kết quả
Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Trong những năm gần đây, chế định pháp lý về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) ngày càng được các cơ quan có thẩm quyền chú trọng xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện nay, các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này vẫn chưa thực sự đầy đủ và còn những bất cập, gây khó khăn trong việc áp dụng, bởi đây là một loại tài sản mang tính chất đặc thù và tiềm ẩn nhiều rủi ro so với các loại tài sản hiện hữu. Vì vậy, cần có cơ chế rõ ràng, hướng dẫn cụ thể để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, giảm thiểu những rủi ro cho các TCTD trong việc nhận thế chấp loại hình tài sản này.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng xanh tại Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng xanh tại Việt Nam

Mặc dù ngân hàng xanh đã phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc thúc đẩy khách hàng tại Việt Nam sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng xanh vẫn còn nhiều thách thức, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng thận trọng, chưa hoàn toàn quen thuộc với các sản phẩm tài chính - ngân hàng mang tính xanh và bền vững. Do đó, việc hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng xanh là rất cần thiết, nhằm xây dựng chiến lược marketing và phát triển sản phẩm phù hợp, qua đó góp phần thúc đẩy ngân hàng xanh phát triển bền vững tại Việt Nam.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Ngày 29/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là Nghị định đầu tiên tại Việt Nam thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc thử nghiệm các sản phẩm, mô hình, dịch vụ tài chính mới ứng dụng công nghệ, đồng thời là bước tiến quan trọng trong quá trình thể chế hóa đổi mới sáng tạo tài chính tại Việt Nam. Không chỉ góp phần hiện thực hóa chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và chuyển đổi số ngành Ngân hàng, Nghị định này còn tạo ra các tác động sâu rộng đối với cả hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế.
Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2018, dù đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng lại đang tạo ra những rào cản đáng kể cho doanh nghiệp do thời gian thẩm định kéo dài, yêu cầu hồ sơ phức tạp, đòi hỏi nhiều tài liệu chuyên sâu như mô tả giao dịch và phân tích thị trường. Những yếu tố này không chỉ làm tăng chi phí tuân thủ, rủi ro pháp lý, nguy cơ rò rỉ thông tin, mà còn cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng.
Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng  và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và khuyến nghị đối với Việt Nam

Phát triển các sản phẩm tài chính mới gắn với tín chỉ các-bon là chiến lược then chốt để thu hút dòng vốn tư nhân vào lĩnh vực giảm phát thải. Các sản phẩm như trái phiếu xanh được gắn với việc phát hành hoặc mua tín chỉ các-bon có thể tạo ra các dòng tiền ổn định và hấp dẫn cho nhà đầu tư bền vững (Asian Development Bank, 2019). Các khoản vay xanh thế chấp bằng tín chỉ các-bon cho phép doanh nghiệp tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn nếu cam kết tạo ra lượng giảm phát thải xác thực. Việc đa dạng hóa các sản phẩm tài chính gắn với tín chỉ các-bon không chỉ tạo thêm động lực kinh tế cho các dự án xanh mà còn giúp thị trường các-bon phát triển theo hướng tích hợp sâu rộng với hệ sinh thái tài chính quốc gia.
Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Sáng 09/7/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự Hội nghị có Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và các đồng chí trong Ban Lãnh đạo NHNN, lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc NHNN, các ngân hàng thương mại (NHTM) và điểm cầu trực tuyến tới NHNN các khu vực trên cả nước.
Sử dụng tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và một số gợi mở về mặt pháp lý

Sử dụng tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và một số gợi mở về mặt pháp lý

Việc sử dụng tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm trong hoạt động tín dụng ngân hàng không chỉ mở ra một hướng tiếp cận vốn mới cho các doanh nghiệp xanh, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển thị trường carbon và thực hiện hiệu quả các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.
Giải pháp "tích hợp mô hình D-SMART" dành cho doanh nghiệp ngành logistics tại Việt Nam và một số khuyến nghị

Giải pháp "tích hợp mô hình D-SMART" dành cho doanh nghiệp ngành logistics tại Việt Nam và một số khuyến nghị

Mô hình D-SMART là giải pháp toàn diện và phù hợp cho ngành logistics tại Việt Nam, tích hợp các bài học từ những quốc gia thành công. Mô hình không chỉ giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu quả vận hành mà còn đóng góp vào sự phát triển logistics bền vững và hiện đại hóa ngành logistics tại Việt Nam. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại Việt Nam có vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển đổi số ngành logistics, đặc biệt trong việc hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp. Một số giải pháp tài chính như khoản vay ưu đãi, tín dụng xanh và tài trợ dựa trên hiệu suất giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, giảm thiểu chi phí đầu tư và thúc đẩy phát triển bền vững. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác công - tư và sự đổi mới trong dịch vụ tài chính, qua đó, tạo động lực mạnh mẽ cho ngành logistics Việt Nam hướng tới mục tiêu giảm chi phí logistics xuống còn 15 - 18% GDP vào năm 2030.
Xây dựng hành lang pháp lý về tiền kỹ thuật số tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị

Xây dựng hành lang pháp lý về tiền kỹ thuật số tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị

Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng trong quá trình xây dựng khung pháp lý quản lý tiền kỹ thuật số, một lĩnh vực vừa nhiều tiềm năng đổi mới, vừa ẩn chứa rủi ro hệ thống và pháp lý phức tạp. Bối cảnh thế giới cho thấy xu hướng hợp pháp hóa có kiểm soát, đặt trọng tâm vào bảo vệ nhà đầu tư, giám sát rủi ro và thúc đẩy phát triển công nghệ. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, bài viết này đề xuất một số khuyến nghị về việc xây dựng khung pháp luật quản lý tiền kỹ thuật số ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Đánh giá tác động của chính sách tiền tệ - tài khóa từ các nền kinh tế lớn đến tỉ giá tại Việt Nam

Đánh giá tác động của chính sách tiền tệ - tài khóa từ các nền kinh tế lớn đến tỉ giá tại Việt Nam

Giai đoạn 2018 - 2023 được đánh giá là một trong những giai đoạn biến động của kinh tế toàn cầu khi một loạt các sự kiện bất thường, ngoài dự đoán đã xảy ra, ảnh hưởng đến môi trường vĩ mô cũng như hệ thống tài chính tại các quốc gia. Theo đó, các nền kinh tế lớn trên thế giới bao gồm Mỹ, EU, Trung Quốc có những điều chỉnh lớn về chính sách tiền tệ - tài khóa và những điều chỉnh này đã ảnh hưởng đến các biến số vĩ mô toàn cầu như lãi suất, tỉ giá. Nhóm tác giả đã thực hiện khái quát những thay đổi chính trong điều hành chính sách tiền tệ - tài khóa của ba quốc gia lớn và ước lượng tác động đến tỉ giá tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, chỉ có những điều chỉnh trong chính sách tiền tệ của Mỹ và EU mới có ảnh hưởng đến tỉ giá, còn sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc và chính sách tài khóa cơ bản không có nhiều tác động đến tỉ giá Việt Nam.
Phát triển nguyên tắc bảo mật khả dụng trong Fintech: Giải pháp nâng cao an toàn  tài chính - ngân hàng

Phát triển nguyên tắc bảo mật khả dụng trong Fintech: Giải pháp nâng cao an toàn tài chính - ngân hàng

Bảo mật khả dụng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Fintech tại Việt Nam, giúp cân bằng giữa an toàn và trải nghiệm người dùng. Nghiên cứu đã phân tích thực trạng bảo mật Fintech tại Việt Nam, xác định những thách thức chính ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Fintech. Bài viết đề xuất bộ nguyên tắc bảo mật khả dụng gồm năm tiêu chí: Minh bạch, xác thực linh hoạt, bảo vệ dữ liệu cá nhân, ứng dụng AI và tối ưu trải nghiệm người dùng. Các nguyên tắc này giúp xây dựng một hệ thống bảo mật an toàn nhưng vẫn bảo đảm tính thuận tiện, phù hợp với hành vi người dùng Việt Nam. Để triển khai hiệu quả, doanh nghiệp Fintech cần áp dụng nguyên tắc này vào sản phẩm, dịch vụ; ngân hàng cần tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp Fintech để nâng cao tiêu chuẩn bảo mật, còn cơ quan quản lý cần ban hành các quy định phù hợp về bảo mật khả dụng trong Fintech.
Tích hợp ESG trong chiến lược phát triển logistics: Thực tiễn quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Tích hợp ESG trong chiến lược phát triển logistics: Thực tiễn quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Bài viết này tập trung phân tích cách thức một số công ty logistics tiên phong trên thế giới triển khai ESG, đánh giá những tác động cụ thể đến thu hút đầu tư. Trên cơ sở bài học kinh nghiệm rút ra, bài viết đề xuất các giải pháp và khuyến nghị chính sách phù hợp với bối cảnh ngành logistics Việt Nam nhằm thúc đẩy áp dụng ESG hiệu quả, hỗ trợ mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao vị thế cạnh tranh của ngành logistics trong thời gian tới.
Ngân hàng trung ương mua vàng: Xu hướng và dự báo

