Ngân hàng trung ương mua vàng: Xu hướng và dự báo

Thị trường tài chính
Trong hơn một thập kỷ qua, vàng đã trở lại mạnh mẽ như một tài sản dự trữ chiến lược toàn cầu. Trước năm 2010, các ngân hàng trung ương thường bán vàng để chuyển sang giữ USD hoặc EUR. Thế nhưng, xu hướng này đã hoàn toàn đảo ngược.
aa

Theo số liệu của IMF và Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), từ năm 2010 - 2024, các ngân hàng trung ương đã mua ròng tổng cộng hơn 5.600 tấn vàng, nâng tổng dự trữ vàng toàn cầu lên gần 36.500 tấn. Đặc biệt, chỉ trong ba năm gần đây (2022 - 2024), mỗi năm các ngân hàng trung ương đã mua ròng vượt mốc 1.000 tấn - mức cao kỷ lục chưa từng có, con số này vượt xa so với lượng mua trung bình của giai đoạn 2010 - 2021 là 437 tấn/năm.

Số lượng vàng mua vào của các ngân hàng trung ương theo quý (ĐVT: tấn)
Số lượng vàng mua vào của các ngân hàng trung ương theo quý (ĐVT: tấn)

Theo dữ liệu từ Hội đồng Vàng Thế giới năm 2024, một số quốc gia mua vàng nhiều nhất bao gồm Ba Lan (89,54 tấn), Ấn Độ (72,9 tấn),Trung Quốc (44,17 tấn), Cộng hòa Séc (20,5 tấn), Iraq (20,06 tấn).

Top 10 quốc gia có lượng dự trữ vàng lớn nhất thế giới (năm 2024)

Nguồn: Hội đồng Vàng Thế giới
Nguồn: Hội đồng Vàng Thế giới

Bên cạnh làn sóng mua vào, thị trường cũng ghi nhận các hoạt động bán ra của các ngân hàng trung ương. Tuy nhiên lượng bán ra nhỏ và mang tính kỹ thuật trong bối cảnh giá vàng tăng mạnh. Chẳng hạn ngân hàng trung ương Philippines đã bán ra 30 tấn vàng từ tháng 3 đến tháng 8/2024 với lý do chính là do giá vàng tăng mạnh. Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) bán 10 tấn. Ngân hàng Bundesbank (Đức) giảm 1 tấn, khả năng phục vụ cho chương trình đúc tiền xu.

Mặc dù làn sóng mua vàng vẫn mạnh mẽ, nhưng bước sang năm 2025 tốc độ mua đã chững lại. Số liệu của WGC cho thấy lượng mua ròng tháng 4/2025 của các ngân hàng trung ương là 12 tấn, thấp hơn tháng trước 12%. Nguyên nhân chính của việc này được cho là do giá vàng tăng mạnh đã làm giảm đà mua của các ngân hàng trung ương.

Xu hướng nắm giữ vàng của các ngân hàng trung ương

Những năm qua đã ghi nhận xu hướng tăng tích trữ vàng của các ngân hàng trung ương toàn cầu và trong bối cảnh môi trường địa chính trị và kinh tế ngày càng bất ổn, khó đoán định như hiện nay, các nhà quản lý dự trữ ngày càng thận trọng hơn, do đó xu hướng nắm giữ vàng được dự đoán sẽ vẫn tiếp tục.

Khảo sát của WGC thực hiện từ ngày 25/2 - 20/5/2025 cũng cho thấy mức độ quan tâm ngày càng cao của các ngân hàng trung ương toàn cầu đến hoạt động quản lý vàng. Số ngân hàng tham gia khảo sát năm nay là 73 ngân hàng thuộc nhiều khu vực địa lý khác nhau, con số lớn nhất trong 8 năm thực hiện khảo sát của Hội đồng Vàng thế giới.

Nhận định của các ngân hàng trung ương về xu hướng thay đổi dự trữ vàng toàn cầu trong 12 tháng tới

Nguồn: Hội đồng Vàng Thế giới
Nguồn: Hội đồng Vàng Thế giới

Kết quả khảo sát cho thấy 95% ngân hàng tham gia tin rằng tổng dự trữ vàng toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trong 12 tháng tới, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ 81% vào năm trước.

Đối với câu hỏi khảo sát về kế hoạch đầu tư vào vàng, có tới 43% ngân hàng tham gia cho biết dự trữ vàng của họ sẽ tăng trong kỳ tới và không có ngân hàng nào sẽ giảm dự trữ vàng. Còn trong vòng 5 năm tới, 76% ngân hàng cho rằng vàng sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dự trữ của họ (con số này năm trước là 69%).

Dự kiến thay đổi lượng vàng nắm giữ của từng ngân hàng trung ương trong 12 tháng tiếp theo

Nguồn: Hội đồng Vàng Thế giới
Nguồn: Hội đồng Vàng Thế giới

Nơi lưu trữ vàng phổ biến

WGC cũng thực hiện khảo khát về nơi lưu trữ vàng của các ngân hàng trung ương. Theo đó, Ngân hàng Trung ương Anh là lựa chọn phổ biến trong việc lưu giữ vàng ở nước ngoài (64%), tiếp theo là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (17%), Ngân hàng Thanh toán quốc tế (14%). Việc lưu trữ vàng ở các trung tâm tài chính quốc tế này có ưu điểm là thuận tiện cho việc mua bán, cho vay hoặc sử dụng làm tài sản thế chấp, giảm thiểu các chi phí liên quan đến vận hành kho lưu giữ so với lưu giữ vàng trong nước.

Tuy nhiên, việc lưu trữ ở nước ngoài cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như thiếu kiểm soát trực tiếp và rủi ro chủ quyền; rủi ro đối tác và rủi ro địa chính trị (từ phía nước lưu trữ); chi phí lưu kho phải trả định kỳ cho đơn vị lưu ký và chi phí vận chuyển về trong nước cao; thiếu minh bạch và khó xác minh thực tế sự tồn tại và an toàn của kho vàng khi tài sản được giữ ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, các ngân hàng trung ương cũng có xu hướng tăng lưu giữ vàng ở trong nước với 59% số ngân hàng tham gia có lựa chọn lưu trữ vàng trong nước, tăng so với 41% vào năm ngoái. Lưu trữ vàng trong nước có thể gây hạn chế về tính thanh khoản và khả năng tiếp cận nhanh chóng các thị trường giao dịch vàng quốc tế lớn như London hay New York; đồng thời việc lưu trữ vàng trong nước yêu cầu chi phí cao để vận hành kho lưu trữ.

Tuy vậy, các ngân hàng trung ương vẫn chọn lưu giữ vàng trong nước bởi việc lưu giữ vàng trong nước giúp quốc gia đó có thể thực hiện quyền kiểm soát trực tiếp và toàn diện đối với tài sản này; chủ động hoàn toàn trong việc xây dựng và triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh vật chất cho kho vàng theo tiêu chuẩn riêng; giảm thiểu các rủi ro liên quan đến đối tác lưu giữ ở nước ngoài hoặc các biến động địa chính trị toàn cầu. Trong những năm gần đây, một số quốc gia như Đức, Hà Lan, Áo, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ có xu hướng chuyển một phần hoặc toàn bộ vàng dự trữ đang được giữ ở nước ngoài về kho chứa trong nước.

Lý cho chính của việc nắm giữ vàng của các ngân hàng trung ương

Về mặt lịch sử, vàng vốn được xem là tài sản chiến lược bởi các đặc tính độc đáo như lưu trữ giá trị, tính hiệu quả cao trong thời kỳ khủng hoảng và đa dạng hóa danh mục.

Khảo sát của WGC cho thấy có tới 85% số ngân hàng cho rằng hiệu suất của vàng trong khủng hoảng là rất quan trọng, 81% các ngân hàng đánh giá cao khả năng đa dạng hóa danh mục, 80% ngân hàng nhấn mạnh tới vai trò lưu giữ giá trị của vàng.

Trong những thời kỳ khủng hoảng, giá vàng thường tăng lên mạnh mẽ. Do đó hiệu suất của vàng được bảo toàn và là công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro lạm phát. Việc tăng cường dự trữ vàng còn góp phần củng cố niềm tin vào sự ổn định tài chính quốc gia và hệ thống tiền tệ.

Thời gian qua, ngân hàng trung ương các nước đã liên tục tăng lượng nắm giữ vàng do nhu cầu đa dạng hóa danh mục tài sản dự trữ ngoại hối, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ (USD). Động thái này càng trở nên rõ rệt hơn trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt tài chính gia tăng và lo ngại về vị thế của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu tương lai.

Khảo sát của WGC cũng cho thấy, 73% các ngân hàng trung ương tin rằng tỷ trọng USD trong dự trữ toàn cầu sẽ giảm trong 5 năm tới, trong khi 76% dự báo tỷ trọng vàng sẽ tăng. Điều này phản ánh lo ngại của nhiều quốc gia, nhất là các nền kinh tế mới nổi, trước nguy cơ USD bị sử dụng làm “vũ khí tài chính” trong các lệnh trừng phạt.

Bên cạnh đó, môi trường địa chính trị thế giới ngày càng phức tạp với nhiều bất ổn leo thang, diễn biến bất ngờ đã thúc đẩy các WGC tìm đến vàng như một “tài sản trú ẩn an toàn”, có tính thanh khoản cao và trung lập về mặt chính trị.

Các lý do ngân hàng trung ương nắm giữ vàng

Nguồn: Hội đồng Vàng thế giới
Nguồn: Hội đồng Vàng thế giới

Có thể nói vai trò của vàng như một tài sản chiến lược của một quốc gia là không thể phủ nhận. Tuy vậy, chiến lược quản lý và nắm giữ vàng vẫn có nhiều sự khác biệt trong nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi và đang phát triển (EMDE) và nhóm các quốc gia có nền kinh tế phát triển.

Theo khảo sát của WGC, 43% tổ chức tham gia khảo sát cho biết trong vòng một năm tới họ sẽ tăng dự trữ vàng, cao hơn hẳn tỷ lệ 29% vào năm ngoái. Trong đó, các ngân hàng EMDE thể hiện xu hướng tích lũy vàng mạnh mẽ hơn so với các nền kinh tế phát triển. Điều này cũng phù hợp với xu hướng tăng mua vàng trong thực tế của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là ngân hàng trung ương các nước trong nhóm EMDE.

Về hiệu suất của vàng trong khủng hoảng, tỷ lệ đồng ý với lý do này ở các nước thuộc nhóm EMDE là 87%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 77% ở nhóm các nước phát triển. Về vai trò vàng như một công cụ đa dạng hóa do bối cảnh địa chính trị, có 78% ngân hàng thuộc nhóm các nước EMDE đồng ý, trong khi ở nhóm các nước phát triển con số này chỉ 46%.

Trong một thế giới ngày càng bất ổn và khó dự đoán, các đặc tính của vàng như an toàn, thanh khoản, lợi nhuận, vốn là ba mục tiêu quản lý của các ngân hàng trung ương lại càng trở nên quan trọng, khiến nhu cầu về nắm giữ vàng của các ngân hàng trung ương được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong tương lai gần. Tuy nhiên, xu hướng mua này cũng còn có sự khác biệt giữa các quốc gia, tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế, chính trị trong nước, quy mô dự trữ ngoại hối cũng như mục tiêu quản lý của ngân hàng trung ương quốc gia đó.

Đàm Hương - Trung Thành

Tin bài khác

Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý thị trường vàng

Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý thị trường vàng

Việt Nam có một truyền thống lâu đời trong tích trữ vàng như một hình thức bảo toàn tài sản. Thói quen cất giữ vàng qua nhiều thế hệ đã hình thành tâm lý không muốn đưa vàng vào hệ thống tài chính chính thức. Đa phần người dân không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc vàng, khiến họ ngần ngại khi tham gia vào các giao dịch có yếu tố kiểm soát. Lượng vàng lớn trong dân nếu không được huy động sẽ không thể phát huy được vai trò hỗ trợ ổn định tài chính tiền tệ quốc gia. Giải pháp quản lý thị trường vàng cần phải bắt đầu từ gỡ bỏ rào cản tâm lý, mở đường cho huy động lượng vàng vật chất đang nằm ngoài hệ thống.
Phân tích bản đồ tri thức trong nghiên cứu về tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa - Một số gợi ý cho Việt Nam

Phân tích bản đồ tri thức trong nghiên cứu về tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa - Một số gợi ý cho Việt Nam

Bài viết sử dụng phần mềm CiteSpace, dựa trên phương pháp phân tích bản đồ tri thức (Mapping knowledge domain Analysis), tiến hành phân tích định lượng bằng biểu đồ trực quan và diễn giải định tính của một số lượng lớn tài liệu nghiên cứu, tài liệu có độ trích dẫn, tương tác cao liên quan đến chủ đề tăng trưởng của DNNVV trên kho dữ liệu Web of Science.
Thúc đẩy tín dụng xanh hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế

Thúc đẩy tín dụng xanh hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế

Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã không ngừng chuyển đổi số, lồng ghép mục tiêu tăng trưởng xanh vào chiến lược kinh doanh, tích cực huy động nguồn lực tham gia tài trợ vốn cho các lĩnh vực xanh, từ đó tăng dần quy mô và tốc độ dư nợ tín dụng xanh. Đây là đánh giá của nhiều chuyên gia tại Tọa đàm đẩy mạnh triển khai Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 và Lễ công bố "Sổ tay hướng dẫn hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài" do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức ngày 21/5/2025 dưới sự chủ trì của Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú.
Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Tăng trưởng cao không nhất thiết đi kèm với lạm phát cao, bong bóng tài sản, nợ xấu gia tăng và đồng nội tệ mất giá. Nhưng các yếu tố này vẫn tiềm ẩn như các rủi ro kinh tế vĩ mô, tạo nguy cơ đối với sự ổn định vĩ mô tại Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn tăng trưởng cao, với trọng tâm là phát huy điểm mạnh và hạn chế hiệu ứng tiêu cực từ vận hành chính sách tài khóa và tiền tệ.
Quản lý tài chính cá nhân: Vai trò của lập ngân sách và tiết kiệm tài chính

Quản lý tài chính cá nhân: Vai trò của lập ngân sách và tiết kiệm tài chính

Lập ngân sách và tiết kiệm đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân. Chúng không chỉ giúp kiểm soát chi tiêu, tạo điều kiện để đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn mà còn giảm bớt căng thẳng tài chính và chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp. Việc kết hợp giữa lập ngân sách và tiết kiệm giúp tăng cường kỷ luật tài chính, tạo điều kiện để cá nhân có thể đạt được sự ổn định và thịnh vượng trong cuộc sống.
Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu, đòi hỏi đầu tư tài chính lớn, đặc biệt từ ngân sách nhà nước và sự hỗ trợ của các nước phát triển. Việc cân bằng giữa mục tiêu khí hậu và tính bền vững nợ công là vấn đề phức tạp. Bài viết phân tích những hạn chế tài chính mà các nhà hoạch định chính sách gặp phải và đề xuất một số hàm ý chính sách.
Tận dụng cơ hội từ thuế tối thiểu toàn cầu: Góc nhìn từ thực thi chính sách pháp luật

Tận dụng cơ hội từ thuế tối thiểu toàn cầu: Góc nhìn từ thực thi chính sách pháp luật

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của các tập đoàn đa quốc gia, việc thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu đã trở thành một xu hướng tất yếu nhằm ngăn chặn tình trạng trốn thuế và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Đối với Việt Nam, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức đáng kể. Để tối ưu hóa những cơ hội và vượt qua những thách thức này, Việt Nam cần triển khai hiệu quả các biện pháp pháp lý và chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế và đầu tư vào một hệ thống quản lý thuế hiện đại.
Chuyển đổi hệ thống ngân hàng trong tiến trình xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Kinh nghiệm và khuyến nghị chiến lược

Chuyển đổi hệ thống ngân hàng trong tiến trình xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Kinh nghiệm và khuyến nghị chiến lược

Các ngân hàng tại Trung tâm tài chính quốc tế sẽ phải tham gia vào các hoạt động tài chính quốc tế với những yêu cầu về tính linh hoạt và khả năng đáp ứng cao, đặc biệt là trong môi trường tài chính toàn cầu hóa như hiện nay.
Xem thêm
Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng vào việc giúp đỡ, khuyến khích các đối tượng chính sách xã hội vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu chính đáng, là chủ trương đúng đắn, sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc, qua đó, góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, là yêu cầu có tính nguyên tắc bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Tài sản số và tín chỉ carbon đang mở ra những cơ hội mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, từ việc đa dạng hóa tài sản bảo đảm đến thúc đẩy phát triển bền vững và đổi mới tài chính. Với tiềm năng lớn về nguồn cung tín chỉ carbon và sự phát triển của nền kinh tế số, Việt Nam có thể tận dụng các loại tài sản này để hỗ trợ mục tiêu Net Zero vào năm 2050 và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, những rào cản về pháp lý, công nghệ và quản lý rủi ro hiện nay đang hạn chế khả năng ứng dụng của tài sản số, tín chỉ carbon. Việc hoàn thiện khung pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và thúc đẩy hợp tác quốc tế là chìa khóa để giải quyết các thách thức này.
Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Quán triệt Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tạo động lực làm giàu trong toàn dân để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Nghị quyết, từ năm 2026, Việt Nam sẽ chấm dứt cơ chế thuế khoán với hộ kinh doanh, chuyển sang cơ chế tự kê khai và nộp thuế theo doanh thu thực tế, đồng thời đẩy mạnh thu thuế điện tử.
Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc là một minh họa hậu quả sâu rộng của các xung đột thương mại. Tác động của nó còn vượt ra ngoài phạm vi hai nước này, khi các nền kinh tế phụ thuộc như Canada và Mexico cũng phải đối mặt với nguy cơ suy thoái tiềm ẩn. Tuy nhiên, một số quốc gia lại tìm thấy cơ hội phát triển khi xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc xảy ra do sở hữu khả năng thay thế hàng hóa xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi thuế quan giữa hai quốc gia trên. Điều này phản ánh cách thức phức tạp và khó lường mà xung đột thương mại có thể định hình lại dòng chảy thương mại toàn cầu.
Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia  và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong xu hướng phát triển nền kinh tế số, các giao dịch thường xuyên được thực hiện qua phương thức trực tuyến từ dịch vụ công đến các dịch vụ tài chính, cũng từ đó, rủi ro về bảo mật thông tin ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Các thông tin dữ liệu nói chung và thông tin dữ liệu cá nhân nói riêng là những vấn đề quan trọng trong các quan hệ xã hội và cần được bảo vệ như những quyền lợi chính đáng của con người.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng