Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản (ILAAP) không chỉ là yêu cầu của Basel III mà còn hỗ trợ ngân hàng thương mại ứng phó với rủi ro thanh khoản. Nghiên cứu mô phỏng các nội dung chính của ILAAP theo chuẩn Basel, hướng dẫn của ECB và quy định tại Việt Nam, bao gồm giám sát, quản lý rủi ro, kiểm tra sức chịu đựng, kế hoạch dự phòng và báo cáo liên quan.
Rủi ro khí hậu đang là thách thức lớn đối với hệ thống tài chính toàn cầu, đặc biệt tại Việt Nam, nơi dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Bài viết phân tích tác động của rủi ro khí hậu đến ngân hàng thương mại, bao gồm cả rủi ro vật lý và rủi ro chuyển đổi, đồng thời chỉ ra hạn chế trong việc tích hợp yếu tố này vào quản trị và chiến lược kinh doanh. Tác giả đề xuất các giải pháp như xây dựng khung đánh giá rủi ro khí hậu, phát triển tài chính xanh và tăng cường minh bạch thông tin. Ngoài ra, bài viết khuyến nghị NHNN hoàn thiện khung pháp lý và thiết lập cơ sở dữ liệu quốc gia để hỗ trợ các ngân hàng thích ứng.
Ngày 05/5/2025, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Thanh Hà, Thời báo Ngân hàng đã tổ chức Diễn đàn “Đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới và gợi ý với hệ thống ngân hàng”, với sự tham dự của 150 đại biểu là đại diện lãnh đạo các vụ, cục thuộc NHNN; các bộ, ngành liên quan; các chuyên gia, tổ chức tài chính uy tín trong nước và quốc tế… Tại Diễn đàn, các chuyên gia đều nhấn mạnh, thương hiệu là giá trị vô cùng quan trọng của doanh nghiệp và cơ sở để xây dựng thương hiệu chính là niềm tin của người dùng.