Ngân hàng trung ương mua vàng: Xu hướng và dự báo

Trong hơn một thập kỷ qua, vàng đã trở lại mạnh mẽ như một tài sản dự trữ chiến lược toàn cầu. Trước năm 2010, các ngân hàng trung ương thường bán vàng để chuyển sang giữ USD hoặc EUR. Thế nhưng, xu hướng này đã hoàn toàn đảo ngược.
Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng vào việc giúp đỡ, khuyến khích các đối tượng chính sách xã hội vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu chính đáng, là chủ trương đúng đắn, sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc, qua đó, góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, là yêu cầu có tính nguyên tắc bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Ngành Ngân hàng tiên phong ứng dụng khoa học, công nghệ, góp phần chuyển đổi số quốc gia

Ngành Ngân hàng tiên phong ứng dụng khoa học, công nghệ, góp phần chuyển đổi số quốc gia

Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57), là một trong “Bộ tứ chiến lược” hướng đến mang lại sản phẩm tiện tích cho người dân, doanh nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế số, giúp đất nước cất cánh trong thời gian tới. Là ngành tiên phong trong chuyển đổi số, ngành Ngân hàng đã tích cực triển khai Nghị quyết 57, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là động lực, chủ thể cho sự phát triển.
Tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập hộ gia đình công nhân tại tỉnh Bình Dương

Tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập hộ gia đình công nhân tại tỉnh Bình Dương

Việt Nam đang hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045. Mặc dù tỉ lệ hộ nghèo cả nước giảm đáng kể trong những năm qua, nhưng các thách thức như việc làm không ổn định, tín dụng đen và áp lực dân nhập cư vẫn cản trở tiến trình này. Trong chính sách xóa đói, giảm nghèo, tín dụng vi mô đóng vai trò quan trọng, đặc biệt với các nhóm thu nhập thấp như công nhân tại các khu công nghiệp. Nghiên cứu này đánh giá tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập hộ gia đình công nhân tại tỉnh Bình Dương thời điểm trước sáp nhập với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sử dụng dữ liệu khảo sát từ 200 hộ gia đình công nhân và mô hình hồi quy Tobit để đưa ra đánh giá và đề xuất kiến nghị phù hợp.
Gắn kết ESG và hiệu quả tài chính trong ngành Ngân hàng Việt Nam: Bằng chứng thực nghiệm và hàm ý chính sách

Gắn kết ESG và hiệu quả tài chính trong ngành Ngân hàng Việt Nam: Bằng chứng thực nghiệm và hàm ý chính sách

Nghiên cứu này đã phân tích mối quan hệ giữa áp dụng ESG và hiệu quả tài chính trong ngành Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2017 - 2024. Kết quả cho thấy hiệu quả ESG tổng thể có mối liên hệ tích cực mạnh mẽ và ngày càng tăng cường với hiệu quả tài chính. Đặc biệt, nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa ESG và hiệu quả tài chính gia tăng đáng kể theo thời gian, với bước ngoặt rõ rệt trong giai đoạn 2022 - 2024. Những phát hiện này đóng góp quan trọng vào lĩnh vực nghiên cứu về ngân hàng bền vững tại các thị trường mới nổi Đông Nam Á và đưa ra những hàm ý thực tiễn có giá trị cho các bên liên quan trong ngành Ngân hàng Việt Nam. Khi Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng vào hệ thống tài chính toàn cầu và cam kết đạt Net Zero vào năm 2050, tầm quan trọng của các thực hành tài chính bền vững dự kiến sẽ ngày càng gia tăng mạnh mẽ.
Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Tài sản số và tín chỉ carbon đang mở ra những cơ hội mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, từ việc đa dạng hóa tài sản bảo đảm đến thúc đẩy phát triển bền vững và đổi mới tài chính. Với tiềm năng lớn về nguồn cung tín chỉ carbon và sự phát triển của nền kinh tế số, Việt Nam có thể tận dụng các loại tài sản này để hỗ trợ mục tiêu Net Zero vào năm 2050 và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, những rào cản về pháp lý, công nghệ và quản lý rủi ro hiện nay đang hạn chế khả năng ứng dụng của tài sản số, tín chỉ carbon. Việc hoàn thiện khung pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và thúc đẩy hợp tác quốc tế là chìa khóa để giải quyết các thách thức này.
Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Sáng 30/6/2025, các tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ đồng thời tổ chức "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương".
Sức mạnh của đoàn kết

Sức mạnh của đoàn kết

Trân trọng giới thiệu bài viết: "Sức mạnh của đoàn kết" của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xem thêm