25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

Hoạt động ngân hàng
Tại Việt Nam, vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, khi hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển từ một cấp thành hai cấp, định hướng hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường, hàng loạt quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng và cả một số ngân hàng lâm vào tình trạng mất vốn, nợ tồn đọng lớn, gây ảnh hưởng tới uy tín của hệ thống ngân hàng, lòng tin của người dân và doanh nghiệp.
aa

Lịch sử hoạt động thông tin tín dụng (TTTD) liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của hệ thống tài chính và ngân hàng. Hoạt động TTTD được khởi đầu từ thế kỷ 19 tại Mỹ và Anh khi các doanh nghiệp thương mại thường cần thông tin về khả năng tín dụng của khách hàng để đưa ra quyết định giao dịch. Tuy nhiên, đến thế kỷ 20, hoạt động TTTD mới dần dần phát triển rộng khắp tại các quốc gia trên thế giới từ châu Mỹ, châu Âu và lan rộng tới châu Á.

Tại Việt Nam, vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, khi hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển từ một cấp thành hai cấp, định hướng hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường, hàng loạt quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng và cả một số ngân hàng lâm vào tình trạng mất vốn, nợ tồn đọng lớn, gây ảnh hưởng tới uy tín của hệ thống ngân hàng, lòng tin của người dân và doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu do nước ta mới chuyển sang áp dụng cơ chế thị trường, khả năng thích ứng với nền kinh tế này còn hạn chế, dẫn đến tình trạng thông tin bất cân xứng trong hệ thống ngân hàng; đặc biệt thiếu thông tin, dữ liệu chính xác, đầy đủ phục vụ cho quản lý điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Chính vì vậy, đứng dưới góc độ quản lý vĩ mô, việc xây dựng một tổ chức tập trung thu thập, xử lý và cung cấp TTTD trong toàn hệ thống là việc làm cần thiết và cấp bách trong bối cảnh bấy giờ. Sau khi thử nghiệm thành lập Trung tâm Phòng ngừa và giám sát rủi ro tại NHNN Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 10/1991, chỉ gần một năm sau đó, vào ngày 12/9/1992, Phòng Thông tin phòng ngừa rủi ro trực thuộc Vụ Tín dụng, NHNN là tiền thân của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đã được thành lập. Năm 1995, Phòng Thông tin phòng ngừa rủi ro được đổi tên thành Trung tâm Thông tin tín dụng (nay là CIC) và chính thức tách ra, hoạt động độc lập với cơ chế là đơn vị sự nghiệp trực thuộc NHNN vào tháng 02/1999.

25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam
CIC đóng góp tích cực vào sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng

Hiện nay, CIC hoạt động với vai trò là cơ quan TTTD công lập trực thuộc NHNN. Với đặc thù trong quá trình hình thành và phát triển, mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong chức năng nhiệm vụ của CIC hướng tới hỗ trợ công tác quản lý nhà nước của NHNN và bảo đảm an toàn, lành mạnh cho hoạt động tín dụng trong hệ thống ngân hàng. Hoạt động của CIC là sự kết hợp giữa hoạt động chức năng cơ quan TTTD công lập và công ty TTTD tư nhân, do đó, các sản phẩm, dịch vụ của CIC được xây dựng, thiết kế nhằm hỗ trợ hoạt động của NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD) và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khách hàng vay.

Cụ thể, hệ thống sản phẩm, dịch vụ TTTD không ngừng được nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện theo xu hướng quản lý nhà nước và quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng, góp phần bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của toàn Ngành. Vai trò, uy tín của CIC trong cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia được ghi nhận nhờ hệ thống sản phẩm, dịch vụ TTTD được tạo lập từ dữ liệu của cơ sở dữ liệu TTTD quốc gia không ngừng được đổi mới và hoàn thiện.

Thứ nhất, đối với các sản phẩm, dịch vụ phục vụ công tác quản lý nhà nước

CIC đã hoàn thành tốt vai trò là đơn vị đầu mối cung cấp thông tin hỗ trợ công tác quản lý điều hành, hoạch định chính sách, thanh tra giám sát cho NHNN. Từ khi bắt đầu triển khai hoạt động TTTD, CIC không ngừng hoàn thiện, cải tiến sản phẩm, mẫu biểu đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của Ban Lãnh đạo NHNN, các đơn vị, vụ, cục trực thuộc NHNN và NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố, bao gồm: Nhiều mẫu biểu phục vụ công tác thanh tra giám sát, giám sát từ xa; dự báo thống kê; đánh giá tác động và hoạch định chính sách đối với một số lĩnh vực ưu tiên trọng điểm hoặc các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Năm 2014, CIC đã phối hợp với các đơn vị, vụ, cục NHNN phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ và tạo tiện ích ứng dụng trên Website CIC cho các đơn vị khai thác, sử dụng. Đến năm 2023, CIC tiếp tục hoàn thành xây dựng 15 báo cáo tổng hợp phục vụ công tác tham mưu chính sách, chỉ đạo điều hành của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, các vụ, cục NHNN; 12 báo cáo phục vụ công tác quản lý, thanh tra, giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố. Hệ thống báo cáo mới được phát triển thêm nhiều chỉ tiêu, nội dung báo cáo đa chiều, linh hoạt nhiều cấp độ, sử dụng các công cụ khai thác, phân tích dữ liệu mới. Ngoài ra, CIC tích cực phối hợp và cung cấp thông tin cho các đơn vị quản lý nhà nước khác, hỗ trợ triển khai công tác hoạt động theo chức năng của từng đơn vị như Bộ Công an, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia…

Thứ hai, đối với các sản phẩm, dịch vụ phục vụ công tác quản trị rủi ro

CIC không ngừng cải tiến danh mục, tăng cường chất lượng sản phẩm, dịch vụ dành cho các TCTD và các đơn vị khác trong hệ thống TTTD. Cụ thể, năm 2013, CIC thực hiện bổ sung và cung cấp sản phẩm cảnh báo tới tất cả các đơn vị khai thác và sử dụng theo 3 góc độ: Cảnh báo liên quan đến TCTD; cảnh báo liên quan đến ngành, vùng kinh tế, tỉnh/thành phố; cảnh báo liên quan đến khách hàng vay. Sản phẩm cảnh báo khách hàng vay S37 tức thời đã phát huy được hiệu quả và được nhiều đơn vị đăng ký sử dụng với mức độ tra cứu thông tin tăng đột biến trong năm 2022, đạt hơn 34 triệu lượt tra cứu. Năm 2021, đối với mô hình chấm điểm khách hàng cá nhân, CIC đã nâng cấp và kiểm thử thành công theo các tiêu chuẩn quốc tế mới nhất. Trong mô hình này, CIC đã ứng dụng công nghệ học máy (Machine Learning) giúp hỗ trợ tính toán các chỉ số, thông tin phi tài chính trong chấm điểm đối với những khách hàng không có lịch sử tín dụng (THIN file) nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho đối tượng này, từ đó hỗ trợ các TCTD từng bước chuyển đổi từ hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản sang hình thức cho vay tín chấp dựa trên dự báo mức độ rủi ro của khách hàng. Năm 2023, các báo cáo TTTD do CIC cung cấp được bổ sung thêm một số trường thông tin hữu ích cho đơn vị sử dụng như bổ sung thông tin xác suất vỡ nợ, thông tin xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Để phù hợp với xu thế về dịch vụ tài chính số, CIC đã ra mắt sản phẩm Báo cáo TTTD tức thời (S11T) vào tháng 5/2024 nhằm hỗ trợ các đơn vị sử dụng ra quyết định nhanh chóng khi xét duyệt khoản vay trên môi trường số. Ngoài ra, CIC cung cấp các sản phẩm theo yêu cầu đáp ứng nhu cầu đánh giá khách hàng vay, xây dựng và kiểm định mô hình của các TCTD.

Theo thống kê, số lượng báo cáo TTTD do CIC cung cấp cho các đơn vị sử dụng có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ theo từng giai đoạn 5 năm, đặc biệt trong giai đoạn 2014 - 2019 (tăng 8,5 lần) và giai đoạn 2019 - 2024 (tăng 2,3 lần). Trong năm 2024 (tính đến tháng 10), CIC đã cung cấp gần 75 triệu báo cáo cho các TCTD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Thứ ba, đối với các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ, phục vụ cho khách hàng vay, tăng cường tính minh bạch, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng và thúc đẩy tài chính toàn diện

Sau khi Cổng thông tin kết nối khách hàng vay chính thức được vận hành vào năm 2019, CIC tiếp tục đẩy mạnh phát triển và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trực tiếp cho khách hàng vay. Tính đến tháng 10/2024, CIC đã ghi nhận hơn 1,9 triệu khách hàng cá nhân và gần 1,6 nghìn khách hàng pháp nhân đăng ký tài khoản và khai thác báo cáo TTTD thông qua Cổng thông tin kết nối khách hàng vay với số lượng báo cáo TTTD khai thác trung bình trong giai đoạn từ năm 2019 đến nay ước đạt khoảng gần 400.000 báo cáo/năm.

Nhờ có sự ra đời của hoạt động TTTD, bức tranh toàn cảnh về hoạt động tín dụng trong hệ thống ngân hàng trở nên rõ ràng, minh bạch hơn, giảm thiểu thông tin bất cân xứng giữa người cho vay và người đi vay. Đặc biệt, kết quả hoạt động TTTD do CIC là đơn vị đầu mối triển khai đã được ghi nhận và đánh giá cao khi hỗ trợ tích cực cho NHNN trong công tác quản lý nhà nước, hoạch định chính sách, thanh tra giám sát; hỗ trợ các TCTD trong công tác quản trị rủi ro, bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng. Trong suốt thời gian hơn 32 năm triển khai và 25 năm chính thức thành lập, hoạt động TTTD của NHNN đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì và hạng Nhất lần lượt vào các năm 2009, 2014 và 2019. Bước sang giai đoạn tiếp theo trong quá trình hình thành và phát triển, hoạt động TTTD của NHNN thông qua đơn vị đầu mối CIC được kỳ vọng sẽ tiếp tục giữ vững vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia, góp phần tích cực trong bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Cao Văn Bình
Chủ tịch Hội đồng quản lý CIC

Tin bài khác

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và với sự chỉ đạo triển khai của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Ninh, những năm qua, Chương trình cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã tạo động lực giúp hàng trăm phụ nữ trên địa bàn tỉnh mạnh dạn khởi nghiệp và phát triển kinh tế ổn định, hiệu quả, góp phần tích cực cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình...
Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Là “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trong việc truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với phụ nữ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Lộc, thành phố Huế luôn đồng hành, sát cánh với hội viên, giúp họ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, quyền năng kinh tế cho chị em, qua đó, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Bài viết tập trung phân tích hiệu quả nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2024 thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng.
Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang là một nền kinh tế có độ mở lớn, việc giao thương với các quốc gia trên thế giới đã mở ra nhiều cơ hội trong việc kinh doanh ngoại tệ nói chung và hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh tại các TCTD nói chung. Theo đó, các TCTD đã tận dụng tốt cơ hội và lợi thế để triển khai các sản phẩm phái sinh đến khách hàng dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng cũng như sự điều tiết của thị trường.
Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Sự phát triển công nghệ ngân hàng số diễn ra mạnh mẽ với tốc độ khá nhanh, kéo theo sự thay đổi nhanh chóng dịch vụ tài chính; các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới đa dạng đem lại những trải nghiệm mới và lợi ích sử dụng cho khách hàng.
“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Với lợi thế tự nhiên vừa có đồng bằng, miền núi, biên giới giáp với Vương quốc Campuchia và sự hỗ trợ từ những chính sách đặc thù, tỉnh An Giang đã và đang vươn lên trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển bền vững.
Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024, hệ thống ngân hàng đã phát huy vai trò là huyết mạch quan trọng, chủ động bảo đảm nguồn vốn lưu thông linh hoạt, đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng của tỉnh.
Ngân hàng với những chính sách vì người dân, doanh nghiệp

Ngân hàng với những chính sách vì người dân, doanh nghiệp

Trong năm 2025, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự linh hoạt, chủ động, quyết liệt của NHNN trong điều hành và những nỗ lực, trách nhiệm cao của hệ thống ngân hàng sẽ từng bước hóa giải những thách thức để đạt các mục tiêu.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc