Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Hoạt động ngân hàng
Sự phát triển công nghệ ngân hàng số diễn ra mạnh mẽ với tốc độ khá nhanh, kéo theo sự thay đổi nhanh chóng dịch vụ tài chính; các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới đa dạng đem lại những trải nghiệm mới và lợi ích sử dụng cho khách hàng.
aa

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) xác định chuyển đổi số là một yêu cầu tất yếu và bắt buộc trong kỷ nguyên số. Do đó, NHCSXH đã tích cực triển khai ứng dụng công nghệ số trong toàn hệ thống; phát triển mô hình ngân hàng số, áp dụng vào các sản phẩm tín dụng chính sách, cung ứng dịch vụ ngân hàng an toàn, tiện lợi, gia tăng tiện ích và trải nghiệm cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện thành công công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra quan điểm phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số. Trong đó yêu cầu phải phát triển hạ tầng số hiện đại, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin và tăng cường năng lực chủ động, làm chủ công nghệ của Việt Nam. Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Bám sát các chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ về chương trình chuyển đổi số quốc gia; Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021 của Thống đốc NHNN phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 04/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030, NHCSXH đặt chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành, chất lượng phục vụ khách hàng và chất lượng hoạt động tín dụng chính sách trong toàn hệ thống NHCSXH.

Hành trình chuyển đổi số trong hoạt động tín dụng chính sách

Sự phát triển công nghệ ngân hàng số diễn ra mạnh mẽ với tốc độ khá nhanh, kéo theo sự thay đổi nhanh chóng dịch vụ tài chính; các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới đa dạng đem lại những trải nghiệm mới và lợi ích sử dụng cho khách hàng. Đối với NHCSXH, khách hàng là những người nghèo, dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách… sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí thấp nên họ rất e ngại, không sẵn sàng tiếp xúc với công nghệ hiện đại. Để giúp người nghèo và các đối tượng yếu thế “không bị bỏ lại phía sau”, tự tin tham gia công nghệ số, năm 2018, NHCSXH đã triển khai dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động qua phương thức dịch vụ SMS với các ứng dụng chính là nhắn tin đối chiếu số dư tiền vay, tiền gửi của khách hàng, nhắn tin thông báo nợ đến hạn, dịch vụ nhắn tin thông báo biến động tài khoản… giúp khách hàng chủ động hơn trong quản lý tài chính cá nhân và hơn hết, người nghèo có cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính số.

Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng
Ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách giúp cho công việc của cán bộ NHCSXH, Tổ trưởng Tổ TK&VV thuận tiện, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả

Sau hơn 2 năm thực hiện, dịch vụ SMS đã được mở rộng đến tất cả các khách hàng trong hệ thống NHCSXH, mang đến cho người nghèo và các đối tượng chính sách trải nghiệm và lợi ích khi sử dụng dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động; đồng thời, nâng cao nhận thức cho bà con về dịch vụ tài chính trên điện thoại di động vào quản lý vốn vay, đặc biệt là nâng cao hiểu biết về tài chính số. Dịch vụ thông báo SMS tới khách hàng thể hiện nét mới trong quản lý vốn vay. Độ phủ dịch vụ tài chính đến khách hàng ở nông thôn, vùng hẻo lánh tăng lên rõ rệt. Người nghèo và các đối tượng chính sách dần vượt qua những e ngại ban đầu khi tiếp cận với công nghệ mới và dần làm quen với SMS trên điện thoại di động để thực hiện dịch vụ ngân hàng. Có thể nói, dịch vụ SMS là bước khởi đầu quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của NHCSXH.

Trước bối cảnh công nghệ ngân hàng số ngày càng phát triển vượt bậc, trên nền tảng dịch vụ SMS qua điện thoại di động đã triển khai, năm 2021, NHCSXH tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ trong triển khai tín dụng chính sách bằng việc xây dựng triển khai Ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách dành cho những người làm công tác quản lý tín dụng chính sách như cán bộ NHCSXH, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức chính trị - xã hội các cấp, Ban đại diện các cấp... giúp họ theo dõi, nắm bắt kịp thời tình hình thực tế các hoạt động tín dụng chính sách đang quản lý.

Ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách là phần mềm hoạt động trên các thiết bị thông minh sử dụng hệ điều hành Android và IOS, có chức năng như một cẩm nang điện tử, cung cấp thông tin hoạt động tín dụng chính sách và thực hiện một số nghiệp vụ như thu lãi, thu tiết kiệm, chuyển khoản trả tiền lãi, trả tiền gốc; số liệu hoạt động tín dụng chính sách của Tổ TK&VV; kết quả giao dịch; tra cứu biên lai thu lãi của tổ viên; thông tin địa bàn…

Cùng với Ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách, năm 2023, NHCSXH tiếp tục ra mắt ứng dụng VBSP SmartBanking và đến tháng 9/2024, ứng dụng đã được triển khai trên toàn quốc với 214.127 tài khoản người dùng đang hoạt động và 130.521 tài khoản người dùng đang hoạt động được mở mới trong năm 2024.

VBSP SmartBanking là dịch vụ ngân hàng trên điện thoại thông minh, được thiết kế dành cho tất cả khách hàng, đặc biệt là hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa… giúp khách hàng thực hiện các giao dịch 24/7 nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi với các dịch vụ tiện ích như chuyển tiền, nộp tiền lãi, truy vấn giao dịch trên tài khoản; kiểm tra tài khoản thanh toán, tiền gửi, tiền vay… Đồng thời, VBSP SmartBanking còn có các tính năng dịch vụ như thanh toán hóa đơn tiền điện, cước viễn thông, vé tàu, vé máy bay, học phí, bảo hiểm, ví điện tử, khoản vay tài chính, nộp thuế, tiền chứng khoán, thanh toán qua mã QR… tạo ra trải nghiệm toàn diện cho khách hàng, giúp khách hàng làm chủ thời gian giao dịch, hoàn toàn thực hiện các thao tác giao dịch trên điện thoại thông minh mà không phải trực tiếp đến ngân hàng.

Ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách và VBSP SmartBanking đã được NHCSXH hoàn thiện và triển khai rộng rãi đến với khách hàng, tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, người có thu nhập thấp… tiếp cận với các dịch vụ tài chính, kết nối người nghèo với nền kinh tế, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.

Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng
Ứng dụng VBSP SmartBanking không chỉ hữu ích trong quản lý tín dụng chính sách mà còn giúp người nghèo và các đối tượng chính sách cập kiến thức tài chính, thích ứng với ngân hàng số

Bên cạnh đó, NHCSXH tiếp tục tăng cường hợp tác với đối tác nước ngoài để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án “Nâng cấp phiên bản hệ thống Intellect Core Banking” đã được Ban Lãnh đạo NHCSXH phê duyệt triển khai từ năm 2022, với mục tiêu xây dựng nền tảng ngân hàng số trên cơ sở kế thừa các nghiệp vụ ngân hàng hiện tại và tạo nền tảng vững chắc để triển khai dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm tăng năng suất lao động và khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho khách hàng; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, tăng cường an toàn, bảo mật; tăng khả năng tích hợp với các hệ thống khác góp phần tự động hóa các hoạt động nghiệp vụ, tăng khả năng mở rộng liên kết với các đối tác trên nền tảng công nghệ tiên tiến. Theo đó, NHCSXH phấn đấu huy động tối đa nguồn lực cần thiết để đưa bản nâng cấp Core Banking hoạt động chính thức vào cuối tháng 7/2025; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu trao đổi về các bước hợp tác tiếp theo nhằm phát triển NHCSXH theo hướng hiện đại, hội nhập, phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng và thực hiện tốt Kế hoạch chuyển đổi số của NHCSXH, ngành Ngân hàng và Chiến lược chuyển đổi số quốc gia.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ ngân hàng số tới người dân

Năm 2022, ông Vi Văn Đức, thôn Thanh Đồng, xã Thanh Xuân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa được vay 100 triệu đồng từ chương trình cho vay sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn để phát triển sản xuất, kinh doanh. Từ khi NHCSXH phát triển các ứng dụng ngân hàng trên điện thoại di động, được cán bộ NHCSXH phổ biến, ông Vi Văn Đức đã cài Ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách và VBSP SmartBanking để thực hiện chuyển khoản trả lãi tiền vay, chuyển khoản trả gốc, tra cứu các thông tin của NHCSXH.

Ông Vi Văn Đức cho biết: “Trước đây, muốn tìm hiểu về số kỳ đóng tiền gốc, nộp tiền lãi đối với khoản vay từ NHCSXH cũng như các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, tôi đều phải trực tiếp tới điểm giao dịch xã hoặc gặp cán bộ tín dụng chính sách để đối chiếu và nộp tiền. Từ khi ngân hàng triển khai ứng dụng VBSP SmartBanking, tôi thấy rất thuận tiện vì có thể nộp tiền lãi, tiền gốc đúng hạn; tìm hiểu về các chương trình tín dụng chính sách của NHCSXH mọi lúc mà không cần đến điểm giao dịch xã hay phòng giao dịch NHCSXH huyện, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại”.

Đối với ông Lê Đình Quang, Tổ trưởng Tổ TK&VV Hội Nông dân thôn Tân Sơn, xã Hà Tân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, chỉ với một vài thao tác trên Ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách, ông Quang đã nắm bắt chi tiết, quản lý, theo dõi chặt chẽ số liệu của từng tổ viên mọi lúc, mọi nơi.

Theo ông Quang, Tổ TK&VV do ông quản lý hiện có 46 tổ viên đang được vay vốn với dư nợ đạt hơn 1,6 tỉ đồng. Trước đây, thực hiện quản lý nguồn vốn ủy thác từ NHCSXH, ông Quang phải dành nhiều thời gian để ghi chép và theo dõi sổ; còn các tổ viên muốn tìm hiểu thông tin vay vốn thì phải xem văn bản giấy hoặc đến gặp trực tiếp cán bộ tín dụng chính sách để được nghe giải thích, hướng dẫn. Hiện nay, với việc ứng dụng công nghệ số của NHCSXH trên thiết bị di động, ông Quang có thể tra cứu về hộ vay vốn, quy trình các chương trình cho vay; nắm rõ các thông tin trả lãi, gốc hằng tháng, gửi thông báo cụ thể cho từng hộ vay vốn, thu tiền tiết kiệm trên ứng dụng bảo đảm chính xác, an toàn. Việc triển khai ứng dụng công nghệ số của NHCSXH rất hữu ích trong công tác quản lý vốn ủy thác tín dụng chính sách.

Tại Hòa Bình - một tỉnh có tới hơn 70% là người dân tộc thiểu số, việc triển khai chuyển đổi số, ứng dụng các giải pháp công nghệ, tiện ích trong hoạt động cho vay tín dụng chính sách đã được NHCSXH Chi nhánh tỉnh Hòa Bình chú trọng đẩy mạnh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Có mặt tại phiên giao dịch ở xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, chúng tôi nhận thấy công tác đối chiếu, cập nhật số liệu thu lãi, gốc tiền vay của các hộ dân được cán bộ NHCSXH thao tác nhanh chóng và chính xác.

Ông Trần Quốc Uy, Tổ trưởng Tổ TK&VV xóm 1, xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình cho biết, với vai trò là Tổ trưởng Tổ TK&VV có 59 tổ viên, tổng dư nợ đạt 2,1 tỉ đồng, trước đây, ông Trần Quốc Uy phải đến từng gia đình thu lãi, kê chi tiết số tiền vào bảng kê, cộng nộp cho cán bộ NHCSXH; nhưng từ tháng 9/2024, NHCSXH phổ biến triển khai cài đặt Ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách đã giúp ông Uy hạch toán số liệu thu tiền lãi, tiền tiết kiệm từ người dân ngay trên ứng dụng. Dữ liệu ngay lập tức được đồng bộ với hệ thống của NHCSXH, giúp rút ngắn thời gian thu nộp, quá trình giao dịch thực hiện nhanh chóng, tiện lợi và hầu như không có sai sót.

Cùng ý kiến với ông Uy, bà Bùi Bích Phượng, Tổ trưởng Tổ TK&VV xóm 3, xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình cho biết: “Những năm trước tổ viên muốn tìm hiểu thông tin vay vốn đều phải đọc văn bản giấy hoặc gặp cán bộ tín dụng NHCSXH để được nghe giải thích, hướng dẫn. Hiện nay, với việc cài đặt Ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách và VBSP SmartBanking, tôi thấy rất tiện lợi cho cả hộ vay và ngân hàng. Thay vì phải ngồi tính toán và đi đến từng hộ vay vốn để đôn đốc thu tiền lãi, tiền trả nợ gốc, thì với việc cài đặt ứng dụng công nghệ số của NHCSXH trên thiết bị di động, chúng tôi có thể nắm bắt được chi tiết thông tin, chủ động trả lãi, gốc hằng tháng, gửi tiết kiệm, thanh toán tiền học, tiền điện…”.

Ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách và VBSP Smart Banking đã được NHCSXH triển khai rộng rãi đến với khách hàng không chỉ giúp ngân hàng nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ mà còn nâng cao trình độ dân trí của người dân, giúp người dân từng bước tiếp cận với các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa người nghèo, đối tượng chính sách và các thành phần trong xã hội; thúc đẩy hệ sinh thái số về tài chính toàn diện, qua đó, góp phần thực hiện thành công mục tiêu chuyển đổi số của ngành Ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Lương Xuân (2024), NHCSXH và hành trình chuyển đổi số, https://vbsp.org.vn/nhcsxh-và-hành-trình-chuyển-đổi-số.html

2. Minh Hà (2024), Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách, https://baothanhhoa.vn/nang-cao-hieu-qua-hoat-dong-tin-dung-chinh-sach-219362.htm

3. PV (2022), Khởi động dự án nâng cấp phiên bản hệ thống Intellect Corebanking, https://vbsp.org.vn/khoi-dong-du-an-nang-cap-phien-ban-he-thong-intellect-corebanking.html

Phương Chi
NHNN

Tin bài khác

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và với sự chỉ đạo triển khai của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Ninh, những năm qua, Chương trình cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã tạo động lực giúp hàng trăm phụ nữ trên địa bàn tỉnh mạnh dạn khởi nghiệp và phát triển kinh tế ổn định, hiệu quả, góp phần tích cực cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình...
Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Là “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trong việc truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với phụ nữ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Lộc, thành phố Huế luôn đồng hành, sát cánh với hội viên, giúp họ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, quyền năng kinh tế cho chị em, qua đó, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Bài viết tập trung phân tích hiệu quả nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2024 thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng.
Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang là một nền kinh tế có độ mở lớn, việc giao thương với các quốc gia trên thế giới đã mở ra nhiều cơ hội trong việc kinh doanh ngoại tệ nói chung và hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh tại các TCTD nói chung. Theo đó, các TCTD đã tận dụng tốt cơ hội và lợi thế để triển khai các sản phẩm phái sinh đến khách hàng dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng cũng như sự điều tiết của thị trường.
“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Với lợi thế tự nhiên vừa có đồng bằng, miền núi, biên giới giáp với Vương quốc Campuchia và sự hỗ trợ từ những chính sách đặc thù, tỉnh An Giang đã và đang vươn lên trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển bền vững.
Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024, hệ thống ngân hàng đã phát huy vai trò là huyết mạch quan trọng, chủ động bảo đảm nguồn vốn lưu thông linh hoạt, đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng của tỉnh.
25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

Tại Việt Nam, vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, khi hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển từ một cấp thành hai cấp, định hướng hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường, hàng loạt quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng và cả một số ngân hàng lâm vào tình trạng mất vốn, nợ tồn đọng lớn, gây ảnh hưởng tới uy tín của hệ thống ngân hàng, lòng tin của người dân và doanh nghiệp.
Ngân hàng với những chính sách vì người dân, doanh nghiệp

Ngân hàng với những chính sách vì người dân, doanh nghiệp

Trong năm 2025, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự linh hoạt, chủ động, quyết liệt của NHNN trong điều hành và những nỗ lực, trách nhiệm cao của hệ thống ngân hàng sẽ từng bước hóa giải những thách thức để đạt các mục tiêu.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc