Tín dụng chính sách xã hội: Để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Hoạt động ngân hàng
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng cùng với những nỗ lực của Chính phủ, vốn vay của NHCSXH đã mang lại nhiều tác động tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền và khả năng tiếp cận tài chính của những người dân có hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam.
aa

Năm 2024 là một năm đạt được nhiều kết quả quan trọng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), đặc biệt, những thành tựu đạt được sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40) là động lực để NHCSXH tiếp tục nỗ lực đưa nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội tới tận những bản làng xa xôi, hải đảo, vùng biên cương Tổ quốc để những người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và những đối tượng chính sách khác có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, cuộc sống ấm no, tương lai tươi sáng hơn trong kỷ nguyên mới.

Hoạt động tín dụng chính sách xã hội đạt kết quả tích cực

Năm 2024, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó đặc biệt là thiên tai, bão, lũ và biến đổi khí hậu phức tạp, nhiều địa phương và đồng bào các tỉnh, thành phố trong cả nước bị ảnh hưởng nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần, nhất là hộ nghèo và các đối tượng yếu thế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, sự hỗ trợ của các bộ, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban điều hành và sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ, người lao động, NHCSXH đã tích cực triển khai và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong thực thi tín dụng chính sách xã hội. NHCSXH đã huy động được nguồn vốn lớn, đa dạng, đáp ứng nhu cầu vay vốn của đông đảo người nghèo và các đối tượng chính sách khác ở 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước, trong đó, tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới... góp phần tạo việc làm, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Chất lượng tín dụng chính sách xã hội được nâng cao, tỉ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh được duy trì ở mức thấp. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đã tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát, phản biện xã hội trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội; thực hiện tốt các hoạt động nhận ủy thác.

Tín dụng chính sách xã hội: Để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước
Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp nhiều người dân thoát nghèo, có cuộc sống ổn định

Mô hình tổ chức, phương thức hoạt động, phương thức cho vay đặc thù của NHCSXH đạt hiệu quả, phù hợp, phát huy được vai trò và sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, đã góp phần tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và hoạt động của NHCSXH; chính quyền cơ sở cũng có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với người dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn của người dân, góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững ổn định an ninh, trật tự và an toàn xã hội tại địa phương, đặc biệt ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện hỗ trợ NHCSXH về cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH; bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình mục tiêu quốc gia, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Đặc biệt, năm 2024, NHCSXH đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40, qua đó nêu bật những kết quả đạt được trong 10 năm, là minh chứng khẳng định Chỉ thị số 40 và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40 là giải pháp đúng đắn, phù hợp, thiết thực, mang tính đột phá trong chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Chỉ thị số 40 đã phát huy hiệu lực, hiệu quả và thực sự đi vào cuộc sống; làm thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về vai trò, vị trí của tín dụng chính sách xã hội.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng cùng với những nỗ lực của Chính phủ, vốn vay của NHCSXH đã mang lại nhiều tác động tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền và khả năng tiếp cận tài chính của những người dân có hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới: “NHCSXH là đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính vi mô lớn nhất Việt Nam và là một trong những ngân hàng cung cấp tài chính vi mô lớn nhất châu Á, là một trong số ít các mô hình thành công và bền vững trên thế giới”.

Đáp ứng nhu cầu vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác

Với phương châm hoạt động “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ, nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững”, NHCSXH đã xây dựng mạng lưới hoạt động rộng khắp toàn quốc, triển khai kịp thời, trên diện rộng chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ “nơi nào có người nghèo và đối tượng chính sách, nơi đó có NHCSXH”; luôn đồng hành để kịp thời hỗ trợ các đối tượng chính sách tiếp cận dễ dàng, thuận lợi nguồn vốn tín dụng chính sách. Bên cạnh đó, NHCSXH đã tích cực triển khai nhiều giải pháp có hiệu quả trong công tác tham mưu huy động nguồn lực để bảo đảm đủ nguồn vốn giải ngân kịp thời đến khách hàng vay vốn nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống sau bão, lũ, nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách.

Tính đến ngày 31/12/2024, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 376.247 tỉ đồng, tăng 29.823 tỉ đồng so với năm 2023; trong đó, vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 50.681 tỉ đồng, tăng 11.506 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 13,5%.

Tín dụng chính sách xã hội: Để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước
Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội được công khai niêm yết tại các điểm giao dịch xã

Nguồn vốn nhận ủy thác sang NHCSXH để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác bao gồm vốn ủy thác theo Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đạt 2.141 tỉ đồng tại 20 chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố. Điển hình, một số chi nhánh nhận nguồn vốn ủy thác từ địa phương lớn trên 1.000 tỉ đồng kể từ khi có Chỉ thị số 40 như Thành phố Hà Nội là 8.834 tỉ đồng, Thành phố Hồ Chí Minh là 7.351 tỉ đồng, Thành phố Đà Nẵng là 2.163 tỉ đồng, Bình Dương là 2.207 tỉ đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu là 1.620 tỉ đồng, Quảng Ninh là 1.502 tỉ đồng, Đồng Nai là 1.446 tỉ đồng, Vĩnh Phúc là 1.047 tỉ đồng…

Triển khai thực hiện Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, đã có 60 chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh tham mưu triển khai cho vay bằng nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương với số tiền là 248,3 tỉ đồng. Trong đó, có 53 chi nhánh đã tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương chuyển riêng nguồn vốn để cho vay người chấp hành xong án phạt tù với số tiền là 205,3 tỉ đồng.

Tổng doanh số cho vay của NHCSXH tính đến ngày 31/12/2024, đạt 119.507 tỉ đồng, với 2.321 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 367.631 tỉ đồng, tăng 35.708 tỉ đồng, tương ứng tăng 10,8% so với năm 2023, với gần 6.890 nghìn khách hàng còn dư nợ. Trong đó, tín dụng phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tạo sinh kế và việc làm, bao gồm: Cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay hộ mới thoát nghèo, cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, cho vay giải quyết việc làm… dư nợ đạt 263.293 tỉ đồng, chiếm 71,6% tổng dư nợ. Tín dụng phục vụ đời sống, sinh hoạt bao gồm: Cho vay học sinh, sinh viên, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; cho vay nhà ở xã hội; cho vay hộ nghèo làm nhà ở phòng tránh bão, lụt khu vực miền Trung; cho vay mua nhà ở trả chậm vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, dư nợ đạt 104.387 tỉ đồng, chiếm 28,4% tổng dư nợ.

Bên cạnh đó, cho vay các chương trình tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia cũng đạt kết quả tích cực. Tính đến ngày 31/12/2024, dư nợ cho vay đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đạt khoảng 140.423 tỉ đồng, chiếm 38,2% tổng dư nợ, với hơn 2,8 triệu hộ đang còn dư nợ, trong đó, dư nợ cho vay tại các huyện nghèo đạt 35.289 tỉ đồng, chiếm 9,6% tổng dư nợ, với gần 650 nghìn hộ đang còn dư nợ.

Đối với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Dư nợ ở khu vực nông thôn đạt khoảng 324.958 tỉ đồng, chiếm 88,4% tổng dư nợ, tập trung vào một số lĩnh vực chính như nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là 210.248 tỉ đồng, chiếm 64,7% tổng dư nợ; cho vay tiêu dùng trên địa bàn nông thôn (xây nhà ở, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, giáo dục và đào tạo...) là 84.489 tỉ đồng, chiếm 26% tổng dư nợ; ngành công nghiệp, thương mại và cung ứng dịch vụ phi nông nghiệp là 16.898 tỉ đồng, chiếm 5,2% tổng dư nợ.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có dư nợ khoảng 130.130 tỉ đồng, chiếm 35,4% tổng dư nợ, với hơn 2,4 triệu khách hàng còn dư nợ. Trong đó, dư nợ đối với đối tượng vay vốn là hộ dân tộc thiểu số đạt khoảng 89.455 tỉ đồng, với hơn 1,6 triệu hộ còn dư nợ, chiếm 24,3% tổng dư nợ; dư nợ bình quân một hộ dân tộc thiểu số đạt 56 triệu đồng (dư nợ bình quân chung toàn quốc là 53,4 triệu đồng/khách hàng).

Trong năm 2024, vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 712 nghìn lao động, trong đó hơn 9,3 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và gần 7 nghìn lượt người chấp hành xong án phạt tù có việc làm; giúp hơn 88,5 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng gần 1.760 nghìn công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; xây dựng 1.143 căn nhà ở cho hộ nghèo ổn định cuộc sống; hơn 6,2 nghìn căn nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp… góp phần ổn định và phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đầu tư tín dụng ưu đãi các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tiếp tục phát huy hiệu quả tín dụng chính sách xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, góp phần đưa đất nước chuyển mình sang kỷ nguyên mới

Những thành tựu đạt được của NHCSXH minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của tập thể cán bộ, người lao động trong hệ thống NHCSXH, qua đó, góp phần củng cố niềm tin của người dân vào tín dụng chính sách xã hội.

Bước sang năm 2025, NHCSXH tiếp tục đặt trọng tâm vào nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro và đẩy mạnh chuyển đổi số, nhằm thúc đẩy các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Theo đó, để thực hiện tốt kế hoạch tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2025 nhằm đáp ứng nguồn vốn cho vay hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác, thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn và bảo đảm khả năng thanh toán toàn hệ thống, NHCSXH tiếp tục: (1) Tham mưu Chính phủ, các bộ, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tổ chức, triển khai thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành Trung ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng dự thảo trình Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39/CT-TW; xây dựng dự thảo Kế hoạch triển khai của HĐQT NHCSXH và Chương trình hành động của NHCSXH để triển khai thực hiện Chỉ thị số 39/CT-TW và Kế hoạch thực hiện Chỉ thị của Chính phủ; (2) Phối hợp tham mưu công tác ủy thác nguồn vốn ngân sách địa phương theo Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; (3) Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành Trung ương, tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp tại Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030 theo Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 04/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch triển khai thực hiện của HĐQT, Chương trình hành động của Tổng Giám đốc NHCSXH. Tổ chức sơ kết việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030. Chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm thực hiện Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030 theo Kế hoạch của địa phương nhằm đạt được các chỉ tiêu Chiến lược đã đề ra.

Bên cạnh đó, NHCSXH tiếp tục tập trung triển khai thực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2025 ngay khi được Thủ tướng Chính phủ giao, hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025.

Cùng với đó, NHCSXH sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý, xử lý nợ rủi ro và kế hoạch, nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2025; đồng thời, tập trung nguồn lực hoàn thành chuyển đổi hệ thống Intellect Core Banking lên phiên bản ngân hàng số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ trên ứng dụng Mobile Banking, từng bước mở rộng hệ sinh thái số của NHCSXH.

Phương Chi
NHNN

Tin bài khác

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và với sự chỉ đạo triển khai của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Ninh, những năm qua, Chương trình cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã tạo động lực giúp hàng trăm phụ nữ trên địa bàn tỉnh mạnh dạn khởi nghiệp và phát triển kinh tế ổn định, hiệu quả, góp phần tích cực cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình...
Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Là “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trong việc truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với phụ nữ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Lộc, thành phố Huế luôn đồng hành, sát cánh với hội viên, giúp họ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, quyền năng kinh tế cho chị em, qua đó, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Bài viết tập trung phân tích hiệu quả nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2024 thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng.
Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang là một nền kinh tế có độ mở lớn, việc giao thương với các quốc gia trên thế giới đã mở ra nhiều cơ hội trong việc kinh doanh ngoại tệ nói chung và hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh tại các TCTD nói chung. Theo đó, các TCTD đã tận dụng tốt cơ hội và lợi thế để triển khai các sản phẩm phái sinh đến khách hàng dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng cũng như sự điều tiết của thị trường.
Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Sự phát triển công nghệ ngân hàng số diễn ra mạnh mẽ với tốc độ khá nhanh, kéo theo sự thay đổi nhanh chóng dịch vụ tài chính; các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới đa dạng đem lại những trải nghiệm mới và lợi ích sử dụng cho khách hàng.
“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Với lợi thế tự nhiên vừa có đồng bằng, miền núi, biên giới giáp với Vương quốc Campuchia và sự hỗ trợ từ những chính sách đặc thù, tỉnh An Giang đã và đang vươn lên trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển bền vững.
Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024, hệ thống ngân hàng đã phát huy vai trò là huyết mạch quan trọng, chủ động bảo đảm nguồn vốn lưu thông linh hoạt, đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng của tỉnh.
25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

Tại Việt Nam, vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, khi hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển từ một cấp thành hai cấp, định hướng hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường, hàng loạt quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng và cả một số ngân hàng lâm vào tình trạng mất vốn, nợ tồn đọng lớn, gây ảnh hưởng tới uy tín của hệ thống ngân hàng, lòng tin của người dân và doanh nghiệp.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc