BIDV - khẳng định vị thế là tổ chức tài chính vững mạnh, đáng tin cậy

Hoạt động ngân hàng
Trong năm 2024, BIDV đã thể hiện vai trò tiên phong và trách nhiệm xã hội sâu sắc khi triển khai hàng loạt giải pháp hỗ trợ mang tính thiết thực và toàn diện, góp phần đồng hành cùng khách hàng vượt qua những khó khăn, thách thức.
aa

Trong năm 2024, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và những diễn biến khó lường từ thị trường, nhưng bằng sự nỗ lực, quyết tâm và tinh thần đoàn kết của toàn thể cán bộ, nhân viên, người lao động, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong hoạt động. Theo đó, hoạt động của Ngân hàng được duy trì an toàn, thông suốt, hoàn thành xuất sắc và toàn diện các mục tiêu đề ra về quy mô, cơ cấu, chất lượng, hiệu quả cũng như phát triển thể chế. BIDV không chỉ bảo toàn và phát triển nguồn vốn nhà nước mà còn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; đồng thời, bảo đảm quyền lợi cho cổ đông và người lao động. Ngoài ra, BIDV đã tích cực và chủ động triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, xã hội và cộng đồng.

Những kết quả kinh doanh tích cực

Tính đến ngày 31/12/2024, BIDV đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh doanh được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Đại hội đồng cổ đông giao. Tổng tài sản đạt gần 2,7 triệu tỉ đồng (tương đương hơn 100 tỉ USD), tăng 19,4% so với năm 2023, duy trì vị thế là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam. Tổng nguồn vốn huy động đạt 2,14 triệu tỉ đồng, tăng 13,1% so với năm 2023; tổng dư nợ tín dụng đạt trên 2,01 triệu tỉ đồng, tăng 15,3% so với năm trước; thị phần tín dụng đứng đầu thị trường, đạt 13,1%; lợi nhuận trước thuế đạt 30.006 tỉ đồng (tương đương hơn 1,1 tỉ USD), tăng 12,4% so với năm 2023.

Trong cơ cấu nguồn vốn, BIDV cũng bảo toàn và phát triển vốn nhà nước. Vốn chủ sở hữu đạt 136.320 tỉ đồng, tăng trưởng 18,4%; giá trị vốn hóa đạt 259.000 tỉ đồng, tăng trưởng 4,6% so với năm 2023, là một trong 3 doanh nghiệp có mức vốn hóa cao nhất thị trường chứng khoán Việt Nam; hoàn thành tăng vốn điều lệ lên mức 68.975 tỉ đồng; nộp ngân sách 9.412 tỉ đồng, thuộc nhóm các doanh nghiệp dẫn đầu về nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hoạt động các công ty con, liên doanh, liên kết duy trì ổn định; lợi nhuận trước thuế khối công ty con đạt 1.253 tỉ đồng; lợi nhuận trước thuế khối công ty liên doanh, liên kết đạt 1.362 tỉ đồng.

Chủ động triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng

Trong năm 2024, BIDV đã thể hiện vai trò tiên phong và trách nhiệm xã hội sâu sắc khi triển khai hàng loạt giải pháp hỗ trợ mang tính thiết thực và toàn diện, góp phần đồng hành cùng khách hàng vượt qua những khó khăn, thách thức. Nổi bật trong các nỗ lực này là Chương trình giảm lãi suất lên đến 2%/năm, một hành động ý nghĩa dành cho các khách hàng chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão số 3 (Yagi). Tổng quy mô dư nợ áp dụng giảm lãi suất đạt mức ấn tượng là 100.000 tỉ đồng, với 40.000 tỉ đồng hỗ trợ các khoản vay hiện hữu và 60.000 tỉ đồng dành cho các khoản vay mới. Đây không chỉ là sự hỗ trợ tài chính kịp thời mà còn là nguồn động lực lớn lao giúp khách hàng khắc phục khó khăn và ổn định cuộc sống.

BIDV - khẳng định vị thế là tổ chức tài chính vững mạnh, đáng tin cậy
BIDV tích cực và chủ động triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, xã hội và cộng đồng

Song hành cùng đó, BIDV đã triển khai gói tín dụng ưu đãi có tổng quy mô lên tới 200.000 tỉ đồng dành riêng cho khách hàng cá nhân. Gói tín dụng này không chỉ hấp dẫn với mức lãi suất cạnh tranh mà còn đặc biệt linh hoạt với thời hạn vay tối đa lên đến 30 năm. Điều này giúp khách hàng an tâm hơn trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh, đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Không dừng lại ở việc hạ lãi suất, BIDV còn chủ động thực hiện các giải pháp mang tính chiến lược như cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo các quy định tại Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 06/2024/TT-NHNN ngày 18/6/2024 của Thống đốc NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Thông qua việc cơ cấu lại, BIDV đã hỗ trợ khách hàng với tổng dư nợ lên tới 8.500 tỉ đồng, góp phần giúp họ giảm bớt áp lực tài chính, tái cơ cấu hoạt động và hướng đến sự phát triển bền vững. Đây chính là minh chứng rõ nét cho tinh thần trách nhiệm, sự tận tâm và cam kết đồng hành của BIDV trong hành trình phục hồi và phát triển kinh tế, góp phần xây dựng một cộng đồng bền vững, thịnh vượng.

Dấu ấn trên hành trình hướng đến “Ngân hàng Xanh”

Năm 2024 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của BIDV trong việc khẳng định vai trò tiên phong trên hành trình phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu quốc gia về phát thải ròng bằng "0" (Net Zero). Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và tính tất yếu của thực hành ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, BIDV đang xây dựng Chiến lược tổng thể thực hành ESG và ban hành khung chương trình hành động cụ thể. Tinh thần trách nhiệm này được BIDV triển khai đồng bộ từ cấp lãnh đạo đến từng nhân viên, khẳng định cam kết không ngừng nghỉ của BIDV trong việc đồng hành cùng cộng đồng và xã hội trên hành trình phát triển bền vững.

Trong năm 2024, BIDV đã phát hành Báo cáo Phát triển bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế với thông điệp “Kiến tạo Tương lai Xanh”. Báo cáo này không chỉ cung cấp thông tin minh bạch về định hướng, cam kết và thực hành phát triển bền vững mà còn làm nổi bật các nỗ lực của ngân hàng trên ba trụ cột chính: Chuyển đổi Xanh - Nỗ lực xây dựng xã hội bền vững - Thúc đẩy quản trị minh bạch, hiệu quả.

Các kết quả nổi bật từ những nỗ lực này đã đưa BIDV lọt vào top 20 doanh nghiệp có điểm tốt nhất trong danh mục chỉ số Phát triển bền vững VNSI (Vietnam Sustainability Index) năm 2024 do Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh công bố. Điều này là minh chứng cho những đóng góp tích cực của BIDV trong việc thúc đẩy các giá trị bền vững, không chỉ trong nội bộ ngân hàng mà còn lan tỏa mạnh mẽ tới toàn xã hội.

BIDV cũng tạo dấu ấn đặc biệt khi trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thành công trái phiếu xanh theo các nguyên tắc của Hiệp hội thị trường vốn quốc tế (ICMA), với giá trị lên tới 101,3 triệu USD. Bên cạnh đó, sản phẩm tiền gửi xanh với quy mô huy động 3.000 tỉ đồng đã thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ thị trường, giúp BIDV tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực tài chính xanh. Ngoài ra, BIDV đã ký kết hạn mức tín dụng xanh trị giá 100 triệu USD với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) để tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo, đồng thời, tăng cường kết nối với các tổ chức tài chính lớn trên thế giới như Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) nhằm mở rộng nguồn lực xanh hóa tín dụng.

Không dừng lại ở đó, BIDV tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý để đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam trên con đường chuyển đổi xanh. Những sáng kiến nổi bật như Khung khoản vay bền vững, Khung trái phiếu xanh và Khung quản lý rủi ro môi trường - xã hội trong tài trợ thương mại (ESMS) đã tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các gói tín dụng ưu đãi và chương trình tài trợ vốn cho các dự án công trình xanh. Đây là bước đi quan trọng, không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững, mà còn giúp BIDV duy trì vị thế dẫn đầu trong phát hành trái phiếu ESG tại thị trường nội địa.

Trong hai năm liên tiếp, BIDV đã phát hành thành công tổng cộng 5.500 tỉ đồng trái phiếu xanh và trái phiếu bền vững, nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các dự án có tác động tích cực đến môi trường và xã hội. Thành công này cùng với sản phẩm Tiền gửi xanh đạt hơn 5.000 tỉ đồng đã khẳng định mạnh mẽ cam kết của BIDV trong việc đóng góp cho chiến lược phát triển bền vững quốc gia, hướng tới một nền kinh tế xanh và thân thiện với môi trường.

Bên cạnh những nỗ lực trong hoạt động tài chính xanh, BIDV còn thể hiện trách nhiệm xã hội thông qua việc tích cực triển khai các sáng kiến liên quan đến bình đẳng giới và hỗ trợ cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu. Những hoạt động này không chỉ góp phần nâng cao hình ảnh của BIDV như một ngân hàng xanh mà còn lan tỏa giá trị nhân văn sâu sắc, gắn kết hơn nữa mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.

Sản phẩm dành riêng cho khách hàng thượng lưu

Từ năm 2021, BIDV đã trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước tiên phong trong việc xây dựng mô hình dịch vụ Private Banking, mang đến những giá trị cốt lõi vượt trội: Tư vấn tin cậy, kết nối cơ hội toàn cầu, phục vụ chuyên biệt và đặc quyền không giới hạn.

Mô hình Private Banking của BIDV thực hiện tại các trung tâm khách hàng cá nhân cao cấp, được chú trọng từ sản phẩm, dịch vụ đến cơ sở hạ tầng. BIDV cũng đặc biệt quan tâm xây dựng và phát triển mạng lưới hoạt động các trung tâm khách hàng cá nhân cao cấp trên toàn quốc. Với không gian phục vụ sang trọng, đẳng cấp, các trung tâm khách hàng cá nhân cao cấp là đơn vị chuyên biệt chỉ phục vụ khách hàng siêu giàu. Đây không chỉ là nơi thực hiện các hoạt động tư vấn và giao dịch ngân hàng mà còn là nơi giúp các khách hàng giao lưu, kết nối với những người cùng tầm nhìn, mục tiêu thông qua những sự kiện độc quyền với các trải nghiệm khác biệt dành riêng cho khách hàng.

Để gia tăng sự hài lòng và trải nghiệm cho khách hàng, BIDV không ngừng chuyên biệt hóa các dịch vụ ngân hàng truyền thống như thẻ định danh, tiền gửi Privilege, chính sách tín dụng ưu đãi, đặc biệt là các chương trình giảm phí lãi, ngân hàng số với giao diện riêng biệt. BIDV cũng liên tục mở rộng và hoàn thiện danh mục sản phẩm, dịch vụ, tạo ra sự khác biệt rõ rệt trên thị trường, như giải pháp bảo vệ tài chính qua sản phẩm bảo hiểm trả phí một lần; kênh đầu tư cơ bản như trái phiếu Smart Bond, chứng chỉ quỹ mở Smart Fund và các dịch vụ chuyên sâu như ủy thác đầu tư Smart Investment. Bên cạnh đó, dịch vụ tư vấn chuyên biệt và các giải pháp quản lý tài sản cũng được cung cấp, giúp khách hàng tối ưu hóa các khoản đầu tư.

Đặc biệt, BIDV không chỉ chú trọng vào phát triển sản phẩm mà còn kết nối với các đối tác uy tín trong nước và quốc tế để thiết kế những giải pháp tối ưu trong quản lý tài sản. Hệ sinh thái đối tác toàn cầu của BIDV mang đến tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia hàng đầu, giúp khách hàng hoạch định tài sản, thừa kế, giáo dục, định cư, thuế và nhiều lĩnh vực khác. Mỗi khách hàng đều được chăm sóc chu đáo bởi giám đốc quản lý tài sản cá nhân và chuyên gia tư vấn chuyên biệt, bảo đảm những kế hoạch tài chính luôn được thực hiện một cách hiệu quả và bảo mật.

Với chiến lược phát triển mạnh mẽ này, BIDV đã không ngừng cải thiện, hoàn thiện mô hình, mạng lưới và các dịch vụ tư vấn, giúp ngân hàng vươn lên thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ Private Banking hàng đầu tại Việt Nam.

Hàng loạt giải thưởng danh giá nhận được

Với những nỗ lực trong hoạt động kinh doanh, BIDV được các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế vinh danh với nhiều giải thưởng như: Top 1.000 Công ty niêm yết lớn nhất thế giới; top 10 Ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á; “Cú đúp” giải thưởng ở hạng mục Tài chính bền vững thuộc hệ thống giải Tripple A Awards của Tạp chí The Asset (Hồng Kông) gồm Tổ chức phát hành bền vững xuất sắc nhất Việt Nam và Giao dịch trái phiếu xanh xuất sắc nhất Việt Nam; Giải thưởng ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam (lần thứ 7) do Tạp chí Asian Banking and Finance vinh danh. 5 giải thưởng quốc tế năm 2024 do Tạp chí The Asian Banker trao tặng, bao gồm 2 giải thưởng về hoạt động bán lẻ (sản phẩm cho vay nhà ở tốt nhất Việt Nam và Dịch vụ Private Banking tốt nhất Việt Nam năm 2024), 2 giải thưởng cho sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp (Ngân hàng ứng dụng API và Ngân hàng Mở tốt nhất Việt Nam; Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2024); Giải thưởng Ngân hàng triển khai công nghệ cho hệ thống Core Banking tốt nhất Việt Nam; Giải thưởng top 10 Sao Khuê 2024 cho Hệ thống Payment Hub - Trung tâm xử lý giao dịch thanh toán tập trung…

Năm 2025, với tinh thần quán triệt sâu sắc chủ trương của Chính phủ và định hướng điều hành của NHNN, BIDV tự hào là ngân hàng có quy mô hoạt động lớn nhất trên thị trường, với vị thế chủ lực và đóng vai trò định hướng trong ngành Ngân hàng. Với trách nhiệm to lớn trước cộng đồng và nền kinh tế, BIDV đã xác định phương châm hoạt động xuyên suốt của mình là “Trách nhiệm - Tinh gọn - Hiệu quả - Tăng tốc chuyển đổi”, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như hiệu quả kinh doanh.

BIDV đặt ra những chỉ tiêu kinh doanh quan trọng, với mục tiêu phấn đấu đạt dư nợ tín dụng theo giới hạn tín dụng do NHNN giao với mức tăng trưởng tối thiểu là 14%. Việc huy động vốn sẽ được điều hành một cách hợp lý và hiệu quả, nhằm bảo đảm sự an toàn và đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn của nền kinh tế. BIDV cũng cam kết kiểm soát tỉ lệ nợ xấu theo Thông tư số 31/2024/TT-NHNN ngày 30/6/2024 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở mức không vượt quá 1,4%, bảo vệ sự ổn định tài chính và sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, về lợi nhuận trước thuế, BIDV sẽ phấn đấu tăng trưởng từ 6 - 10%, tiếp tục đóng góp vào sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Với quyết tâm lớn, BIDV sẽ tiếp tục tuân thủ nghiêm ngặt các tỉ lệ an toàn theo quy định của NHNN, khẳng định vị thế của mình là một tổ chức tài chính vững mạnh, đáng tin cậy, góp phần tích cực vào sự phát triển của ngành Ngân hàng và nền kinh tế quốc dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. An Nhiên, Tiêu chuẩn dành riêng cho giới siêu giàu tại BIDV, https://vnexpress.net/tieu-chuan-danh-rieng-cho-gioi-sieu-giau-tai-bidv-4547072.html

2. Nhật Lệ (2024), BIDV nhận giải thưởng Private Banking tốt nhất, https://vnexpress.net/bidv-nhan-giai-thuong-private-banking-tot-nhat-4778282.html

3. Thông tin báo chí số 01/2025: BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025.

4. Thông tin báo chí số 25/2024: BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn, chuyển đổi toàn diện hoạt động, tiên phong trở thành “Ngân hàng xanh”.

5. Thông tin báo chí số 31/2024: BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

6. Tuyết Tuyết, BIDV Private Banking - Hành trình khẳng định đẳng cấp, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/gop-y-du-thao-cac-van-kien-trinh-dai-hoi-xiii-cua-dang/-/2018/825911/view_content

Bảo Ly
Hà Nội

Tin bài khác

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và với sự chỉ đạo triển khai của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Ninh, những năm qua, Chương trình cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã tạo động lực giúp hàng trăm phụ nữ trên địa bàn tỉnh mạnh dạn khởi nghiệp và phát triển kinh tế ổn định, hiệu quả, góp phần tích cực cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình...
Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Là “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trong việc truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với phụ nữ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Lộc, thành phố Huế luôn đồng hành, sát cánh với hội viên, giúp họ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, quyền năng kinh tế cho chị em, qua đó, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Bài viết tập trung phân tích hiệu quả nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2024 thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng.
Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang là một nền kinh tế có độ mở lớn, việc giao thương với các quốc gia trên thế giới đã mở ra nhiều cơ hội trong việc kinh doanh ngoại tệ nói chung và hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh tại các TCTD nói chung. Theo đó, các TCTD đã tận dụng tốt cơ hội và lợi thế để triển khai các sản phẩm phái sinh đến khách hàng dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng cũng như sự điều tiết của thị trường.
Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Sự phát triển công nghệ ngân hàng số diễn ra mạnh mẽ với tốc độ khá nhanh, kéo theo sự thay đổi nhanh chóng dịch vụ tài chính; các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới đa dạng đem lại những trải nghiệm mới và lợi ích sử dụng cho khách hàng.
“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Với lợi thế tự nhiên vừa có đồng bằng, miền núi, biên giới giáp với Vương quốc Campuchia và sự hỗ trợ từ những chính sách đặc thù, tỉnh An Giang đã và đang vươn lên trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển bền vững.
Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024, hệ thống ngân hàng đã phát huy vai trò là huyết mạch quan trọng, chủ động bảo đảm nguồn vốn lưu thông linh hoạt, đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng của tỉnh.
25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

Tại Việt Nam, vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, khi hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển từ một cấp thành hai cấp, định hướng hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường, hàng loạt quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng và cả một số ngân hàng lâm vào tình trạng mất vốn, nợ tồn đọng lớn, gây ảnh hưởng tới uy tín của hệ thống ngân hàng, lòng tin của người dân và doanh nghiệp.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc