Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đẩy mạnh cho vay vốn phát triển kinh tế địa phương

Hoạt động ngân hàng
Năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp tiếp tục có những chuyển biến tích cực với nhiều khởi sắc; trên đà phục hồi và phát triển ở hầu hết các lĩnh vực.
aa

Năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp tiếp tục có những chuyển biến tích cực với nhiều khởi sắc; trên đà phục hồi và phát triển ở hầu hết các lĩnh vực. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, các vấn đề về truy xuất nguồn gốc được quan tâm, thực hiện; đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Nhiều tín hiệu tích cực đến từ sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch... Công tác cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh, môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh được cải thiện. Vai trò kiến tạo của Nhà nước được thể hiện rõ qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp. Cùng với đó, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã chủ động thực hiện tốt định hướng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đáp ứng nhu cầu tín dụng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.



Một góc thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp


Nỗ lực tạo dư địa hỗ trợ phục hồi kinh tế

Theo Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp Vương Trí Phong, trong năm 2023, NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp tiếp tục theo dõi, chỉ đạo sát sao các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành Ngân hàng về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, trọng tâm là triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của ngành Ngân hàng năm 2023; đẩy mạnh triển khai Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; chỉ đạo giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh; cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo; triển khai chương trình tín dụng 15.000 tỉ đồng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản; thực hiện Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 của Thống đốc NHNN quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, Quyết định số 860/QĐ-NHNN ngày 27/4/2023 của Thống đốc NHNN ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 27/02/2023 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; chấn chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ liên quan đến bảo hiểm; đôn đốc hoạt động thu hồi nợ; chỉ đạo tăng cường công tác tín dụng, nâng cao khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn; triển khai các giải pháp tháo gỡ, hướng đến mục tiêu xuất khẩu thủy sản bền vững; đẩy mạnh triển khai Chương trình tín dụng 120.000 tỉ đồng theo Danh mục dự án được công bố. Qua đó, các chủ trương, chính sách, chỉ đạo được triển khai kịp thời đến các TCTD, hoạt động ngân hàng bảo đảm bám sát những mục tiêu, định hướng của Ngành và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Bên cạnh đó, NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp đã kịp thời ban hành các văn bản chấn chỉnh đối với từng mảng hoạt động của các TCTD để bảo đảm hoạt động ngân hàng diễn ra ổn định, an toàn, thông suốt, hiệu quả.

Hiện nay, mạng lưới các TCTD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 31 chi nhánh ngân hàng cấp tỉnh, 11 chi nhánh ngân hàng cấp huyện, 94 phòng giao dịch trực thuộc các chi nhánh ngân hàng, 17 quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) và 02 chi nhánh tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM), so với cuối năm 2022, tăng 01 chi nhánh ngân hàng cấp tỉnh, 04 phòng giao dịch trực thuộc các chi nhánh ngân hàng; với 200 máy giao dịch tự động (trong đó có 187 ATM, 03 STM, 08 CDM, 02 Onebank) đã đăng kí hoạt động; số lượng máy POS là 860/860 máy đã kết nối 18/30 chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM). Thời gian qua, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã phát triển mạnh cả về số lượng các TCTD, quy mô và chất lượng hoạt động, đáp ứng tốt nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế địa phương.

Về lãi suất, trong năm 2023, để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm hỗ trợ người dân, NHNN đã liên tục điều chỉnh giảm 04 lần các mức lãi suất điều hành. Trong đó, 04 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa đối với các lĩnh vực ưu tiên theo Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 26/6/2023 của Thống đốc NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (so với năm 2022 đã giảm 1,5%/năm). Các TCTD trên địa bàn thực hiện đúng quy định về lãi suất huy động, lãi suất cho vay của NHNN theo từng thời điểm thực tế. Năm 2023, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm từ 0,5 - 1,5%/năm, tùy từng kì hạn và tùy từng TCTD. Đến thời điểm hiện tại, lãi suất cho vay giảm trên 2%/năm. Trong đó, đối với nhóm NHTM nhà nước, lãi suất cho vay ngắn hạn VND phổ biến là 4 - 7%/năm, lãi suất trung, dài hạn là 8 - 10%/năm. Đối với nhóm NHTM cổ phần, lãi suất cho vay ngắn hạn VND phổ biến là 4,2 - 12,8%/năm, lãi suất trung dài hạn là 8 - 14,25%/năm.


Kết quả hoạt động huy động vốn tính đến ngày 31/12/2023, đạt 69.014 tỉ đồng, tăng 7.394 tỉ đồng, tăng 12% so với cuối năm 2022; trong đó, tiền gửi từ dân cư chiếm trên 80% tổng huy động vốn.


Biểu đồ 1: Diễn biến huy động vốn của các TCTD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2023


Đơn vị: Tỉ đồng


Có được nguồn vốn huy động cùng với nguồn vốn điều hòa của các TCTD, các chi nhánh NHTM đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp, khách hàng đầu tư sản xuất, kinh doanh phục hồi kinh tế địa phương. Trong năm 2023, với nhu cầu vốn cho vay phục hồi và phát triển kinh tế, cùng với việc thực hiện các chính sách hỗ trợ khách hàng, quy trình, thủ tục cho vay thuận lợi nên dư nợ cho vay tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt trong những tháng cuối năm. Năm 2023, dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đạt 106.477 tỉ đồng, tăng 12.249 tỉ đồng, tăng 13% so với cuối năm 2022.

Biểu đồ 2: Diễn biến dư nợ tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2023

Đơn vị: Tỉ đồng


Các chương trình tín dụng cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có dư nợ đạt 68.072 tỉ đồng, so với cuối năm 2022 tăng 9.094 tỉ đồng, tăng 15,42%. Trong đó, dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới đạt 43.266 tỉ đồng, chiếm 63,56%/tổng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. Agribank Chi nhánh Đồng Tháp cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp với dư nợ 3,92 tỉ đồng; cho vay nuôi trồng và chế biến thủy sản dư nợ 13.003 tỉ đồng, so với cuối năm 2022 tăng 1.012 tỉ đồng, tăng 8,44%; cho vay thu mua, tiêu thụ cá tra (trong nước, xuất khẩu) đạt 265 tỉ đồng; cho vay thu mua lúa, gạo dư nợ 12.630 tỉ đồng, so với cuối năm 2022 tăng 1.353 tỉ đồng, tăng 12%, trong đó cho vay thu mua, tiêu thụ lúa gạo (trong nước, xuất khẩu) là 10.305 tỉ đồng.

Về cho vay doanh nghiệp, dư nợ đạt 30.469 tỉ đồng, tăng 6.130 tỉ đồng, tăng 25,19% so với cuối năm 2022 với 1.215 doanh nghiệp còn dư nợ. Riêng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa dư nợ 12.368 tỉ đồng, so với cuối năm 2022 tăng 843 tỉ đồng, tăng 7,31%.

Bên cạnh đó, dư nợ cho vay tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp đạt 4.946 tỉ đồng với 181.797 khách hàng còn dư nợ, so với cuối năm 2022 tăng 386 tỉ đồng, tương ứng tăng 8,46%.

Ngoài ra, 17 QTDND hoạt động trên địa bàn 43 xã, phường, thị trấn đã góp phần hỗ trợ vốn cho 24.091 thành viên phục vụ sản xuất, kinh doanh với dư nợ 971 tỉ đồng; 02 chi nhánh TCTCVM (Quỹ CEP Cao Lãnh và Quỹ CEP Sa Đéc) với dư nợ 249 tỉ đồng; các quỹ hoạt động an toàn, hiệu quả, góp phần quan trọng vào đẩy lùi “tín dụng đen” tại địa bàn nông thôn.

Cùng với đó, NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp tích cực chỉ đạo các chi nhánh NHTM triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Hầu hết các chi nhánh NHTM đã triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn đến khách hàng về nội dung chính sách, tích cực, chủ động tiếp cận đến những khách hàng đủ điều kiện để hướng dẫn các bước hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Đến nay, dư nợ hỗ trợ lãi suất đạt 1.898 tỉ đồng của 9 doanh nghiệp và 6 cá nhân, so với cuối năm 2022 tăng 1.438 tỉ đồng, tăng 312,61%. Doanh số hỗ trợ lãi suất từ đầu chương trình đạt 7.433 tỉ đồng, số tiền được hỗ trợ lãi suất lũy kế từ đầu chương trình là 23,08 tỉ đồng cho 22 khách hàng. Hiện nay, các khách hàng còn dư nợ chủ yếu liên quan đến nhóm ngành thủy sản.

Về chính sách cho vay có hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong hai năm 2022 - 2023, theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đối với các khoản vay có lãi suất trên 6%/năm, NHCSXH Chi nhánh Đồng Tháp đã thực hiện hỗ trợ số tiền 53,023 tỉ đồng cho 74.135 khách hàng với 81.600 món vay; tăng 37,23 tỉ đồng (tăng 235,78%) so với cuối năm 2022.

Kết quả thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN của Thống đốc NHNN lũy kế đến ngày 31/12/2023, đã có 650 lượt khách hàng được các TCTD trên địa bàn cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với tổng dư nợ (gốc, lãi) đạt 577,32 tỉ đồng (trong đó nợ gốc 566,92 tỉ đồng, nợ lãi 10,40 tỉ đồng).

Doanh số cho vay lũy kế từ đầu chương trình tín dụng 15.000 tỉ đồng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản đối với một doanh nghiệp ngành cá tra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Chi nhánh Đồng Tháp đạt 45 tỉ đồng. Đến ngày 31/12/2023, dư nợ còn lại 43,66 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi 6%/năm (thấp hơn 2% so với lãi suất cho vay thông thường).

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 01 dự án nhà ở xã hội được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Tháp công bố trong danh mục dự án nhà ở xã hội, đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh, cụ thể: Dự án nhà ở xã hội Mỹ Phú tại phường Mỹ Phú, thành phố Cao Lãnh do Công ty Cổ phần Khai thác xây dựng Vận tải Phương Nam thực hiện. Đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng Thương cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Đồng Tháp đang tiếp cận chủ đầu tư Dự án để nắm bắt nhu cầu vay vốn theo chương trình tín dụng 120.000 tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội.

Trong năm 2023, sau khi được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương thực hiện mô hình “Tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt”, NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức thí điểm và sơ kết công tác phối hợp thực hiện mô hình với UBND thành phố Cao Lãnh. Đến nay, NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp đã kí kết Kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt với 3/3 thành phố và 3/9 huyện trong toàn tỉnh. Ngoài ra, để đẩy mạnh chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh, NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp cũng đã thực hiện đăng kí mô hình này là mô hình phát triển kinh tế mới của Đồng Tháp gửi Sở Thông tin và Truyền thông để phối hợp truyền thông trên VTV1. Các chi nhánh NHTM đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các sản phẩm, dịch vụ thanh toán điện tử, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thông qua việc tham gia các gian hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các chương trình xúc tiến thương mại, sự kiện, lễ hội…; tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông địa phương thông qua các phóng sự thực tế; phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tuyên truyền, hướng dẫn cho 200 phụ nữ tiếp cận thanh toán không dùng tiền mặt; phối hợp triển khai thanh toán không dùng tiền mặt và hướng dẫn các hộ tiểu thương tại chợ quê Tân Thuận Đông; tổ chức các đợt ra quân để tư vấn, hướng dẫn về các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đến người dân, cơ sở kinh doanh trên địa bàn, hướng dẫn thiết lập mã QR tại các cơ sở kinh doanh để khách hàng thanh toán…

Về việc thực hiện tái cơ cấu hoạt động các TCTD, xử lí nợ xấu, NHNN Chi nhánh Đồng Tháp tiếp tục chỉ đạo các chi nhánh NHTM, các QTDND thực hiện các giải pháp tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát và xử lí nợ xấu, thực hiện đúng quy định công tác thẩm định cho vay; các chi nhánh có nợ xấu trên 3% có biện pháp thu hồi, xử lí nợ xấu, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh.

Giải pháp trọng tâm thực hiện mục tiêu năm 2024

Có thể thấy, kết quả huy động vốn và dư nợ năm 2023 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp tăng tương đối cao so với mức tăng trưởng chung của cả nước, đặc biệt dư nợ cho vay doanh nghiệp tăng cao so với đầu năm (25,19%). Bên cạnh đó, các TCTD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã tích cực tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Riêng đối với các lĩnh vực gặp khó khăn do tình hình chung, hệ thống ngân hàng trên địa bàn đã thực hiện các giải pháp về tiền tệ, tín dụng, lãi suất theo chỉ đạo của NHNN, cùng với việc đẩy mạnh triển khai Chương trình cho vay đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản; tiếp tục thể hiện tinh thần đồng hành trong việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh và thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế.

NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp đề ra mục tiêu kế hoạch năm 2024 là huy động tiền gửi tăng trưởng khoảng 12%, tín dụng tăng trưởng 13%, kiểm soát nợ xấu dưới 3%/tổng dư nợ. Để đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã xác định cần tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm sau:

Thứ nhất, NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp tiếp tục chỉ đạo các TCTD thực hiện nghiêm quy định lãi suất huy động, lãi suất cho vay theo chỉ đạo của NHNN; thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định lãi suất, nhất là lãi suất áp dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN và Thông tư số 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 39/2016/TT-NHNN.

Thứ hai, tập trung chỉ đạo các TCTD triển khai các giải pháp thu hút nguồn vốn huy động tại chỗ, tranh thủ nguồn vốn điều hòa để đáp ứng nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; tiếp tục điều chỉnh lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh, chia sẻ khó khăn với khách hàng; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh, đảm bảo an toàn hoạt động; nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động cung ứng dịch vụ liên quan đến bảo hiểm.

Thứ ba, đẩy mạnh triển khai thực hiện gói 15.000 tỉ đồng Chương trình hỗ trợ tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản theo hướng dẫn của NHNN; kịp thời nắm bắt thông tin, ghi nhận các khó khăn, vướng mắc liên quan trong quá trình triển khai thực hiện để phối hợp xử lí trong phạm vi thẩm quyền hoặc báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lí.

Thứ tư, đẩy mạnh triển khai và theo dõi, đôn đốc việc triển khai Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, Chương trình tín dụng 120.000 tỉ đồng theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Thứ năm, tiếp tục triển khai các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh quốc gia, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục, nâng cao chất lượng công tác thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, góp phần cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Thứ sáu, tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh chuyển đổi số, triển khai đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; nắm bắt và giải đáp kịp thời các khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Thứ bảy, chỉ đạo, thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng, thực hiện tốt công tác an toàn kho quỹ; thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống lụt bão, bảo đảm an toàn tài sản cơ quan; bảo đảm an toàn hoạt động ATM, POS, CDM.

Tài liệu tham khảo:

1. Báo cáo kết quả hoạt động ngân hàng tỉnh Đồng Tháp năm 2022 và năm 2023.
2. Khai thác số liệu từ hệ thống báo cáo thống kê tập trung của NHNN.
3. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp năm 2022 và năm 2023.
4. Niên giám Thống kê của Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2022 và năm 2023.


Minh Trọng

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và với sự chỉ đạo triển khai của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Ninh, những năm qua, Chương trình cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã tạo động lực giúp hàng trăm phụ nữ trên địa bàn tỉnh mạnh dạn khởi nghiệp và phát triển kinh tế ổn định, hiệu quả, góp phần tích cực cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình...
Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Là “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trong việc truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với phụ nữ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Lộc, thành phố Huế luôn đồng hành, sát cánh với hội viên, giúp họ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, quyền năng kinh tế cho chị em, qua đó, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Bài viết tập trung phân tích hiệu quả nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2024 thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng.
Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang là một nền kinh tế có độ mở lớn, việc giao thương với các quốc gia trên thế giới đã mở ra nhiều cơ hội trong việc kinh doanh ngoại tệ nói chung và hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh tại các TCTD nói chung. Theo đó, các TCTD đã tận dụng tốt cơ hội và lợi thế để triển khai các sản phẩm phái sinh đến khách hàng dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng cũng như sự điều tiết của thị trường.
Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Sự phát triển công nghệ ngân hàng số diễn ra mạnh mẽ với tốc độ khá nhanh, kéo theo sự thay đổi nhanh chóng dịch vụ tài chính; các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới đa dạng đem lại những trải nghiệm mới và lợi ích sử dụng cho khách hàng.
“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Với lợi thế tự nhiên vừa có đồng bằng, miền núi, biên giới giáp với Vương quốc Campuchia và sự hỗ trợ từ những chính sách đặc thù, tỉnh An Giang đã và đang vươn lên trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển bền vững.
Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024, hệ thống ngân hàng đã phát huy vai trò là huyết mạch quan trọng, chủ động bảo đảm nguồn vốn lưu thông linh hoạt, đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng của tỉnh.
25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

Tại Việt Nam, vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, khi hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển từ một cấp thành hai cấp, định hướng hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường, hàng loạt quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng và cả một số ngân hàng lâm vào tình trạng mất vốn, nợ tồn đọng lớn, gây ảnh hưởng tới uy tín của hệ thống ngân hàng, lòng tin của người dân và doanh nghiệp.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc