Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Hoạt động ngân hàng
Bài viết tập trung phân tích hiệu quả nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2024 thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng.
aa

Tóm tắt: Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm (sau đây viết tắt là cho vay giải quyết việc làm) đã phát huy hiệu quả cũng như có vai trò quan trọng trên cả khía cạnh kinh tế - xã hội. Sự tăng trưởng ổn định nguồn vốn này đã giúp Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hải Dương đáp ứng được nhu cầu vốn của khách hàng, qua đó góp phần quan trọng trong việc thực hiện tín dụng chính sách. Bài viết tập trung phân tích hiệu quả nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm tại NHCSXH tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2024 thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng. Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm.

Từ khóa: Cho vay, NHCSXH, vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương.

THE EFFECTIVENESS OF THE ENTRUSTED CAPITAL FROM LOCAL BUDGET TO LEND TO SUPPORT EMPLOYMENT AT HAI DUONG BRANCH OF VIETNAM BANK FOR SOCIAL POLICIES

Abstract: The entrusted capital from the local budget to lend to support employment has been effective and played an important role in both economic and social aspects. The stable growth of this capital source has helped Hai Duong branch of Vietnam Bank for Social Policies meet the capital needs of customers, thereby making an important contribution to the implementation of policy credit. This article focuses on analyzing the effectiveness of the entrusted capital from the local budget to lend to support employment at Hai Duong branch of Vietnam Bank for Social Policies in the period of 2020 - 2024 through qualitative and quantitative indicators. Based on the assessment of the achieved results, shortcomings and causes, the article proposes some solutions to increase the entrusted capital from the local budget to lend to support employment.

Keywords: Loan, Vietnam Bank for Social Policies, entrusted capital from local budget.

1. Giới thiệu

NHCSXH tỉnh Hải Dương được thành lập theo Quyết định số 20/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH với nhiệm vụ được giao là thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh.

Qua 20 năm hoạt động, NHCSXH tỉnh Hải Dương đã bám sát kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và định hướng, chỉ đạo của ngành Ngân hàng để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch, nhiệm vụ được giao, đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, hạn chế tín dụng đen, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Năm 2003, NHCSXH tỉnh Hải Dương nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chương trình cho vay hộ nghèo và nhận bàn giao từ Kho bạc Nhà nước tỉnh chương trình cho vay giải quyết việc làm. Đến nay, NHCSXH tỉnh Hải Dương đã thực hiện cho vay 15 chương trình tín dụng chính sách ưu đãi theo quy định, giúp hơn 750 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo và làm quen với dịch vụ ngân hàng, tài chính. Có thể khẳng định, NHCSXH tỉnh Hải Dương luôn thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao, truyền tải vốn kịp thời cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian qua, NHCSXH tỉnh Hải Dương luôn quan tâm đến hoạt động cho vay giải quyết việc làm từ nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương, thể hiện qua sự gia tăng về quy mô, tỉ trọng. Tuy nhiên, hoạt động này còn một số hạn chế liên quan đến khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hiệu quả vốn vay. Vì vậy, nghiên cứu tiến hành phân tích thực trạng để đánh giá đúng kết quả, tồn tại và nguyên nhân, qua đó, đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm tăng cường nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm.

2. Thực trạng nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm tại NHCSXH tỉnh Hải Dương

Về nguồn vốn nhận ủy thác: Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm tăng dần qua các năm, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương. Tính đến ngày 31/12/2024, tổng nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm đạt 557.020 triệu đồng, tăng hơn 11 lần so với năm 2020 và bình quân tăng 87,8% giai đoạn 2020 - 2024. Trong số các chương trình cho vay sử dụng nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương, chương trình cho vay giải quyết việc làm chiếm tỉ trọng lớn nhất, bình quân đạt 81% trong giai đoạn 2020 - 2024. Kết quả này minh chứng việc bố trí nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Hải Dương là phù hợp, mang lại hiệu quả cao trong công tác tín dụng chính sách tại địa phương. (Biểu đồ 1)

Biểu đồ 1: Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm

Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương
Nguồn: Báo cáo của NHCSXH tỉnh Hải Dương

Về số lượng khách hàng: Quy mô khách hàng vay vốn theo chương trình cho vay giải quyết việc làm từ nguồn vốn ngân sách địa phương ngày càng gia tăng. Bình quân giai đoạn 2020 - 2024, tỉ lệ tăng trưởng đạt 127,8%, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2023 và 2024. Tính đến ngày 31/12/2024, tổng số khách hàng được vay vốn là 8.662 người, gấp 17,8 lần so với năm 2020. Sự gia tăng này thể hiện nguồn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2020 - 2024 ngày càng đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn, tạo “đòn bẩy” cho người lao động mở rộng sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế, giảm tỉ lệ thất nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, nếu so với tổng số khách hàng có nhu cầu vay vốn thì khách hàng được vay chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn, bình quân khoảng 11,3% trong giai đoạn 2020 - 2024. Thực tiễn này đặt ra yêu cầu cần tiếp tục gia tăng nguồn vốn, đặc biệt là vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm. (Biểu đồ 2)

Biểu đồ 2: Khách hàng vay vốn chương trình cho vay giải quyết việc làm từ nguồn vốn ngân sách địa phương

Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương
Nguồn: Báo cáo của NHCSXH tỉnh Hải Dương

Về dư nợ cho vay: Quy mô dư nợ cho vay giải quyết việc làm từ nguồn vốn ngân sách địa phương có xu hướng tăng và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn của khách hàng. Tính đến ngày 31/12/2024, tổng dư nợ cho vay giải quyết việc làm từ nguồn vốn ngân sách địa phương đạt 557.018 triệu đồng, tăng 11,5 lần so với năm 2020, với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2020 - 2024 đạt 88,6%. Trong đó, năm 2023 có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, đạt 134% so với năm 2022. Dư nợ cho vay giải quyết việc làm chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay từ nguồn vốn ngân sách địa phương (bình quân 81,8%) và có xu hướng tăng. Điều này chứng tỏ vai trò cũng như hiệu quả của nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm. (Biểu đồ 3)

Biểu đồ 3: Dư nợ cho vay giải quyết việc làmtừ nguồn vốn ngân sách địa phương

Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương
Nguồn: Báo cáo của NHCSXH tỉnh Hải Dương

Về chất lượng cho vay: Tỉ lệ nợ quá hạn chương trình cho vay giải quyết việc làm từ nguồn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2020 - 2024 rất thấp, bình quân 0,02% và có xu hướng giảm. Trong đó, riêng năm 2021 có tỉ lệ nợ quá hạn cao là 0,05%, những năm sau đó giảm về gần mức 0%. Kết quả này cho thấy, chất lượng tín dụng của chương trình giải quyết việc làm từ nguồn vốn ngân sách địa phương là rất tốt, tỉ lệ khách hàng trả nợ đúng hạn duy trì ở mức cao. Chất lượng tín dụng tốt đã tạo điều kiện cho NHCSXH tiết kiệm được các chi phí quản lý nợ quá hạn, chi phí xử lý rủi ro; là cơ sở để cải thiện vòng quay vốn tín dụng của chương trình này, tạo điều kiện cho nhiều khách hàng được tiếp cận nguồn vốn chính sách, góp phần xóa bỏ tình trạng cho vay nặng lãi tại khu vực nông thôn. (Biểu đồ 4)

Biểu đồ 4: Nợ quá hạn chương trình cho vay giải quyết việc làm tại NHCSXH tỉnh Hải Dương

Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương
Nguồn: Báo cáo của NHCSXH tỉnh Hải Dương

Hiệu quả nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm

Đánh giá hiệu quả nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát 382 đối tượng là thành viên Ban đại diện các cấp, lãnh đạo sở, ban, ngành, cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ NHCSXH. Kết quả khảo sát cho thấy, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm đã mang lại hiệu quả cao trong việc thu hút thêm nhiều lao động, qua đó giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, tiêu dùng và đầu tư. Bên cạnh đó, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm đã góp phần tạo môi trường kinh tế cho người lao động tự tin tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhờ đó khắc phục được tình trạng thiếu nguyên liệu, nhân công. Về phía người lao động, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm đã góp phần nâng cao trình độ tay nghề, biết xây dựng phương án và sử dụng vốn vay hiệu quả, biết học hỏi và tìm hiểu các kỹ thuật mới. Xét trên góc độ vĩ mô, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm đã góp phần ổn định chính trị, xã hội và hạn chế tình trạng tín dụng đen. Minh chứng là có một tỉ lệ rất cao (trên 95%) phiếu khảo sát đánh giá ở mức “hiệu quả” và “rất hiệu quả”. Trong đó, chỉ tiêu đánh giá cao nhất là “Thu hút nhiều lao động, có việc làm ổn định, giảm tỉ lệ thất nghiệp”, tiếp đó là “Ổn định chính trị, ổn định xã hội địa phương” và “Thu hút lực lượng lao động, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động”. Ngược lại, một tỉ lệ rất nhỏ (khoảng 1%) lựa chọn các mức “Không hiệu quả” và “Ít hiệu quả”. (Bảng 1)

Bảng 1: Hiệu quả đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

3. Đánh giá hiệu quả nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm

3.1. Kết quả đạt được

Việc tăng cường nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH để cho vay đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và xã hội tham gia vào thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, huy động được các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn, tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, góp phần quan trọng thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đề ra về giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, khẳng định chủ trương tập trung các nguồn vốn tín dụng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước vào một đầu mối, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi hệ thống ngân hàng thương mại là phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

Kết quả chương trình cho vay giải quyết việc làm bằng nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của nguồn vốn này, đặc biệt là trong việc cho vay giải quyết việc làm. Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đã thực sự trở thành một trong những công cụ đắc lực và giải pháp hiệu quả của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hải Dương trong việc thực hiện mục tiêu về giảm nghèo, tạo việc làm và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2020 - 2024, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về chất và lượng, giúp người lao động có việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, đặc biệt là đã hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn.

3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động cho vay giải quyết việc làm bằng nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương của NHCSXH tỉnh Hải Dương còn một số tồn tại như sau:

Thứ nhất, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm tại NHCSXH tỉnh Hải Dương mặc dù đã tăng trưởng qua các năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân trên địa bàn. Đối tượng khách hàng vay vốn chương trình giải quyết việc làm còn ít, bình quân giai đoạn 2020 - 2024 chỉ đạt 11,3%.

Thứ hai, trong quá trình cho vay, vẫn còn phát sinh nợ quá hạn do một số trường hợp người vay bỏ đi khỏi địa phương, không xác định được thông tin địa chỉ, gây khó khăn trong công tác thu hồi, xử lý nợ.

Thứ ba, theo Hướng dẫn số 8055/NHCSXH-TDSV ngày 30/10/2019 của Tổng Giám đốc NHCSXH hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, quy định mức cho vay tối đa đối với một người lao động là 100 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn khách hàng đều có nhu cầu vay từ trên 100 triệu đồng.

Nguyên nhân của những tồn tại trên là do: (i) Chưa có đề án, phương án liên kết để thu hút nguồn vốn chương trình cho vay giải quyết việc làm; cơ chế phối hợp, lồng ghép các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề, phát triển mô hình liên kết sản xuất… với hoạt động tín dụng chính sách tại địa phương chưa hiệu quả; (ii) Chương trình cho vay giải quyết việc làm tại NHCSXH tỉnh Hải Dương cơ bản được thực hiện thông qua hình thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội. Tuy nhiên, một số nơi, chỉ có một (hoặc hai) tổ chức chính trị - xã hội tham gia công tác ủy thác trên địa bàn cấp xã, do đó, chưa phát huy được hết thế mạnh của các tổ chức chính trị - xã hội còn lại. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), lãnh đạo các hội đoàn thể ở cấp xã còn hạn chế, do đó, cần tổ chức nhiều lớp tập huấn nâng cao trình độ cho các đối tượng này; (iii) Một bộ phận khách hàng chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ; một số khách hàng trong quá trình sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ, đi khỏi nơi cư trú, chưa tìm được địa chỉ khiến công tác thu hồi nợ gặp khó khăn dẫn đến tình trạng nợ quá hạn; (iv) Còn thiếu sự phối hợp chỉ đạo của các ngành, các cấp trong việc lồng ghép chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động chuyển giao công nghệ, huấn luyện, đào tạo nghề, tiêu thụ sản phẩm với hoạt động tín dụng chính sách để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay; (v) Một số nơi chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, chưa quan tâm củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội, chưa có các biện pháp cụ thể và tích cực để cải thiện chất lượng tín dụng, nhất là các biện pháp nhằm xử lý đối với các trường hợp hộ vay cố tình không trả nợ, bỏ đi khỏi địa phương.

4. Giải pháp tăng cường nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm

Một là, căn cứ vào nghị quyết, chương trình và đề án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương, NHCSXH tỉnh Hải Dương tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành xây dựng đề án, kế hoạch để thu hút nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm; đồng thời, kết hợp với đầu tư tín dụng chính sách trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện nhằm thúc đẩy phát triển các ngành, nghề của địa phương.

Hai là, NHCSXH tỉnh Hải Dương phối hợp với chính quyền địa phương, sở, ban, ngành rà soát, tổng hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng, tham mưu UBND trình HĐND tỉnh, thành phố, các huyện chuyển vốn ngân sách địa phương sang NHCSXH để cho vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các đối tượng thụ hưởng.

Ba là, NHCSXH tỉnh Hải Dương cần chủ động, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp và Tổ trưởng Tổ TK&VV. Đơn vị cần có kế hoạch tập huấn cụ thể về nội dung nhận ủy thác, ủy nhiệm, quy trình nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền, vận động… cho các cán bộ tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp, Tổ trưởng Tổ TK&VV.

Bốn là, tăng cường phối hợp với các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình… mở chuyên mục riêng của NHCSXH để đưa tin, tuyên truyền giúp phổ biến sâu rộng chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến toàn thể người dân trên địa bàn, đặc biệt là người nghèo, các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số.

Việc đẩy mạnh công tác huy động nguồn vốn để thực hiện tín dụng chính sách đối với NHCSXH nói chung và NHCSXH tỉnh Hải Dương, trong đó có nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác là rất quan trọng. Bởi nguồn vốn càng phong phú, đa dạng thì việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng càng tốt hơn. Qua đó, góp phần quan trọng thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đặt ra về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tài liệu tham khảo:

1. Báo cáo hoạt động của NHCSXH tỉnh Hải Dương các năm 2020, 2021, 2022, 2023, 2024.

Vũ Tuấn Hùng, Hoàng Thị Bích Huệ *; Phan Thị Hồng Thảo **
* NHCSXH tỉnh Hải Dương; ** Học viện Ngân hàng, Phân viện Bắc Ninh

Tin bài khác

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và với sự chỉ đạo triển khai của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Ninh, những năm qua, Chương trình cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã tạo động lực giúp hàng trăm phụ nữ trên địa bàn tỉnh mạnh dạn khởi nghiệp và phát triển kinh tế ổn định, hiệu quả, góp phần tích cực cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình...
Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Là “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trong việc truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với phụ nữ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Lộc, thành phố Huế luôn đồng hành, sát cánh với hội viên, giúp họ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, quyền năng kinh tế cho chị em, qua đó, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang là một nền kinh tế có độ mở lớn, việc giao thương với các quốc gia trên thế giới đã mở ra nhiều cơ hội trong việc kinh doanh ngoại tệ nói chung và hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh tại các TCTD nói chung. Theo đó, các TCTD đã tận dụng tốt cơ hội và lợi thế để triển khai các sản phẩm phái sinh đến khách hàng dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng cũng như sự điều tiết của thị trường.
Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Sự phát triển công nghệ ngân hàng số diễn ra mạnh mẽ với tốc độ khá nhanh, kéo theo sự thay đổi nhanh chóng dịch vụ tài chính; các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới đa dạng đem lại những trải nghiệm mới và lợi ích sử dụng cho khách hàng.
“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Với lợi thế tự nhiên vừa có đồng bằng, miền núi, biên giới giáp với Vương quốc Campuchia và sự hỗ trợ từ những chính sách đặc thù, tỉnh An Giang đã và đang vươn lên trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển bền vững.
Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024, hệ thống ngân hàng đã phát huy vai trò là huyết mạch quan trọng, chủ động bảo đảm nguồn vốn lưu thông linh hoạt, đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng của tỉnh.
25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

Tại Việt Nam, vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, khi hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển từ một cấp thành hai cấp, định hướng hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường, hàng loạt quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng và cả một số ngân hàng lâm vào tình trạng mất vốn, nợ tồn đọng lớn, gây ảnh hưởng tới uy tín của hệ thống ngân hàng, lòng tin của người dân và doanh nghiệp.
Ngân hàng với những chính sách vì người dân, doanh nghiệp

Ngân hàng với những chính sách vì người dân, doanh nghiệp

Trong năm 2025, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự linh hoạt, chủ động, quyết liệt của NHNN trong điều hành và những nỗ lực, trách nhiệm cao của hệ thống ngân hàng sẽ từng bước hóa giải những thách thức để đạt các mục tiêu.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc