Một số giải pháp thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Thị trường tài chính
Xác định kinh tế tư nhân là trụ cột quan trọng cũng góp phần nâng cao năng lực nội sinh, củng cố vị thế tự lực, tự cường của nền kinh tế. Hoài bão về một đất nước Việt Nam thịnh vượng, hùng cường và tự chủ về kinh tế cũng sẽ trở nên gần hơn, khả thi hơn khi có sự chung tay của người dân và khu vực kinh tế tư nhân.
aa

Tóm tắt: Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: "Kinh tế tư nhân nước ta trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế và ngày càng thể hiện là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia". Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân đang tạo ra hơn 50% GDP của nền kinh tế, đóng góp khoảng 30% nguồn thu ngân sách nhà nước, thu hút 85% lực lượng lao động, là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế. Do đó, để phát huy tiềm năng này, cần có những quyết sách mạnh mẽ để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển bền vững.

Từ khóa: Kinh tế tư nhân, phát triển bền vững, doanh nghiệp.

PRIVATE SECTOR AND THE SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF ECONOMY

Abstract: The private sector plays a crucial role in the sustainable development of Vietnam’s economy. General Secretary Tô Lâm has affirmed: "Our country’s private sector has become one of the most important pillars of the economy and is considered the most significant driver of national economic growth". Currently, the private sector contributes more than 50% of the country’s GDP, accounts for approximately 30% of state budget revenue, attracts 85% of the labor force, and serves as the primary driver of economic growth. Therefore, stronger policies are needed to further promote the development of the private sector.

Keywords: Private sector, sustainable development, enterprises.

1. Kinh tế tư nhân chiếm hơn 50% GDP của cả nước

Trong gần bốn thập kỷ qua, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, chuyển mình từ một thành phần kinh tế còn nhỏ lẻ, manh mún thành một trụ cột quan trọng của nền kinh tế.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khu vực kinh tế tư nhân trong nước hiện đóng góp hơn 50% GDP. Trong đó, bộ phận doanh nghiệp đăng ký chính thức đóng góp hơn 10% GDP, khu vực hộ kinh doanh cá thể, hộ sản xuất nông nghiệp, trang trại và các cơ sở kinh tế, cá nhân kinh doanh khác chiếm khoảng 40% GDP. Khu vực này tạo việc làm cho khoảng 85% lao động cả nước.

Như vậy, kinh tế tư nhân hiện nay quyết định tới số lượng và chất lượng hơn 50% GDP của Việt Nam. Việt Nam không thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và cũng không thể chuyển dịch sang nền kinh tế dựa nhiều trên công nghệ, đổi mới sáng tạo nếu như khu vực kinh tế tư nhân không tăng trưởng ở tốc độ cao, cũng như không chuyển mình mạnh mẽ để hấp thụ, phổ biến công nghệ và đổi mới sáng tạo.

2. Vai trò của kinh tế tư nhân đối với tổng cầu và mục tiêu tăng trưởng

Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong tổng cầu và do vậy đóng vai trò quyết định đối với tốc độ tăng trưởng. Sự đóng góp này thể hiện qua đầu tư tư nhân, tiêu dùng của doanh nghiệp, các cơ sở kinh tế và đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân cho xuất, nhập khẩu.

Từ góc độ tổng cầu, khu vực kinh tế tư nhân hiện đang đóng góp tới gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Từ góc độ đầu tư vốn - một cấu phần quan trọng của tổng cầu, khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng về đầu tư. Kinh tế tư nhân hiện đóng góp 56% tổng đầu tư toàn xã hội. Đây là tỉ trọng rất cao so với mức 28% của khu vực kinh tế nhà nước và 16% của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội dự kiến đạt khoảng 174 tỉ USD vào năm 2025, đầu tư tư nhân sẽ đóng góp khoảng 96 tỉ USD, xấp xỉ 56%. Đầu tư công sẽ chỉ đóng góp khoảng 36 tỉ USD, khu vực FDI khoảng 28 tỉ USD và đầu tư khác khoảng 14 tỉ USD.

Như vậy, chỉ cần đầu tư của kinh tế tư nhân tăng 1% sẽ mang lại mức tăng về giá trị tuyệt đối tương đương với việc đầu tư công phải tăng 2,5% và đầu tư nước ngoài phải tăng 3,5%. Tác động của tăng trưởng đầu tư tư nhân trong nước đối với tổng cầu lớn hơn rất nhiều so với đầu tư từ khu vực công và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Khác với đầu tư công và đầu tư nước ngoài vốn có những hạn chế để mở rộng về khối lượng như các giới hạn về trần nợ công, về áp lực đối với ngân sách nhà nước hay các cân nhắc về tỉ trọng cũng như chất lượng đầu tư FDI trong bài toán tổng thể về đầu tư của nền kinh tế, tiềm năng mở rộng đầu tư từ khu vực kinh tế trong nước là rất lớn nếu nhìn vào tài sản hiện vẫn được người dân nắm giữ dưới dạng vàng, ngoại tệ, đất đai và tiết kiệm gửi trong hệ thống ngân hàng. Mở rộng đầu tư tư nhân sẽ nâng cao được năng lực nội sinh, hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho mục tiêu GDP cũng như quá trình chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng truyền thống sang mô hình tăng trưởng mới với chất lượng cao hơn và có tính chất bền vững hơn.

3. Đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân cho an sinh xã hội, góp phần hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI, khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn. Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân đang tạo việc làm và sinh kế cho khoảng 85% lực lượng lao động. Việc làm do các doanh nghiệp khu vực tư nhân tạo ra đã giúp hàng triệu lao động chuyển từ công việc có mức lương thấp trong lĩnh vực nông nghiệp sang những ngành có năng suất và thu nhập cao hơn.

Các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân không chỉ tạo sinh kế, việc làm mà còn tạo cơ hội để việc làm tốt hơn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân, đóng góp cho sự phát triển và tiến bộ xã hội.

Các doanh nghiệp tư nhân đóng góp đáng kể vào sự mở rộng phạm vi che phủ của bảo hiểm xã hội và các chương trình an sinh xã hội. Do tổng số lao động trong các doanh nghiệp nhà nước suy giảm, lao động trong khu vực nhà nước và khu vực công có xu hướng giảm. Đặc biệt, trong bối cảnh sắp xếp lại bộ máy nhà nước như hiện nay, các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân đóng vai trò chủ chốt trong việc tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội trên cả nước từ 9,2 triệu người năm 2010 lên khoảng 17,5 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, đạt 38,08% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 14,3 triệu người tham gia bảo hiểm tự nguyện, đạt 31,18% lực lượng lao động trong độ tuổi tính đến năm 2023.

Với những nỗ lực đang tiếp diễn về cải cách doanh nghiệp nhà nước và cải cách khu vực công, rõ ràng kinh tế tư nhân sẽ là khu vực chịu trách nhiệm chính cho mục tiêu đến năm 2025 có khoảng 45% và đến năm 2030 có khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Những điều này cho thấy kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.

4. Lực lượng chính để chuyển dịch mô hình tăng trưởng và bảo đảm chất lượng tăng trưởng

Kể từ khi nền kinh tế bắt đầu công cuộc Đổi mới, mô hình tăng trưởng trong thời gian vừa qua đã giúp Việt Nam tận dụng được những lợi thế về lao động giá rẻ, tài nguyên đất đai, vị trí địa lý, khả năng nắm bắt cơ hội từ thương mại quốc tế. Chúng ta đã thu hút được một lượng lớn vốn FDI đóng góp cho sự tăng trưởng của đất nước.

Trong quá trình này, khu vực doanh nghiệp nhà nước cũng được đổi mới và tiếp tục lớn mạnh. Hiện nay, khu vực doanh nghiệp nhà nước nắm giữ tài sản gần 4 triệu tỉ đồng, sở hữu 20,5% nguồn vốn của khu vực doanh nghiệp. Thế nhưng, đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước không đồng đều, chủ yếu đều từ một số tập đoàn lớn như Petrovietnam, Viettel... Khu vực doanh nghiệp nhà nước sở hữu nguồn vốn lớn nhưng sử dụng chưa hiệu quả, chưa được như mong muốn và chưa thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng của đất nước.

Cùng với sự phát triển của khu vực doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nhà nước, kinh tế tư nhân, trong đó nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đã trở thành một lực lượng quan trọng và dần dần trưởng thành. Tuy nhiên, mối liên kết giữa các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước còn khá lỏng lẻo. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng và cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa để trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch sang mô hình kinh tế dựa nhiều trên hiệu quả, kinh tế tri thức, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Đây là thời điểm chúng ta cần phát huy tối đa nội lực của nền kinh tế. Vì thế, khu vực kinh tế tư nhân phải khẳng định được năng lực nội sinh, hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho mục tiêu GDP cũng như quá trình chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng truyền thống sang mô hình tăng trưởng mới với chất lượng cao hơn và có tính chất bền vững hơn.

5. Kinh tế tư nhân không chỉ là các doanh nghiệp tư nhân lớn và doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp

Cơ cấu của các doanh nghiệp tư nhân đăng ký chính thức có sự mất cân đối về cơ cấu. Trong số 940.000 doanh nghiệp đang hoạt động, phần lớn doanh nghiệp vẫn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, trong khi số lượng doanh nghiệp cỡ vừa còn hạn chế. Hiện nay, xấp xỉ 97% các doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước có quy mô siêu nhỏ và nhỏ; các doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 1,5% tổng số. Đáng chú ý, các doanh nghiệp quy mô vừa chỉ chiếm 1,5%, tạo ra cơ cấu doanh nghiệp “bất thường” khi so sánh với cơ cấu doanh nghiệp tại Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Hiện tượng “thiếu doanh nghiệp cỡ vừa”, tức là tình trạng các doanh nghiệp quy mô trung bình có số lượng rất ít, là một vấn đề đáng lo ngại.

“Thiếu doanh nghiệp cỡ vừa” cũng là một biểu hiện cho thấy có rất ít doanh nghiệp nhỏ đã lớn lên để trở thành doanh nghiệp quy mô vừa do hạn chế về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và những khó khăn của môi trường kinh doanh bên ngoài. Các doanh nghiệp nhỏ thiếu năng lực cũng như động cơ và tham vọng phát triển về quy mô. Hiện tượng “thiếu doanh nghiệp cỡ vừa” cũng cho thấy sẽ không có nhiều doanh nghiệp quy mô vừa phát triển thành doanh nghiệp quy mô lớn trong trung hạn. Vấn đề “thiếu doanh nghiệp cỡ vừa” cần phải được giải quyết do nguyên tắc thường thấy là các công ty lớn hơn có khả năng tốt hơn để tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô hoạt động hiệu quả hơn và mang lại năng suất cao hơn cho nền kinh tế. Nó cũng khiến nền kinh tế thiếu lực lượng dự bị để trở thành doanh nghiệp lớn, từ đó ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.

Bên cạnh đó, tính phi chính thức của khu vực kinh tế tư nhân còn rất cao. Ngoài 940.000 doanh nghiệp đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp còn có hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, hàng trăm nghìn cá nhân kinh doanh, buôn bán, sản xuất nhỏ lẻ không đăng ký kinh doanh. Các chủ thể này đều thuộc khu vực kinh tế tư nhân, đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tuy nhiên, có địa vị pháp lý không rõ ràng.

Trên thực tế, Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ còn duy trì tư cách chủ thể của cá nhân và pháp nhân. Tư cách chủ thể của hộ gia đình và tổ hợp tác được quy về cá nhân và quan hệ đại diện giữa các cá nhân đó. Trong khuôn khổ pháp luật hiện hành từ năm 2015, hộ kinh doanh không được công nhận là một bên trong các hợp đồng giao dịch thương mại và không phải là pháp nhân. Vì lý do đó, hộ kinh doanh không được tham gia các cuộc đấu thầu cạnh tranh và gặp khó khăn trong giao kết hợp đồng. Trên cơ sở Bộ luật Dân sự năm 2015, các quy định về tài chính, tín dụng, ngân hàng, hợp đồng cùng nhiều lĩnh vực khác cũng không còn công nhận địa vị pháp lý của hộ kinh doanh như một bên trong hợp đồng dân sự. Giao dịch với ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty tài chính cũng được quy về quan hệ với cá nhân là chủ hộ kinh doanh. Việc hộ kinh doanh không được đứng tên để vay vốn ngân hàng mà phải vay vốn dưới hình thức hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và chủ hộ kinh doanh đã phát sinh một số khó khăn khi giao kết hợp đồng dân sự.

Nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, cần các chính sách có tính kiến tạo để doanh nghiệp trong khu vực phi chính thức chuyển đổi thành doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi thành doanh nghiệp quy mô lớn hơn, các doanh nghiệp lớn sẽ nâng cao năng lực và trở thành động lực, hạt nhân tăng trưởng của một ngành, một khu vực hay một cụm doanh nghiệp.

Sự tập trung gần đây vào khu vực kinh tế tư nhân dường như mới chủ yếu ở các doanh nghiệp tư nhân được đăng ký chính thức, đặc biệt là các tập đoàn doanh nghiệp tư nhân lớn. Các chính sách phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới cần quan tâm và tập trung hơn nữa đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, vào vấn đề phát triển các doanh nghiệp cỡ vừa, các cơ sở kinh tế, chủ thể kinh doanh vẫn đang được coi là phi chính thức hoặc bán chính thức như hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

6. Một số giải pháp để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Để phát huy tiềm năng vô cùng to lớn của khu vực kinh tế tư nhân, cần có những quyết sách mang tính đột phá nhằm nuôi dưỡng tinh thần doanh nghiệp, củng cố quyền tự do kinh doanh và doanh nghiệp thực sự được phép làm những điều pháp luật không cấm. Những quyết sách đó sẽ tạo nền tảng để quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp tiếp tục được khẳng định. Phương thức điều hành của cơ quan quản lý cần dựa trên các nguyên tắc, công cụ thị trường thay vì can thiệp bằng các quyết định hành chính.

Các quyết sách đối với khu vực kinh tế tư nhân cần định hướng để hệ thống pháp luật được xây dựng theo hướng không chỉ phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước mà còn đóng vai trò kiến tạo, khơi thông nguồn lực, tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn, chi phí thấp và tiệm cận các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống pháp luật phải sử dụng linh hoạt các công cụ và cơ chế thị trường trong huy động, phân bổ nguồn lực, khai thông được nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển (R&D), đầu tư vào khoa học - công nghệ và ứng dụng đổi mới sáng tạo. Điều này đòi hỏi cần thiết lập cơ chế pháp lý hỗ trợ các hoạt động có mức độ rủi ro cao nhưng mang lại lợi ích đột phá về năng suất và công nghệ. Những quyết sách này sẽ đặt nền móng cho việc triển khai nhanh chóng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (regulatory sandbox), chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, cũng như các biện pháp hỗ trợ hấp thụ, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Hệ thống pháp luật cần khuyến khích được tinh thần đầu tư mạo hiểm, dám chấp nhận rủi ro và hình thành hệ sinh thái hỗ trợ các dự án đầu tư mạo hiểm, ý tưởng kinh doanh của các doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ.

Cùng với đó, hệ thống pháp luật cần được cải cách theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ và hạn chế tối đa rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp. Đồng thời, các tổ chức và cơ quan thực thi chính sách cũng cần được đổi mới. Quá trình tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan công quyền sẽ được đẩy mạnh hướng tới mô hình phục vụ doanh nghiệp và người dân thay vì chỉ quản lý hành chính. Điều này đòi hỏi sự chuyển đổi từ tư duy quản lý sang tư duy kiến tạo phát triển, thể hiện qua việc cải thiện chất lượng dịch vụ công, đẩy nhanh tiến độ xử lý thủ tục hành chính và đảm bảo tính minh bạch trong quá trình ra quyết định.

Những quyết sách nêu trên sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động trong môi trường an toàn, được pháp luật bảo vệ và có cơ hội làm lại nếu thất bại. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ tự tin mở rộng sản xuất, kinh doanh, đầu tư vào R&D, triển khai các mô hình kinh doanh mới. Đồng thời, các chính sách cùng thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, bảo vệ doanh nhân, doanh nghiệp khi triển khai những ý tưởng kinh doanh chưa có tiền lệ mà pháp luật không cấm. Điều này khuyến khích doanh nghiệp dám chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm, đổi mới sáng tạo hơn nữa thông qua Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật.

Những quyết sách này sẽ khẳng định và củng cố vai trò của kinh tế tư nhân là trụ cột và động lực chính của nền kinh tế. Đặc biệt, chúng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, giúp nền kinh tế dịch chuyển vững chắc sang nhóm thu nhập cao, dựa trên đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, giá trị gia tăng và hàm lượng tri thức.

Xác định kinh tế tư nhân là trụ cột quan trọng cũng góp phần nâng cao năng lực nội sinh, củng cố vị thế tự lực, tự cường của nền kinh tế. Hoài bão về một đất nước Việt Nam thịnh vượng, hùng cường và tự chủ về kinh tế cũng sẽ trở nên gần hơn, khả thi hơn khi có sự chung tay của người dân và khu vực kinh tế tư nhân.

TS. Lê Duy Bình
Giám đốc Economica Vietnam

Tin bài khác

Ngân hàng trung ương mua vàng: Xu hướng và dự báo

Ngân hàng trung ương mua vàng: Xu hướng và dự báo

Trong hơn một thập kỷ qua, vàng đã trở lại mạnh mẽ như một tài sản dự trữ chiến lược toàn cầu. Trước năm 2010, các ngân hàng trung ương thường bán vàng để chuyển sang giữ USD hoặc EUR. Thế nhưng, xu hướng này đã hoàn toàn đảo ngược.
Ngân hàng trung ương và vàng: Phân tích và hàm ý

Ngân hàng trung ương và vàng: Phân tích và hàm ý

Vàng giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược tài chính của các ngân hàng trung ương toàn cầu. Những động thái gia tăng nắm giữ vàng không chỉ phản ánh sự thay đổi trong cách thức bảo vệ tài sản dự trữ mà còn cho thấy vai trò chiến lược của vàng trong việc đối phó với các biến động kinh tế - chính trị toàn cầu. Việc nắm giữ vàng có hàm ý lớn đối với các nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách, yêu cầu sự linh hoạt, thận trọng trong việc ra quyết định về tiền tệ cũng như quản lý tài sản dự trữ quốc gia.
Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý thị trường vàng

Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý thị trường vàng

Việt Nam có một truyền thống lâu đời trong tích trữ vàng như một hình thức bảo toàn tài sản. Thói quen cất giữ vàng qua nhiều thế hệ đã hình thành tâm lý không muốn đưa vàng vào hệ thống tài chính chính thức. Đa phần người dân không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc vàng, khiến họ ngần ngại khi tham gia vào các giao dịch có yếu tố kiểm soát. Lượng vàng lớn trong dân nếu không được huy động sẽ không thể phát huy được vai trò hỗ trợ ổn định tài chính tiền tệ quốc gia. Giải pháp quản lý thị trường vàng cần phải bắt đầu từ gỡ bỏ rào cản tâm lý, mở đường cho huy động lượng vàng vật chất đang nằm ngoài hệ thống.
Phân tích bản đồ tri thức trong nghiên cứu về tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa - Một số gợi ý cho Việt Nam

Phân tích bản đồ tri thức trong nghiên cứu về tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa - Một số gợi ý cho Việt Nam

Bài viết sử dụng phần mềm CiteSpace, dựa trên phương pháp phân tích bản đồ tri thức (Mapping knowledge domain Analysis), tiến hành phân tích định lượng bằng biểu đồ trực quan và diễn giải định tính của một số lượng lớn tài liệu nghiên cứu, tài liệu có độ trích dẫn, tương tác cao liên quan đến chủ đề tăng trưởng của DNNVV trên kho dữ liệu Web of Science.
Quản lý tài chính cá nhân: Vai trò của lập ngân sách và tiết kiệm tài chính

Quản lý tài chính cá nhân: Vai trò của lập ngân sách và tiết kiệm tài chính

Lập ngân sách và tiết kiệm đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân. Chúng không chỉ giúp kiểm soát chi tiêu, tạo điều kiện để đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn mà còn giảm bớt căng thẳng tài chính và chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp. Việc kết hợp giữa lập ngân sách và tiết kiệm giúp tăng cường kỷ luật tài chính, tạo điều kiện để cá nhân có thể đạt được sự ổn định và thịnh vượng trong cuộc sống.
Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu, đòi hỏi đầu tư tài chính lớn, đặc biệt từ ngân sách nhà nước và sự hỗ trợ của các nước phát triển. Việc cân bằng giữa mục tiêu khí hậu và tính bền vững nợ công là vấn đề phức tạp. Bài viết phân tích những hạn chế tài chính mà các nhà hoạch định chính sách gặp phải và đề xuất một số hàm ý chính sách.
Tận dụng cơ hội từ thuế tối thiểu toàn cầu: Góc nhìn từ thực thi chính sách pháp luật

Tận dụng cơ hội từ thuế tối thiểu toàn cầu: Góc nhìn từ thực thi chính sách pháp luật

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của các tập đoàn đa quốc gia, việc thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu đã trở thành một xu hướng tất yếu nhằm ngăn chặn tình trạng trốn thuế và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Đối với Việt Nam, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức đáng kể. Để tối ưu hóa những cơ hội và vượt qua những thách thức này, Việt Nam cần triển khai hiệu quả các biện pháp pháp lý và chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế và đầu tư vào một hệ thống quản lý thuế hiện đại.
Chuyển đổi hệ thống ngân hàng trong tiến trình xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Kinh nghiệm và khuyến nghị chiến lược

Chuyển đổi hệ thống ngân hàng trong tiến trình xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Kinh nghiệm và khuyến nghị chiến lược

Các ngân hàng tại Trung tâm tài chính quốc tế sẽ phải tham gia vào các hoạt động tài chính quốc tế với những yêu cầu về tính linh hoạt và khả năng đáp ứng cao, đặc biệt là trong môi trường tài chính toàn cầu hóa như hiện nay.
Xem thêm
Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng vào việc giúp đỡ, khuyến khích các đối tượng chính sách xã hội vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu chính đáng, là chủ trương đúng đắn, sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc, qua đó, góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, là yêu cầu có tính nguyên tắc bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Tài sản số và tín chỉ carbon đang mở ra những cơ hội mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, từ việc đa dạng hóa tài sản bảo đảm đến thúc đẩy phát triển bền vững và đổi mới tài chính. Với tiềm năng lớn về nguồn cung tín chỉ carbon và sự phát triển của nền kinh tế số, Việt Nam có thể tận dụng các loại tài sản này để hỗ trợ mục tiêu Net Zero vào năm 2050 và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, những rào cản về pháp lý, công nghệ và quản lý rủi ro hiện nay đang hạn chế khả năng ứng dụng của tài sản số, tín chỉ carbon. Việc hoàn thiện khung pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và thúc đẩy hợp tác quốc tế là chìa khóa để giải quyết các thách thức này.
Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Quán triệt Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tạo động lực làm giàu trong toàn dân để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Nghị quyết, từ năm 2026, Việt Nam sẽ chấm dứt cơ chế thuế khoán với hộ kinh doanh, chuyển sang cơ chế tự kê khai và nộp thuế theo doanh thu thực tế, đồng thời đẩy mạnh thu thuế điện tử.
Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc là một minh họa hậu quả sâu rộng của các xung đột thương mại. Tác động của nó còn vượt ra ngoài phạm vi hai nước này, khi các nền kinh tế phụ thuộc như Canada và Mexico cũng phải đối mặt với nguy cơ suy thoái tiềm ẩn. Tuy nhiên, một số quốc gia lại tìm thấy cơ hội phát triển khi xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc xảy ra do sở hữu khả năng thay thế hàng hóa xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi thuế quan giữa hai quốc gia trên. Điều này phản ánh cách thức phức tạp và khó lường mà xung đột thương mại có thể định hình lại dòng chảy thương mại toàn cầu.
Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia  và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong xu hướng phát triển nền kinh tế số, các giao dịch thường xuyên được thực hiện qua phương thức trực tuyến từ dịch vụ công đến các dịch vụ tài chính, cũng từ đó, rủi ro về bảo mật thông tin ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Các thông tin dữ liệu nói chung và thông tin dữ liệu cá nhân nói riêng là những vấn đề quan trọng trong các quan hệ xã hội và cần được bảo vệ như những quyền lợi chính đáng của con người.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng