Ngày Pháp luật Việt Nam: Lịch sử, ý nghĩa và vai trò quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số

Công nghệ & ngân hàng số
Ngày 20/6/2012, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó đã quy định rõ: “Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
aa

1. Lịch sử ra đời Ngày Pháp luật Việt Nam

Ngày 20/6/2012, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó đã quy định rõ: “Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”­.

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)


Quốc hội chọn ngày 09/11 hằng năm làm Ngày Pháp luật Việt Nam nhằm kỷ niệm sự kiện thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1946. Đây là cột mốc quan trọng, đặt nền tảng pháp lý cho đất nước và thể hiện quyết tâm của dân tộc trong việc khẳng định quyền tự quyết, xây dựng nhà nước pháp quyền. Ngày Pháp luật Việt Nam gắn liền với bước ngoặt lịch sử của dân tộc: Sau khi giành độc lập, Việt Nam cần một hệ thống pháp luật để quản lý xã hội và bảo vệ quyền lợi của người dân. Hiến pháp năm 1946 không chỉ khẳng định quyền tự do, bình đẳng của công dân mà còn đặt nền tảng cho sự phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam. Là đạo luật cơ bản của Nhà nước, Hiến pháp là nền tảng pháp lý của mọi hoạt động xã hội. Việc chọn ngày này làm Ngày Pháp luật thể hiện sự tôn trọng Hiến pháp và khẳng định vai trò thiết yếu của pháp luật trong đời sống xã hội.

2. Ý nghĩa Ngày Pháp luật Việt Nam

Ngày Pháp luật Việt Nam không chỉ là dịp để tôn vinh giá trị của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội, mà còn là cơ hội để mỗi cá nhân và tổ chức nhìn nhận vai trò của mình trong việc thực thi pháp luật. Đặc biệt, với ngành Ngân hàng - nơi các quy định pháp luật thường xuyên được điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn - việc nắm rõ các quy định này là vô cùng quan trọng. Ngày này góp phần thúc đẩy ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng, kêu gọi sự tham gia tích cực của các cá nhân và tổ chức trong việc xây dựng và thực hiện quy định pháp luật, nhằm hướng tới một xã hội ổn định và phát triển.

Đây cũng là dịp để tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật đến toàn xã hội, giúp người dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó nâng cao trách nhiệm tuân thủ và bảo vệ pháp luật, góp phần xây dựng môi trường sống và làm việc an toàn, văn minh. Hằng năm, các hoạt động kỷ niệm Ngày Pháp luật Việt Nam diễn ra trên phạm vi cả nước, tạo cơ hội để cộng đồng, tổ chức, và cơ quan nhà nước giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao ý thức pháp lý, qua đó củng cố sự gắn kết trong xã hội. Những hoạt động này khuyến khích người dân hình thành thói quen tôn trọng và tuân thủ pháp luật, góp phần xây dựng văn hóa pháp lý tích cực.

Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân thường hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam thông qua các hình thức như hội thảo, tọa đàm, thi tìm hiểu pháp luật, hoặc tuyên truyền lưu động... nhằm khẳng định vai trò của Hiến pháp và pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội. Đây cũng là cơ hội để giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng, bảo vệ pháp luật, để thấy rõ lợi ích từ việc chấp hành quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ quan cũng tiến hành phổ biến các quy định thiết thực liên quan đến nhiệm vụ của từng đơn vị, vận động người dân nghiêm túc tuân thủ pháp luật. Đây cũng là dịp biểu dương, khen thưởng những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong xây dựng và thực thi pháp luật, cùng những tấm gương điển hình trong việc thực hiện pháp luật.

Ngày Pháp luật Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và phát triển bền vững. Đây không chỉ là ngày kỷ niệm mà còn là lời nhắc nhở về trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với pháp luật, chung tay xây dựng một nhà nước pháp quyền vững mạnh.

3. Vai trò quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các hoạt động ngân hàng

Pháp luật là công cụ quản lý nhà nước hiệu quả, giúp xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, duy trì trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế. Pháp luật không chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội mà còn tạo ra khung pháp lý cho các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm sự công bằng và bình đẳng trong xã hội.

Trong vai trò quản lý nhà nước, pháp luật không chỉ là công cụ điều chỉnh hành vi của công dân mà còn là phương tiện để Nhà nước thực hiện quyền lực của mình, bảo đảm mọi hoạt động diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, từ đó giảm thiểu các hành vi vi phạm. Đặc biệt, trong ngành Ngân hàng - một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế - pháp luật là công cụ thiết yếu để quản lý hiệu quả các hoạt động.

Ngày 18/01/2024, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (Luật Các TCTD năm 2024), thay thế Luật Các TCTD năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD năm 2017 nhằm tạo ra một hành lang pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ cho hoạt động ngân hàng. Luật Các TCTD năm 2024 có nhiều điểm mới, chặt chẽ hơn và đóng vai trò nền tảng pháp lý vững chắc cho công tác quản lý, điều hành lĩnh vực ngân hàng và ngoại hối.

Các quy định mới trong Luật Các TCTD 2024 bao gồm: Tổ chức, quản trị, điều hành và quản lý rủi ro đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; kiểm soát sở hữu chéo và các mối quan hệ với người có liên quan; quy định tỉ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông; giới hạn cấp tín dụng. Vấn đề xử lý nợ xấu và các hoạt động đại lý bảo hiểm của TCTD cũng được quy định rõ ràng hơn, cùng với những quy định về việc can thiệp sớm đối với các TCTD hoạt động yếu kém. Đặc biệt, Luật Các TCTD năm 2024 dành hẳn một chương quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm phục vụ các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.

Để triển khai thực hiện Luật Các TCTD năm 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 một cách đồng bộ và hiệu quả, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chỉ đạo xây dựng, trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chi tiết. Đến nay, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quy định cụ thể về thanh toán không dùng tiền mặt; thủ tục đăng ký biến động đất đai đối với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của các khoản nợ xấu; điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận cấp tín dụng vượt giới hạn cho các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài,…

Đồng thời, Thống đốc NHNN cũng đã ban hành gần 50 thông tư nhằm quy định chi tiết các điều khoản trong Luật Các TCTD năm 2024. Hiện nay, NHNN tiếp tục nghiên cứu, rà soát và hoàn thiện các văn bản để đảm bảo hướng dẫn Luật đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD hoạt động an toàn, bền vững, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Trong bối cảnh chuyển đổi số, hoạt động ngân hàng đang thay đổi nhanh chóng với sự phát triển của ngân hàng số, thanh toán trực tuyến, sinh trắc học và các ứng dụng Fintech, đòi hỏi pháp luật phải điều chỉnh kịp thời để tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các hoạt động này. Đặc biệt, cần có các quy định chi tiết về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong phân tích dữ liệu, đánh giá rủi ro và quản lý khách hàng nhằm bảo đảm minh bạch và bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Sự phát triển nhanh chóng của ngân hàng số và Fintech đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống pháp luật, như: Quy định về bảo mật thông tin, quyền riêng tư; phòng, chống gian lận; hợp đồng điện tử; thanh toán trực tuyến; phòng, chống rửa tiền. Để đáp ứng yêu cầu này, cần có sự điều chỉnh linh hoạt trong các quy định hiện hành, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng, đồng thời bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Trước những cơ hội và thách thức do chuyển đổi số và AI mang lại, pháp luật trong ngành Ngân hàng cần được điều chỉnh và hoàn thiện theo các hướng sau: (i) Quy định chặt chẽ hơn về bảo mật dữ liệu khách hàng để bảo đảm an toàn thông tin trong môi trường số; (ii) Khung pháp lý cho giao dịch điện tử: Cần xây dựng quy định rõ ràng về giao dịch điện tử và các hình thức thanh toán trực tuyến để tạo điều kiện cho các hoạt động tài chính mới; (iii) Quản lý AI trong ngân hàng thông qua việc quy định rõ việc sử dụng AI trong phân tích dữ liệu khách hàng và đánh giá rủi ro. Sử dụng AI trong phân tích dữ liệu có thể vi phạm quyền riêng tư nếu thiếu quy định rõ ràng về thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin cá nhân; (iv) Kiểm soát rủi ro công nghệ: Cần có quy định về quản lý rủi ro công nghệ để bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng trước sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ; (v) Phát triển dịch vụ ngân hàng số: Các quy định hỗ trợ phát triển dịch vụ ngân hàng số cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng; (vi) Quản lý các công ty Fintech: Với sự phát triển của Fintech, cần có các quy định để quản lý và kiểm soát hoạt động của các công ty này, bảo đảm cạnh tranh công bằng trong Ngành; (vii) Bảo vệ quyền lợi khách hàng: Cần có các quy định bảo vệ quyền lợi khách hàng trong môi trường ngân hàng số, đặc biệt là với các dịch vụ mới.

Ngày Pháp luật Việt Nam không chỉ là dịp kỷ niệm mà còn là lời nhắc nhở về vai trò thiết yếu của pháp luật trong việc xây dựng xã hội văn minh, công bằng và phát triển bền vững. Đây là cơ hội để mỗi cá nhân, tổ chức và Nhà nước cùng góp sức xây dựng một nhà nước pháp quyền vững mạnh. Đối với ngành Ngân hàng, quản lý bằng pháp luật đặc biệt quan trọng trong bối cảnh chuyển đổi số, đòi hỏi các quy định pháp luật phải được điều chỉnh linh hoạt, hiệu quả nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển bền vững của ngành và nền kinh tế.


ThS. Trần Phú Dũng

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Dấu ấn công nghệ ngân hàng năm 2024: An ninh, an toàn trong cung cấp và sử dụng dịch vụ ngân hàng trên không gian mạng

Dấu ấn công nghệ ngân hàng năm 2024: An ninh, an toàn trong cung cấp và sử dụng dịch vụ ngân hàng trên không gian mạng

Để phòng, chống các hoạt động lừa đảo trên không gian mạng, trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đã và đang tổ chức triển khai nhiều giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ.
Tiên phong đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế

Tiên phong đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế

Trong những năm qua, nhiều sản phẩm, dịch vụ, phương thức thanh toán an toàn, tiện lợi, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp được các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán quan tâm, phát triển. Các dịch vụ, phương thức thanh toán, chuyển tiền mới như rút tiền tại ATM bằng QR Code, thanh toán phi tiếp xúc, thanh toán, chuyển tiền qua QR Code... đã được tích hợp vào trong sản phẩm, dịch vụ để nâng cao tiện ích, tăng cường an toàn bảo mật, qua đó góp phần phổ biến thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đến với người dân, doanh nghiệp.
Nhân tố quyết định chấp nhận liên tục ví điện tử ở Việt Nam

Nhân tố quyết định chấp nhận liên tục ví điện tử ở Việt Nam

Ví điện tử là một xu hướng công nghệ mới đang ngày càng phổ biến, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp. Trong thị trường ngày càng cạnh tranh, việc xây dựng sự hài lòng khách hàng rất quan trọng để tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh.
Công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng

Công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng

RPA có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Một trong những định nghĩa phổ biến nhất về RPA là phần mềm mô phỏng hành động của con người trên máy tính để thực hiện các tác vụ có tính chất lặp đi, lặp lại dựa trên các quy tắc cụ thể (Abildtrup, 2024).
Gian lận kỹ thuật số trong lĩnh vực ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam

Gian lận kỹ thuật số trong lĩnh vực ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam

Quá trình số hóa nhanh chóng của lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam bên cạnh việc mang lại những lợi ích to lớn như tính phổ cập, tiện lợi thì cũng song hành những rủi ro, thách thức lớn, trong đó có gian lận kỹ thuật số.
Tích hợp dữ liệu dân cư và dữ liệu ngân hàng: Tuân thủ các quy định về an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu

Tích hợp dữ liệu dân cư và dữ liệu ngân hàng: Tuân thủ các quy định về an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân (CCCD) là nguồn tài nguyên mới và là nền tảng thực hiện chuyển đổi số hiệu quả đối với mỗi quốc gia.
ESG và lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp nghiên cứu với dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam

ESG và lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp nghiên cứu với dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam

ESG là cụm từ xuất hiện phía sau của khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) (Eliwa và cộng sự, 2021; Henisz và McGlinch, 2019). ESG đề cập đến trách nhiệm đầu tư bền vững, tức là phải quan tâm sâu sắc tới vấn đề thực thi ESG trong hoạt động đầu tư.
Đánh giá năng lực số của thanh thiếu niên Việt Nam

Đánh giá năng lực số của thanh thiếu niên Việt Nam

Nhóm nghiên cứu lập ra các câu hỏi đánh giá năng lực số cho thanh thiếu niên Việt Nam; một công cụ đánh giá với công cụ website digicom14.com để thanh thiếu niên biết mình ở đâu trong đại dương số này...
Xem thêm
Nhận thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai từ chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại theo quy định mới

Nhận thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai từ chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại theo quy định mới

Mục đích thế chấp theo Luật Nhà ở năm 2023 là để vay vốn đầu tư chính dự án nhà ở thương mại hoặc xây dựng nhà ở thuộc dự án nhà ở thương mại và bên nhận thế chấp chỉ có thể là tổ chức tín dụng tài trợ cho dự án hoặc tài trợ cho việc xây dựng nhà ở thuộc dự án.
Khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô

Khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ quyết tâm triển khai các giải pháp đã đề ra, đồng hành cùng hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tháo gỡ những khó khăn để có thể bảo đảm cung ứng đầy đủ vốn tín dụng ngân hàng phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng trong nền kinh tế, hướng tới việc thực hiện những mục tiêu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, đóng góp công sức vào công cuộc chuyển mình, cất cánh của dân tộc Việt Nam.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2025

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2025

Ngày 09 10, tại Hà Nội, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đã tổ chức Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2025 với chủ đề Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”.
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tín dụng xanh là một công cụ tài chính được thiết kế để hỗ trợ các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp là quá trình mà các công ty áp dụng những phương pháp và chiến lược bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Những tháng cuối năm, doanh nghiệp tập trung tăng cường sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng nên nhu cầu tín dụng cũng sẽ tăng theo.
Năm nguyên tắc cơ bản về truyền tải thông điệp chính sách của ngân hàng trung ương

Năm nguyên tắc cơ bản về truyền tải thông điệp chính sách của ngân hàng trung ương

Thông điệp truyền thông chính sách có tác động rất lớn đến cảm xúc, nhận thức của người tiếp nhận truyền thông, dẫn đến những thay đổi đáng kể trong hành vi, thói quen và đặc biệt là cách thức tương tác với nhau giữa các chủ thể truyền thông. Truyền thông đang tạo ra quá trình xã hội hóa người dùng nên thông điệp truyền thông chính sách ngày càng tác động lớn đến sự khuếch tán của nội dung truyền thông...
Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và một số hàm ý chính sách

Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và một số hàm ý chính sách

Bài viết thông qua phân tích nhanh các cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2023 và trên cơ sở số liệu nghiên cứu kinh tế vĩ mô, nhận diện những hạn chế, bất cập, từ đó đề xuất một số hàm ý về chính sách cho mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững...
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Lạm phát gia tăng toàn cầu sau đại dịch Covid-19, vốn đã ảnh hưởng đến cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, nhưng dường như đã “bỏ qua” châu Á. Một trong những lý do chính là sự phục hồi chậm của các nền kinh tế châu Á do các đợt “đóng cửa”, “phong tỏa”, “cách ly”, “giãn cách” kéo dài và lặp đi lặp lại.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành.
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Thông tư số 54/2024/TT-NHNN ngày 17/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Thông tư số 53/2024/TT-NHNN ngày 04/12/2024 Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3