn... góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chuyển đổi số theo đường lối, định hướng của Chính phủ, của NHNN cũng như chủ trương, chính sách của địa phương.

Nguyễn Xuân Hòa
NHNN Chi nhánh tỉnh Quảng Trị
https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và với sự chỉ đạo triển khai của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Ninh, những năm qua, Chương trình cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã tạo động lực giúp hàng trăm phụ nữ trên địa bàn tỉnh mạnh dạn khởi nghiệp và phát triển kinh tế ổn định, hiệu quả, góp phần tích cực cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình...
Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Là “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trong việc truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với phụ nữ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Lộc, thành phố Huế luôn đồng hành, sát cánh với hội viên, giúp họ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, quyền năng kinh tế cho chị em, qua đó, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Bài viết tập trung phân tích hiệu quả nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2024 thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng.
Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang là một nền kinh tế có độ mở lớn, việc giao thương với các quốc gia trên thế giới đã mở ra nhiều cơ hội trong việc kinh doanh ngoại tệ nói chung và hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh tại các TCTD nói chung. Theo đó, các TCTD đã tận dụng tốt cơ hội và lợi thế để triển khai các sản phẩm phái sinh đến khách hàng dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng cũng như sự điều tiết của thị trường.
Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Sự phát triển công nghệ ngân hàng số diễn ra mạnh mẽ với tốc độ khá nhanh, kéo theo sự thay đổi nhanh chóng dịch vụ tài chính; các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới đa dạng đem lại những trải nghiệm mới và lợi ích sử dụng cho khách hàng.
“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Với lợi thế tự nhiên vừa có đồng bằng, miền núi, biên giới giáp với Vương quốc Campuchia và sự hỗ trợ từ những chính sách đặc thù, tỉnh An Giang đã và đang vươn lên trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển bền vững.
Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024, hệ thống ngân hàng đã phát huy vai trò là huyết mạch quan trọng, chủ động bảo đảm nguồn vốn lưu thông linh hoạt, đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng của tỉnh.
25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

Tại Việt Nam, vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, khi hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển từ một cấp thành hai cấp, định hướng hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường, hàng loạt quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng và cả một số ngân hàng lâm vào tình trạng mất vốn, nợ tồn đọng lớn, gây ảnh hưởng tới uy tín của hệ thống ngân hàng, lòng tin của người dân và doanh nghiệp.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc