Thoát nghèo từ trồng cây sâm quý

Hoạt động ngân hàng
Chí Kiên Toàn huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) có khoảng 6.000 hộ dân thì đã có 18.000 lượt hộ vay vốn của NHCSXH. Nhiều hộ đã sử dụng nguồn vốn này để trồng sâm thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Vốn ưu ...
aa

Chí Kiên


Toàn huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) có khoảng 6.000 hộ dân thì đã có 18.000 lượt hộ vay vốn của NHCSXH. Nhiều hộ đã sử dụng nguồn vốn này để trồng sâm thoát nghèo và vươn lên làm giàu.


Vốn ưu đãi tiếp sức
Nói đến vùng trồng sâm Ngọc Linh nổi tiếng ở huyện Tu Mơ Rông nhiều người nghĩ rằng, chỉ những doanh nghiệp mới tham gia trồng loại cây quý hiếm này. Tuy nhiên, khi “mục sở thị” tại đây mới thấy, không chỉ có các doanh nghiệp mà nhiều hộ dân - người đồng bào DTTS cũng trồng cây dược liệu, cây sâm để thoát nghèo, thậm chí vươn lên làm giàu.
Trên địa bàn huyện có 6 xã có thể trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng và đã có hơn 500 hộ dân ở 3 xã Măng Ri, Tê Xăng và Ngọc Lây trồng sâm Ngọc Linh. Năm 2018, tổng diện tích trồng mới sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông gần 3 ha, nâng diện tích cây sâm Ngọc Linh trong dân trên toàn huyện lên hơn 17 ha… Ngoài ra, có hơn 300 ha diện tích sâm Ngọc Linh của các doanh nghiệp trồng trên địa bàn và có hàng trăm hộ dân tham gia mô hình liên kết trồng sâm với Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum. Bên cạnh sâm quý Ngọc Linh, người dân trong huyện còn trồng sâm dây (đẳng sâm) khoảng 40 ha và nhiều cây dược liệu khác như kỷ tử, đương quy, sơn tra…
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Tu Mơ Rông Võ Trung Mạnh cho biết, trong những năm gần đây rất nhiều hộ dân đã vay vốn NHCSXH để trồng sâm và nhiều cây dược liệu để thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá trong huyện. Đến nay, dư nợ cho vay của NHCSXH đạt 178 tỷ đồng. Toàn huyện có khoảng 6.000 hộ dân thì đã có 18.000 lượt hộ vay vốn. “Nếu đầu tư vốn đúng cách, với 1 sào sâm dây, sau 18 tháng có thể mang về thu nhập 50 triệu đồng”, ông Mạnh chia sẻ.
Ngọc Lây - một trong số xã trồng sâm nhiều nhất của huyện, ở đó, ông A Điện Trung - Bí thư Đảng ủy xã là người “tiên phong” cho mô hình trồng sâm hiệu quả. Đích thân ông A Điện Trung dẫn chúng tôi leo lên núi Ngọc Linh. Nhìn bước chân thoăn thoắt trong cánh rừng của ông A Điện Trung - người cùng ăn, cùng ngủ với cây sâm, khiến chúng tôi theo bở hơi tai mà vẫn không kịp.
“Mỗi ngày tôi phải đi lại quãng đường rừng này 3km khoảng 3 lần. Đêm phải thay nhau trông sâm vì sợ chuột vào cắn đứt cây. Đặc điểm của cây sâm là sống và cho năng suất trong rừng có độ tán che phủ chỉ 10% - 15% ánh sáng lọt vào nên vùng đất này rất hợp”, A Điện Trung vừa bước, vừa chia sẻ.
Nói về sự bén duyên với cây sâm quý, A Điện Trung kể: Cách đây khoảng 5 năm, ông bắt đầu trồng sâm, khi lần đầu vay vốn chương trình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn của NHCSXH với số tiền 50 triệu đồng và dồn tất cả vào cây sâm giống. Sau này thấy hiệu quả, ông bàn với gia đình tập trung vốn, mở rộng diện tích. “Hai năm nay, cả gia đình phải gom từ nhiều nguồn khác để đầu tư vào vườn sâm như chăn nuôi, bán bò, thu cây dược liệu nhưng tôi thực sự biết ơn những đồng vốn ưu đãi NHCSXH cho vay mượn đầu tiên”, ông Trung nói.
Hiện nay, vườn sâm của ông A Điện Trung cho thu nhập cao, có cây đã được trả giá tới gần 200 triệu đồng mà chưa bán vì càng để lâu năm càng có giá và hàng năm cây sâm này cho ra hạt giống có thể bán được 30 triệu đồng mỗi năm. Vườn sâm của ông A Điện Trung tạo việc làm cho hơn chục lao động là người thân trong gia đình.
Từ mô hình của ông A Điện Trung, đến nay nhiều người trong xã Ngọc Lây đã ưu tiên trồng sâm. Chị Y B Lúc, thôn Măng Rương 1 cho hay, tháng 4/2017, gia đình chị được vay 40 triệu đồng chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH để trồng 2 sào sâm dây. Đến nay đã thu hoạch một lần thu được 15 triệu đồng để trả NHCSXH. Dự kiến vài tháng nữa thu hoạch tiếp có thể thu về 20 triệu đồng. “Với sâm dây thì trồng khoảng 2 năm là có thể thu hoạch được nếu trồng từ hạt, hoặc 14 - 16 tháng nếu trồng từ củ nên quay vòng vốn rất nhanh”, chị Y B Lúc tâm sự. Hiện gia đình chị Y B Lúc đang chuẩn bị trồng thêm khoảng 1ha sâm dây và rất cần vay thêm nguồn vốn khoảng 50 triệu đồng để đầu tư máy bơm nước tưới sâm. Nhờ mạnh dạn chuyển đổi từ trồng mì sang trồng sâm dây cùng với sự hỗ trợ vốn của NHCSXH, đến cuối năm 2018, gia đình chị Y B Lúc đã thoát nghèo.

Nỗ lực xây dựng thương hiệu sâm quý
Trồng sâm để vươn lên thoát nghèo ở Ngọc Lây đã được chứng minh, ông A Điện Trung cho biết, địa phương đang chỉ đạo và rà soát để có thể tăng diện tích trồng sâm. Cùng với đó Đảng ủy, chính quyền xã cũng kiến nghị NHCSXH huyện tăng vốn ưu đãi thêm 3 - 5 tỷ đồng để phát triển sâm Ngọc Linh và sâm dây, bởi theo ông từ trước đến nay, vay vốn trồng cây dược liệu trên địa bàn chưa gặp rủi ro gì.
Trước đây, nhiều hộ mới trồng sâm nên còn manh mún, nay kết hợp tuyên truyền, vận động nên bà con trồng tập trung hơn, cho năng suất và chất lượng. Tin tưởng rằng, có thêm vốn ưu đãi thì nhiều mô hình trồng sâm của Ngọc Lây sẽ hiệu quả, nâng cao thu nhập cho bà con.
Chia sẻ thêm, ông Nguyễn Minh Bình - Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lây cho biết, mong muốn của bà con dân tộc thiểu số là không chỉ cần thêm vốn mà còn kiến nghị kéo dài thời gian cho vay. Hiện nay bà con đang phải “lấy ngắn nuôi dài,” tức là trồng những cây ngắn ngày như sâm dây, đương quy, kỷ tử… để “nuôi” cây sâm Ngọc Linh, nếu ngân hàng kéo dài được thời gian trả nợ thì bà con đỡ vất vả hơn trong xoay nguồn vốn.
Cùng chúng tôi thăm mô hình trồng sâm, Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh Kon Tum Nguyễn Văn Tuấn cho biết, tới đây NHCSXH Kon Tum rà soát xem những hộ nào trồng sâm hiệu quả sẽ cho vay vốn. “Ví dụ như ông A Điện Trung không thuộc diện hộ nghèo nhưng lại là hộ cá thể tạo việc làm cho lao động là bà con dân tộc, sắp tới có thể sẽ được tăng mức vay theo kinh doanh, sản xuất”, ông Tuấn nói.
Toàn huyện Tu Mơ Rông có diện tích tự nhiên 857,18km2, dân số toàn huyện gần 26 nghìn người, với 6.158 hộ, trong đó dân tộc thiểu số 5.964 hộ, chiếm 96,8%, với 7 dân tộc anh em đang sinh sống. Đến cuối năm 2018, toàn huyện có 3.219 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 52,27%, giảm 6,39% so với năm 2017. Ngoài phát triển các mô hình chăn nuôi thì trồng sâm là một chiến lược quan trọng giúp người dân thoát nghèo.
Về chiến lược dài hạn cho cây sâm của huyện Tu Mơ Rông, Phó Bí thư Thường trực huyện Võ Trung Mạnh cho biết, với khí hậu ở độ cao nhất là đỉnh núi Ngọc Linh 2.600m, bà con nơi đây chủ yếu tập trung vào phát triển trồng cây dược liệu trong đó có cây sâm. Thu nhập bình quân đầu người hiện vào khoảng 20 triệu đồng/hộ/năm. Huyện cũng đã huy động các nguồn lực về vốn như lồng ghép vốn Chương trình 134, Chương trình 135 cùng vốn ngân hàng để phát triển mạnh dược liệu. Tuy nhiên, do rào cản phong tục, tập quán lạc hậu, địa hình phức tạp nên có khó khăn là bà con chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng cây. “Nếu trồng 1 sào sâm dây, chỉ sau 1,5 năm là cho thu hoạch thu về khoảng 50 triệu đồng, nhưng do vấn đề nhận thức nên không phải ai cũng làm”, Phó Bí thư Võ Trung Mạnh nói và cho rằng, huyện ủy, chính quyền địa phương đã và sẽ tiếp tục tuyên truyền để nâng cao nhận thức của bà con, để không chỉ giữ được thương hiệu sâm quý mà còn giúp người dân có thu nhập, thoát nghèo bền vững.

(Tạp chí Ngân hàng số 9/2019)

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và với sự chỉ đạo triển khai của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Ninh, những năm qua, Chương trình cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã tạo động lực giúp hàng trăm phụ nữ trên địa bàn tỉnh mạnh dạn khởi nghiệp và phát triển kinh tế ổn định, hiệu quả, góp phần tích cực cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình...
Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Là “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trong việc truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với phụ nữ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Lộc, thành phố Huế luôn đồng hành, sát cánh với hội viên, giúp họ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, quyền năng kinh tế cho chị em, qua đó, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Bài viết tập trung phân tích hiệu quả nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2024 thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng.
Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang là một nền kinh tế có độ mở lớn, việc giao thương với các quốc gia trên thế giới đã mở ra nhiều cơ hội trong việc kinh doanh ngoại tệ nói chung và hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh tại các TCTD nói chung. Theo đó, các TCTD đã tận dụng tốt cơ hội và lợi thế để triển khai các sản phẩm phái sinh đến khách hàng dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng cũng như sự điều tiết của thị trường.
Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Sự phát triển công nghệ ngân hàng số diễn ra mạnh mẽ với tốc độ khá nhanh, kéo theo sự thay đổi nhanh chóng dịch vụ tài chính; các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới đa dạng đem lại những trải nghiệm mới và lợi ích sử dụng cho khách hàng.
“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Với lợi thế tự nhiên vừa có đồng bằng, miền núi, biên giới giáp với Vương quốc Campuchia và sự hỗ trợ từ những chính sách đặc thù, tỉnh An Giang đã và đang vươn lên trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển bền vững.
Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024, hệ thống ngân hàng đã phát huy vai trò là huyết mạch quan trọng, chủ động bảo đảm nguồn vốn lưu thông linh hoạt, đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng của tỉnh.
25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

Tại Việt Nam, vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, khi hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển từ một cấp thành hai cấp, định hướng hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường, hàng loạt quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng và cả một số ngân hàng lâm vào tình trạng mất vốn, nợ tồn đọng lớn, gây ảnh hưởng tới uy tín của hệ thống ngân hàng, lòng tin của người dân và doanh nghiệp.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc