Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Quốc tế
Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
aa

Tóm tắt: Chuyển đổi số là một trong những xu hướng không thể đảo ngược trên toàn cầu và đang tác động sâu rộng đến các lĩnh vực, bao gồm ngành Ngân hàng. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, chuyển đổi số không chỉ yêu cầu các tổ chức tài chính, ngân hàng cập nhật công nghệ và phương thức giao dịch hiện đại, mà còn đẩy mạnh việc sử dụng phương tiện truyền thông số để tạo dựng và phát triển các mối quan hệ với khách hàng. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ngày 25/10/2017 (Nghị quyết số 18-NQ/TW) về việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đặt ra yêu cầu rõ ràng đối với các cơ quan báo chí, trong đó có báo chí ngành Ngân hàng. Dựa trên kinh nghiệm từ hoạt động chuyển đổi số báo chí của Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia thời gian qua, bài viết đề xuất một số khuyến nghị đối với truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng trong thực hiện chuyển đổi số hiện nay, trên cơ sở bám sát yêu cầu thực tiễn để thích ứng với những thay đổi này và phục vụ tốt hơn yêu cầu của ngành Ngân hàng cũng như nhu cầu thông tin của công chúng.

Từ khóa: Chuyển đổi số, kinh nghiệm quốc tế, truyền thông, báo chí, ngành Ngân hàng.

INTERNATIONAL EXPERIENCE WITH DIGITAL TRANSFORMATION MODELS IN JOURNALISM AND RECOMMENDATIONS FOR THE MEDIA SECTOR IN VIETNAM'S BANKING INDUSTRY

Abstract: Digital transformation is an irreversible global trend that is having a profound impact on various sectors, including the banking sector. In the context of Vietnam’s rapidly evolving economy, digital transformation not only requires financial institutions and banks to update technologies and modern transaction methods, but also emphasizes the use of digital media to build and develop relationships with customers. Additionally, Resolution No. 18-NQ/TW of the 6th Plenary Session of the 12th Central Committee of the Communist Party of Vietnam, dated October 25, 2017 (Resolution No. 18-NQ/TW), on continuing to innovate and streamline the political system’s organizational structure for more effective and efficient operation, clearly sets out requirements for press agencies, including those in the banking sector. Drawing on the digital transformation experience of the media in China, Thailand, and Malaysia in recent years, this article proposes several recommendations for the banking sector’s press in implementing digital transformation, based on the practical needs to adapt to these changes and better serve the banking sector requirements as well as the public’s demand for information.

Keywords: Digital transformation, international experience, media, press, banking sector.

1. Một số vấn đề đặt ra đối với báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Chuyển đổi số đang là xu thế toàn cầu, tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực, trong đó có ngành Ngân hàng. Chính phủ và các tổ chức tài chính đang nỗ lực hiện đại hóa, số hóa các dịch vụ ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và cạnh tranh trong môi trường kinh tế toàn cầu hóa. Để hỗ trợ cũng như đáp ứng được những yêu cầu này, báo chí ngành Ngân hàng cần phải không ngừng đổi mới, chuyển mình nhằm trở thành một kênh thông tin đáng tin cậy, hiệu quả trong việc phản ánh, tuyên truyền và cập nhật những thay đổi của ngành Ngân hàng.

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo. Nghị quyết số 18-NQ/TW đặt ra yêu cầu rõ ràng đối với các cơ quan báo chí, trong đó có báo chí ngành Ngân hàng, cụ thể, yêu cầu tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, đồng thời thực hiện tinh gọn bộ máy, tránh chồng chéo, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan báo chí.

Trong bối cảnh đó, báo chí, truyền thông ngành Ngân hàng cần thực hiện các bước cải cách toàn diện, từ cấu trúc tổ chức, quy trình làm việc, đến ứng dụng công nghệ thông tin để tăng cường tính hiệu quả trong việc sản xuất và phân phối thông tin. Bên cạnh đó, báo chí cũng phải giữ vững vai trò phản biện, cung cấp thông tin chính xác và kịp thời về các chính sách ngân hàng, đồng thời hỗ trợ ngành Ngân hàng trong việc xây dựng hình ảnh minh bạch, tin cậy với công chúng.

(Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)
(Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

2. Kinh nghiệm chuyển đổi số truyền thông, báo chí của một số quốc gia

2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Quá trình chuyển đổi số lĩnh vực truyền thông, báo chí tại Trung Quốc

Trong những năm gần đây, các cơ quan báo chí Trung Quốc đã trải qua quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ, tạo ra những thay đổi đáng kể trong cách thức hoạt động và phân phối thông tin. Quá trình này đã được thúc đẩy bởi sự đầu tư mạnh mẽ từ Chính phủ cũng như sự sáng tạo, thích ứng của các nhà báo và tổ chức truyền thông.

Theo Hang Yuan (2023), Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư đáng kể vào việc phát triển các nền tảng tin tức số nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi từ phương tiện truyền thông truyền thống sang các nền tảng số. Điều này bao gồm việc nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ, phát triển ứng dụng và nền tảng trực tuyến, cùng với việc khuyến khích các tổ chức báo chí thử nghiệm, áp dụng các hình thức truyền thông mới như báo chí dữ liệu, báo chí đa phương tiện. Chính phủ Trung Quốc cũng đã thực hiện những chính sách hỗ trợ tài chính, cung cấp các khóa đào tạo cho nhà báo nhằm nâng cao kỹ năng số hóa của họ (The impact of digital technology on journalism in China today, Hang Yuan, 2023).

Một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của báo chí Trung Quốc là sự thay đổi trong cách tiếp cận và phân phối nội dung. Theo Haiyan Wang (2022), các tờ báo tại Trung Quốc đã chú trọng hơn vào việc cải tiến hình thức trình bày tin tức, tăng cường sử dụng các yếu tố trực quan như hình ảnh, video và đồ họa thông tin để thu hút sự chú ý của độc giả. Điều này không chỉ giúp tăng cường trải nghiệm của người đọc mà còn giúp các tờ báo tiếp cận với độc giả rộng hơn, đặc biệt là những người sử dụng thiết bị di động để tiếp nhận thông tin (UM Macao Communication, 2022).

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số cũng đặt ra nhiều thách thức cho báo chí Trung Quốc. Theo nghiên cứu của Peking University HSBC Business School (2023), sự gia tăng các nền tảng truyền thông số đã dẫn đến suy giảm chất lượng tin tức trong một số trường hợp, với sự giảm sút trong các tiêu chí chuyên nghiệp truyền thống như tính khách quan, tính thời sự và sự đa dạng nguồn tin. Điều này dẫn đến hiện tượng “phi chuyên nghiệp hóa” trong lĩnh vực báo chí, khi mà nhà báo phải thích nghi với tốc độ nhanh chóng của tin tức số và áp lực từ các nền tảng truyền thông xã hội (The De-Professionalization ofChinese Journalism, Haiyan Wang, Jing Meng, 2022). Một ví dụ điển hình của quá trình chuyển đổi số là Tân Hoa Xã (Xinhua), hãng thông tấn quốc gia của Trung Quốc, đã đầu tư mạnh vào các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML) để cải thiện quá trình sản xuất và phân phối tin tức. Tân Hoa Xã đã triển khai các robot viết tin tự động, sử dụng AI để phân tích dữ liệu lớn (Big Data) nhằm tạo ra các bản tin nhanh chóng và chính xác hơn, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng cường tính cạnh tranh của Tân Hoa Xã trên thị trường truyền thông toàn cầu (Hang Yuan, 2022; Haiyan Wang, 2022).

Trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, các tổ chức truyền thông tại Trung Quốc đã tập trung vào một số nhân tố trọng tâm chính để bảo đảm sự phát triển bền vững và hiệu quả. Những yếu tố này bao gồm:

Một là, đầu tư của Chính phủ vào hạ tầng kỹ thuật số. Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số để hỗ trợ quá trình chuyển đổi của các tổ chức truyền thông, bao gồm việc phát triển các nền tảng tin tức số và các công cụ kỹ thuật số tiên tiến nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất và phân phối tin tức. Hang Yuan (2023) chỉ ra rằng, sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ đã giúp các cơ quan báo chí truyền thống chuyển đổi thành công sang các hình thức truyền thông mới.

Hai là, đổi mới nội dung và trình bày tin tức. Một trong những trọng tâm lớn của chuyển đổi số là đổi mới nội dung và cách trình bày tin tức. Các tổ chức truyền thông đã chú trọng hơn vào việc tạo ra nội dung số phong phú, đa dạng, bao gồm video, đồ họa tương tác, các bài báo đa phương tiện. Hang Yuan (2023) lưu ý rằng, việc trình bày trực quan của tin tức đã trở thành một xu hướng chính, nhằm thu hút và giữ chân người đọc trong môi trường số hóa ngày càng cạnh tranh.

Ba là, tích hợp AI và ML. AI và ML đã được tích hợp rộng rãi vào các quy trình sản xuất tin tức để cải thiện hiệu quả cũng như độ chính xác. Công cụ AI giúp tự động hóa các tác vụ như phân tích dữ liệu, tổng hợp tin tức và thậm chí viết các bài báo cơ bản. Những công nghệ này không chỉ giảm tải công việc cho nhà báo mà còn giúp tạo ra sản phẩm báo chí nhanh hơn, phù hợp hơn với nhu cầu của độc giả hiện đại (Booth và Partners, 2023).

Bốn là, sử dụng Big Data. Việc sử dụng Big Data đã trở nên phổ biến trong lĩnh vực báo chí, cho phép các tổ chức truyền thông hiểu rõ hơn về độc giả và tối ưu hóa nội dung. Các dữ liệu về hành vi người dùng, sở thích đọc báo và các xu hướng tin tức được phân tích để cung cấp nội dung cá nhân hóa cũng như cải thiện trải nghiệm người dùng. Theo nghiên cứu của Emerald Publishing (2023), việc khai thác Big Data giúp các tổ chức truyền thông đưa ra quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu thực tế, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và gia tăng độ chính xác trong sản xuất tin tức.

Năm là, đào tạo và phát triển kỹ năng mới cho nhà báo. Chuyển đổi số đòi hỏi nhà báo phải có kỹ năng mới để sử dụng công nghệ kỹ thuật số và công cụ phân tích dữ liệu. Các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng đã được triển khai để bảo đảm rằng, các nhà báo có thể thích ứng với môi trường làm việc mới và sử dụng hiệu quả các công cụ số. Hang Yuan (2023) đề cập rằng thái độ của các nhà báo đối với việc thay đổi cũng rất quan trọng; với một số nhà báo tích cực đón nhận công nghệ mới, trong khi một số khác vẫn còn dè dặt.

Sáu là, phát triển các nền tảng tin tức số và ứng dụng di động. Các nền tảng tin tức số và ứng dụng di động đã trở thành phương tiện chính để phân phối tin tức đến người đọc. Các ứng dụng di động không chỉ cung cấp tin tức nhanh chóng, tiện lợi mà còn cho phép người dùng tương tác, chia sẻ nội dung dễ dàng hơn. Theo Yuan (2023), việc phát triển các nền tảng số này đã giúp các tổ chức báo chí mở rộng phạm vi tiếp cận và thu hút nhiều độc giả hơn.

Mô hình hoạt động của các đơn vị truyền thông, báo chí tại Trung Quốc trong kỷ nguyên số

Trung Quốc đang trải qua một cuộc cách mạng chuyển đổi số mạnh mẽ, tác động sâu rộng đến ngành truyền thông và báo chí. Theo bài viết của tác giả Zhang Wei đăng trên Tạp chí Media Studies năm 2022, có ba mô hình hoạt động chủ đạo mà các đơn vị truyền thông tại Trung Quốc đang áp dụng để thích ứng với sự thay đổi này: Mô hình nội dung số hóa, mô hình đa nền tảng và mô hình tương tác với người dùng.

Thứ nhất, mô hình nội dung số hóa được coi là cốt lõi trong quá trình chuyển đổi số. Các đơn vị báo chí đã nhanh chóng chuyển từ hình thức in ấn truyền thống sang cung cấp thông tin qua các nền tảng trực tuyến. Việc số hóa không chỉ giúp tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn mở rộng khả năng tiếp cận độc giả. Chẳng hạn, các hãng thông tấn như Tân Hoa Xã và People’s Daily đã phát triển các ứng dụng di động và trang web để cung cấp tin tức một cách nhanh chóng, hiệu quả. Theo báo cáo của Cục Quản lý Truyền thông Trung Quốc, tỉ lệ người dùng truy cập tin tức qua điện thoại di động đã tăng lên 80% vào năm 2021, cho thấy sự dịch chuyển mạnh mẽ sang tiêu thụ nội dung số.

Thứ hai, mô hình đa nền tảng là một xu hướng nổi bật khác. Các đơn vị truyền thông không chỉ tập trung vào một kênh duy nhất mà còn phát triển nội dung trên nhiều nền tảng khác nhau như mạng xã hội, podcast, video trực tuyến... Ví dụ, WeChat, một trong những ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất tại Trung Quốc, được các cơ quan báo chí tận dụng để phát hành tin tức và tương tác với độc giả. Theo nghiên cứu của Cao Li và Zhang Feng (2023) đăng trên Journal of Digital Media, hơn 70% người dùng WeChat sử dụng ứng dụng này để theo dõi các kênh tin tức hằng ngày cho thấy tầm quan trọng của việc hiện diện trên nhiều nền tảng để thu hút và giữ chân độc giả.

Thứ ba, mô hình tương tác với người dùng đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược của các đơn vị truyền thông. Việc sử dụng công nghệ AI, Big Data giúp các cơ quan báo chí phân tích hành vi và sở thích của độc giả, từ đó cá nhân hóa nội dung. Chẳng hạn, các nền tảng như Toutiao đã áp dụng thuật toán để đề xuất nội dung phù hợp với từng người dùng, tăng cường mức độ tương tác và giữ chân độc giả. Theo một nghiên cứu của Wang Jun (2023) trên International Journal of Communication, 65% độc giả cho biết, họ cảm thấy hài lòng hơn với những nội dung được cá nhân hóa, dẫn đến việc tăng thời gian tương tác trên các nền tảng này.

2.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Quá trình chuyển đổi số lĩnh vực truyền thông, báo chí tại Thái Lan

Trong những năm qua, báo chí tại Thái Lan đã thực hiện chuyển đổi số một cách tích cực, toàn diện, tập trung vào một số nhân tố trọng tâm để bảo đảm sự phát triển bền vững và hiệu quả. Có thể tóm lược các nhân tố đó như sau:

Một là, đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật số. Một trong những nhân tố trọng tâm trong quá trình chuyển đổi số của báo chí Thái Lan là đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật số. Theo một báo cáo từ Bangkok Post (2022), các cơ quan báo chí đã nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Thái Lan và các tổ chức tư nhân để nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bảo đảm khả năng tiếp cận và phân phối thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. Điều này bao gồm việc xây dựng các nền tảng tin tức số và ứng dụng di động hiện đại, giúp người dùng có thể dễ dàng tiếp cận tin tức mọi lúc, mọi nơi.

Hai là, đổi mới nội dung và trình bày tin tức. Việc đổi mới nội dung và cách trình bày tin tức là một yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Các cơ quan báo chí đã tập trung vào việc tạo ra các nội dung số phong phú, đa dạng, bao gồm video, đồ họa tương tác, các bài viết đa phương tiện. Theo một nghiên cứu của Intaratat (2023), việc sử dụng các phương tiện truyền thông số đã giúp tăng cường sự tương tác với độc giả và nâng cao trải nghiệm người dùng.

Ba là, các cơ quan báo chí Thái Lan tích cực tích hợp AI, ML vào các quy trình sản xuất tin tức để cải thiện hiệu quả và độ chính xác. Những công nghệ này giúp tự động hóa các tác vụ như phân tích dữ liệu, tổng hợp tin tức và thậm chí viết các bài báo cơ bản. Theo một báo cáo từ Tech Wire Asia năm 2023, việc sử dụng AI trong báo chí đã giúp giảm tải công việc cho các nhà báo và tạo ra các sản phẩm báo chí nhanh hơn, phù hợp hơn với nhu cầu của độc giả hiện đại.

Bốn là, sử dụng Big Data đã trở nên phổ biến trong các cơ quan báo chí Thái Lan, cho phép các tổ chức truyền thông hiểu rõ hơn về độc giả và tối ưu hóa nội dung của họ. Các dữ liệu về hành vi người dùng, sở thích đọc báo và các xu hướng tin tức được phân tích để cung cấp nội dung cá nhân hóa, cải thiện trải nghiệm người dùng. Theo nghiên cứu của Sascha Funk (2022), việc khai thác Big Data giúp các tổ chức truyền thông đưa ra quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu thực tế, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và gia tăng độ chính xác trong sản xuất tin tức.

Năm là, đào tạo và phát triển kỹ năng mới cho nhà báo. Chuyển đổi số đòi hỏi các nhà báo phải có kỹ năng mới để sử dụng công nghệ số và công cụ phân tích dữ liệu. Các chương trình đào tạo, phát triển kỹ năng đã được triển khai để bảo đảm rằng các nhà báo có thể thích ứng với môi trường làm việc mới và sử dụng hiệu quả các công cụ số. Theo nghiên cứu của Kamolrat Intaratat (2023), việc đào tạo và phát triển kỹ năng cho các nhà báo là yếu tố then chốt để bảo đảm quá trình chuyển đổi số diễn ra suôn sẻ, hiệu quả.

Sáu là, phát triển các nền tảng tin tức số và ứng dụng di động trở thành phương tiện chính để phân phối tin tức đến người đọc. Các ứng dụng di động không chỉ cung cấp tin tức nhanh chóng, tiện lợi mà còn cho phép người dùng tương tác, chia sẻ nội dung dễ dàng hơn. Theo một báo cáo từ Bangkok Post (2022), việc phát triển các nền tảng số này đã giúp các tổ chức báo chí mở rộng phạm vi tiếp cận và thu hút nhiều độc giả hơn.

Bảy là, tăng cường bảo mật và bảo vệ quyền riêng tư. Bảo mật và bảo vệ quyền riêng tư của người dùng là một thách thức lớn trong quá trình chuyển đổi số. Các tổ chức báo chí Thái Lan đã đầu tư vào các giải pháp bảo mật tiên tiến để bảo vệ dữ liệu của người dùng cũng như bảo đảm rằng thông tin cá nhân được xử lý một cách an toàn. Điều này giúp xây dựng niềm tin với độc giả, đồng thời bảo vệ uy tín của các cơ quan báo chí (Norah A. Alkayyal, Ebtisam Alshehri, Dina A. Alabbad, 2023).

Tám là, hợp tác quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm. Hợp tác quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm là một yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Các tổ chức báo chí Thái Lan đã tích cực tham gia vào các diễn đàn quốc tế và hợp tác với các cơ quan truyền thông nước ngoài để học hỏi, áp dụng các công nghệ mới nhất. Điều này giúp nâng cao chất lượng tin tức, mở rộng tầm nhìn quốc tế cho các cơ quan báo chí Thái Lan (ITU, 2023; OpenGov Asia, 2024).

Hiện nay, các cơ quan báo chí và truyền thông tại Thái Lan đang hoạt động dựa trên mô hình tích hợp giữa truyền thông truyền thống và truyền thông số: (i) Mô hình tích hợp đa kênh: Các cơ quan truyền thông đang áp dụng mô hình đa kênh để cung cấp nội dung qua các nền tảng trực tuyến và truyền thống (Thipawan Khamkaew, 2023); (ii) Mô hình tạo nội dung tương tác: Mô hình này tập trung vào việc tạo ra các nội dung tương tác cao, bao gồm các cuộc thi, thăm dò ý kiến và các sự kiện trực tuyến để duy trì sự gắn bó của độc giả (Khamdee Nungyai, 2023); (iii) Mô hình quản lý dữ liệu và phân tích: Các cơ quan truyền thông đang áp dụng các công cụ phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về thị hiếu của độc giả và tối ưu hóa các chiến lược truyền thông (Arisa Pornpibul, 2023).

2.3. Kinh nghiệm của Malaysia

Quá trình chuyển đổi số lĩnh vực truyền thông, báo chí tại Malaysia

Chính phủ Malaysia đã triển khai một số chiến lược, chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành báo chí và truyền thông. Một trong những chính sách quan trọng là “Malaysia Digital Economy Blueprint 2021 - 2030” (Kế hoạch Kinh tế số Malaysia 2021 - 2030), được Bộ Kinh tế Malaysia công bố vào tháng 02/2021. Kế hoạch này đặt ra các mục tiêu chiến lược nhằm phát triển nền kinh tế số quốc gia, bao gồm việc nâng cao năng lực số của các cơ quan truyền thông và báo chí.

Trước đó, “National Policy on Industry 4.0” (Chính sách quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư) là một sáng kiến quan trọng được công bố vào tháng 3/2018, nhằm định hướng phát triển công nghiệp và các lĩnh vực liên quan trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Việc áp dụng công nghệ số trong ngành truyền thông Malaysia bao gồm việc sử dụng nền tảng số để phân phối nội dung, phát triển các công cụ quản lý nội dung, cải thiện quy trình báo chí: (i) Phát triển ứng dụng di động và web: Các cơ quan báo chí, truyền thông đã đầu tư vào việc phát triển ứng dụng di động, trang web để cung cấp tin tức cập nhật và tương tác với độc giả. Ví dụ, The Star và Malaysian Mail đã phát triển các ứng dụng di động cung cấp tin tức, cập nhật bài viết mới cho phép người đọc tương tác qua các chức năng bình luận, chia sẻ (Izzat Ibrahim, 2022); (ii) Sử dụng AI và Big Data: AI, Big Data được sử dụng để phân tích dữ liệu người dùng, dự đoán xu hướng tin tức, cá nhân hóa nội dung. Astro là một ví dụ điển hình với việc sử dụng các công nghệ này để tối ưu hóa dịch vụ truyền hình và nội dung số của mình (Norashikin Aziz, 2021).

Chương trình đào tạo cho các nhà báo, chuyên gia truyền thông về những công nghệ mới, kỹ năng số là một phần quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số. Theo Siti Mariam Abdullah (2021), trong bài viết “Training for Digital Media: An Evaluation of Media Training Programs in Malaysia” cho biết, các khóa đào tạo, hội thảo là nguồn quan trọng để cung cấp kiến thức về báo chí số, truyền thông trực tuyến và quản lý nội dung.

Mô hình hoạt động của truyền thông, báo chí Malaysia trong bối cảnh chuyển đổi số

Trong thời đại kỹ thuật số, các tổ chức truyền thông Malaysia đã áp dụng một số mô hình hoạt động để thích ứng với những mô hình tiêu dùng đang thay đổi và tiến bộ công nghệ. Những mô hình này nhấn mạnh đến việc tích hợp đa phương tiện, quy trình làm việc tập trung, sử dụng các công nghệ tiên tiến để tăng cường phân phối nội dung và tương tác với khán giả. Các đặc điểm chính bao gồm:

(i) Các tổ chức tin tức của Malaysia kết hợp nhiều hình thức truyền thông khác nhau, bao gồm văn bản, hình ảnh, video, nội dung tương tác để cung cấp tin tức toàn diện, hấp dẫn. Cách tiếp cận này phục vụ sở thích đa dạng của khán giả, nâng cao trải nghiệm người dùng tổng thể (Nizam, S, 2023).

(ii) Các tòa soạn hội tụ rất phổ biến ở Malaysia, nơi nhà báo và biên tập viên từ các nền tảng truyền thông khác nhau (báo in, trực tuyến, phát sóng trực tiếp) làm việc chặt chẽ với nhau. Quy trình làm việc tập trung này cải thiện tính hiệu quả, tính nhất quán, khả năng phản hồi nhanh chóng với các tin tức “hot” (Rafiq, M, 2023;​​ Zainuddin, H, 2024).

(iii) Các tổ chức truyền thông Malaysia đã phát triển nền tảng kỹ thuật số và ứng dụng di động mạnh mẽ để phân phối rộng rãi nội dung. Các nền tảng này được thiết kế để dễ dàng điều hướng và cập nhật theo thời gian thực, bảo đảm rằng người dùng có quyền truy cập vào những tin tức mới nhất trên thiết bị của họ (Ibrahim, A, 2023).

(iv) Truyền thông xã hội đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược kỹ thuật số của truyền thông Malaysia. Các nền tảng như Facebook, Twitter, Instagram được sử dụng rộng rãi để phổ biến tin tức, tương tác với khán giả, thu thập phản hồi. Sự tương tác này giúp các tổ chức truyền thông duy trì kết nối với khán giả và điều chỉnh theo sở thích của họ (Shamsuddin, N, 2023).

(v) Việc sử dụng phân tích dữ liệu và AI đang trở nên phổ biến hơn trong các cơ quan báo chí của Malaysia. Những công nghệ này giúp phân tích hành vi của khán giả, cá nhân hóa việc phân phối nội dung, thậm chí tự động hóa một số khía cạnh của việc đưa tin. Các công cụ AI được sử dụng để tối ưu hóa đề xuất nội dung và cải thiện trải nghiệm tổng thể của người dùng (Azam, M, 2023).

(vi) Các tổ chức truyền thông Malaysia thường cộng tác với các công ty công nghệ và cơ quan truyền thông khác để nâng cao khả năng kỹ thuật số, mở rộng phạm vi tiếp cận. Những quan hệ đối tác này cung cấp khả năng tiếp cận công nghệ và nền tảng mới, tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới và tăng trưởng trong bối cảnh kỹ thuật số (Ahmad, S. K, 2023).

(vii) Nhân viên tại các tòa soạn báo của Malaysia được khuyến khích làm việc theo giờ linh hoạt, liên tục học hỏi để thích ứng với hành vi thay đổi của khán giả, mô hình tiêu thụ tin tức. Điều này bảo đảm rằng các tòa soạn có thể nhanh chóng đáp ứng những phát triển và cơ hội kinh doanh mới (Zainab, S, 2024)​.

3. Một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam trong kỷ nguyên số

Xuất phát từ tính cấp thiết cần đẩy mạnh việc chuyển đổi số đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên số gắn với việc triển khai nghiêm túc Nghị quyết số 18-NQ/TW về việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đồng thời, dựa trên kinh nghiệm từ việc thực hiện chuyển đổi số hoạt động truyền thông, báo chí của các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia, bài viết nêu một số khuyến nghị đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam trong kỷ nguyên số như sau:

Một là, đầu tư công nghệ và hạ tầng kỹ thuật để bảo đảm an toàn thông tin, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số lĩnh vực truyền thông, báo chí.

Trong quá trình chuyển đổi số, bảo đảm an toàn thông tin là yếu tố then chốt, đòi hỏi cần phải đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống bảo mật và an ninh mạng. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin vững chắc là yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ quá trình chuyển đổi số. Các cơ quan báo chí, truyền thông ngành Ngân hàng cần đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến như AI để nâng cao hiệu quả xử lý dữ liệu, bảo đảm vận hành ổn định và khả năng phục hồi nhanh chóng. Việc triển khai các giải pháp lưu trữ tiên tiến như điện toán đám mây hay hệ thống phân phối dữ liệu cũng góp phần nâng cao hiệu suất hoạt động của các cơ quan báo chí.

Ngoài ra, ứng dụng AI và Big Data đóng vai trò quan trọng trong tối ưu hóa hoạt động báo chí. AI giúp tự động hóa quy trình viết bài, phân tích xu hướng và xác định mối quan tâm của công chúng, trong khi các công cụ phân tích Big Data hỗ trợ hiểu rõ hơn hành vi người dùng, từ đó xây dựng chiến lược nội dung hiệu quả.

Việc đầu tư đồng bộ vào bảo mật, hạ tầng công nghệ và ứng dụng AI sẽ giúp các cơ quan báo chí, truyền thông trong ngành Ngân hàng nâng cao chất lượng thông tin, bảo đảm an toàn dữ liệu và thích ứng tốt với xu hướng chuyển đổi số.

Hai là, tăng cường đào tạo nhân lực báo chí phục vụ chuyển đổi số.

Báo chí ngành Ngân hàng cần đẩy mạnh đào tạo nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, nên tập trung vào một số nội dung chính sau: (i) Đào tạo về công nghệ số và Big Data giúp phóng viên sử dụng công cụ phân tích như Big Data, AI, Tableau, Power BI, Python để khai thác và xử lý thông tin tài chính hiệu quả, nâng cao tính chính xác và thuyết phục của bài viết; (ii) Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về ngân hàng, tài chính, bao gồm quản lý rủi ro, chính sách tiền tệ và biến động thị trường, giúp phóng viên có nền tảng vững vàng khi phân tích các vấn đề phức tạp;

(iii) Khuyến khích viết bài chuyên sâu thông qua các cuộc thi, giải thưởng để tạo động lực cho phóng viên nghiên cứu và cung cấp thông tin chuyên sâu, giá trị cao cho độc giả; (iv) Hợp tác với các chuyên gia và tổ chức tài chính để cung cấp thông tin chi tiết, chính xác, đồng thời tổ chức hội thảo, tọa đàm giúp phóng viên tiếp cận kiến thức chuyên môn; (v) Tận dụng công cụ truyền thông số như website, ứng dụng di động và mạng xã hội để phổ biến thông tin ngân hàng nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời tạo cơ hội trao đổi ý kiến với độc giả.

Ba là, xây dựng mạng lưới phản biện xã hội mạnh mẽ.

Báo chí ngành Ngân hàng cần phát triển mạng lưới phản biện xã hội nhằm tiếp nhận ý kiến đóng góp từ công chúng, doanh nghiệp, chuyên gia để cải thiện chính sách ngân hàng, bảo đảm tính minh bạch và công bằng. Mạng lưới này giúp nhận diện các vấn đề tiềm ẩn, đồng thời, báo chí đóng vai trò cầu nối, truyền tải phản hồi đến cơ quan chức năng.

Các cơ quan báo chí cần tổ chức khảo sát, tọa đàm với chuyên gia trong và ngoài nước để phân tích sâu các chủ đề thời sự thuộc lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Việc thảo luận công khai sẽ thúc đẩy sự đồng thuận xã hội, giúp các chính sách ngân hàng được triển khai hiệu quả hơn.

Ngoài ra, khuyến khích công chúng tham gia phản biện qua khảo sát trực tuyến, hội thảo cộng đồng sẽ giúp phản ánh thực tế, hoàn thiện chính sách kịp thời, từ đó nâng cao sự đồng thuận và góp phần phát triển bền vững ngành Ngân hàng.

Bốn là, hợp tác, liên kết với các cơ quan báo chí trong và ngoài nước

Báo chí ngành Ngân hàng cần tăng cường hợp tác với các cơ quan báo chí trong nước để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và nâng cao nhận thức về tài chính, ngân hàng. Việc này giúp cung cấp tin tức chính xác, kịp thời, toàn diện hơn về chính sách, dịch vụ tài chính và xu hướng của Ngành. Ngoài ra, mở rộng hợp tác với báo chí quốc tế giúp tiếp cận xu hướng toàn cầu, công nghệ mới và mô hình báo chí tiên tiến trong kỷ nguyên số.

Bên cạnh đó, liên kết với các tổ chức nghiên cứu, đào tạo tài chính - ngân hàng giúp cung cấp tài liệu chuyên sâu, nâng cao chất lượng nội dung. Các khóa đào tạo chuyên môn từ viện nghiên cứu và trường đại học sẽ hỗ trợ phóng viên hiểu rõ hơn về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí Ngành.

Tài liệu tham khảo:

1. Yuan, Hang (2023). “The impact of digital technology on journalism in China today.” Media and Communication Research, Vol. 4: pages 62-65.

2. Booth & Partners (2023). “Navigating the Digital Transformation: Key Industry Trends for 2023”.

3. Emerald Publishing (2023). “Digital transformation and sustainable development of Chinese Enterprises”.

4. Xiaohui Zhang (2011). “China’s Media Transformation: From Traditional to Digital”. https://www.researchgate.net/publication/283425526_China’s_Media_Transformation_From_Traditional_to_Digital

5. Jianbin Shi (2014). “China’s media policy and Industry transformation: The road to digitalization”. https://www.jstor.org/stable/24835900

6. Bangkok Post, (2023). “Digital Transformation in Thai Media.

7. Tech Wire Asia (2022). “The Role of AI in the Future of Thai Journalism, 2023.

8. Sascha Funk (2022). “Thailand Media Trends 2023”, My-Thai.org".

9. Thailand Business News (2023). “Thailand Digital Transformation Survey 2023”.

10. Kamolrat Intaratat (2023). “New Competency Challenges for Journalism and Communication Transformation in Thailand under the Disruption of Digital Technology in the 21st Century”, Recent trends in arts and social studies Vol. 5, 2023.

11. Rahman, A. (2023). “Digital Transformation in Malaysian Journalism.” Journal of Southeast Asian Media Studies, 15(2), pages 123-145.

12. Lee, S., Tan, K., & Ong, W. (2023). “Innovative Content Delivery in Malaysian Digital Journalism.” Malaysian Journal of Media Studies, 25(1), pages 77-89.

13. Ahmad, R., Abdullah, N., & Hashim, N. (2023). “Big Data Utilization in Malaysian Newsrooms.” Journal of Data and Communication, 12(3), pages 211-235.

14. Norhadi, H. (2023). “Journalist Skills Development in the Digital Age.” Malaysian Communication Journal, 20(4), pages 201-218.

15. The Star (2022). “Advancing Digital Platforms in Malaysian Media”.

16. Một số tài liệu tham khảo khác.

ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình* và nhóm nghiên cứu: Trịnh Thị Thu Phương, Trần Kim Oanh, Trần Thị Hiền, Nguyễn Thị Duyên, Hoàng Thị Phương Nga, Nguyễn Minh Phương, Hoàng Thị Vân, Phí Thị Hồng Hoa, Nguyễn Hữu Mạnh **
* Phó Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng; **Thời báo Ngân hàng

Tin bài khác

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.
Phát triển kinh tế xanh của Đan Mạch và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Phát triển kinh tế xanh của Đan Mạch và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Đan Mạch là một trong những quốc gia đi đầu trong việc chuyển đổi nền kinh tế từ các hoạt động dựa trên năng lượng hóa thạch sang các công nghệ năng lượng tái tạo, giao thông bền vững và các quy trình sản xuất xanh. Học hỏi từ kinh nghiệm của Đan Mạch sẽ là một nền tảng quý giá, giúp Việt Nam hiện thực hóa tầm nhìn về một nền kinh tế xanh, công bằng và phát triển bền vững.
Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc và chiến lược ứng phó của ngành Ngân hàng

Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc và chiến lược ứng phó của ngành Ngân hàng

Viễn cảnh về làn sóng thứ hai của xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc được dự báo trong năm 2025, không chỉ là một sự kiện kinh tế đơn lẻ mà là một yếu tố cấu trúc định hình lại bối cảnh hoạt động của ngân hàng toàn cầu. Bài viết xác định và phân tích sâu các cơ chế truyền dẫn quan trọng, bao gồm biến động thị trường tài chính, gián đoạn chuỗi cung ứng, sự chuyển hướng dòng chảy thương mại, biến động tiền tệ và rủi ro ngành cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự thành công của ngành Ngân hàng trong việc duy trì sự ổn định và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh xung đột thương mại leo thang phụ thuộc vào khả năng kết hợp hài hòa giữa các biện pháp ứng phó ngắn hạn và điều chỉnh chiến lược dài hạn.
Tài sản ảo: Nhìn từ góc độ pháp lý tại các quốc gia trên thế giới và Việt Nam

Tài sản ảo: Nhìn từ góc độ pháp lý tại các quốc gia trên thế giới và Việt Nam

Theo Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO), tài sản ảo là biểu hiện của tài sản trong không gian mạng - môi trường phức hợp được hình thành bởi sự tương tác của người sử dụng, phần mềm và các dịch vụ trên Internet thông qua thiết bị kỹ thuật và mạng lưới được kết nối. Tài sản ảo không có dạng vật chất và là đại diện kỹ thuật số của giá trị có thể được giao dịch, chuyển nhượng hoặc sử dụng cho mục đích thanh toán hoặc đầu tư.
Sự kết hợp tối ưu giữa các chính sách: An toàn vĩ mô, tiền tệ, tài khóa trong nền kinh tế mới nổi - Kinh nghiệm từ NHTW Brazil và bài học đối với  Việt Nam

Sự kết hợp tối ưu giữa các chính sách: An toàn vĩ mô, tiền tệ, tài khóa trong nền kinh tế mới nổi - Kinh nghiệm từ NHTW Brazil và bài học đối với Việt Nam

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 xảy ra với nhiều hệ lụy đã buộc các tổ chức quốc tế, cơ quan hoạch định chính sách phải đánh giá lại những chính sách kinh tế vĩ mô hiện hành.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc