Sáng 30/6/2025, các tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ đồng thời tổ chức "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương".
Báo chí được coi là “người dẫn đường” cho xã hội về thông tin, nhận thức và định hướng dư luận. Tuy nhiên, giữa kỷ nguyên số, vai trò ấy đang bị thách thức bởi một câu hỏi rất thực tế: Báo chí sống bằng gì? Nếu coi báo chí là một nghề, thì như mọi nghề khác, nó phải tự nuôi được chính mình. Báo chí không thể sống mãi bằng lý tưởng hay tồn tại nếu không có dòng tiền.
Du Xuân đầu năm cùng Xanh SM, Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á (BAC A BANK) tặng ngay ưu đãi siêu “hời” khi đặt dịch vụ và thanh toán bằng Thẻ tín dụng quốc tế BAC A BANK MasterCard.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (HHNH) vừa ban hành Bộ quy tắc và thực hành thống nhất về danh mục, nguyên tắc cung cấp chứng từ đối với giao dịch chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam (sau đây gọi là “Bộ quy tắc”). Bằng việc đưa ra thông lệ chung, với quy định khung thống nhất trong cách thực hiện, tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch điều hành kiêm Tổng Thư ký HHNH, kỳ vọng Bộ quy tắc này sẽ mang lại lợi ích cho cả khách hàng, ngân hàng và cơ quan quản lý.
Trân trọng giới thiệu bài viết: "Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030" của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Sáng 11/02/2025, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với một số ngân hàng thương mại (NHTM) để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.
Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều thành tựu quan trọng, đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu đề ra. Trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy biến động, Việt Nam vẫn duy trì ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư. Để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt ra nhiều giải pháp chính sách tiền tệ (CSTT) trong năm 2025, hướng tới mục tiêu GDP tăng trên 8%, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy phát triển bền vững.
Sáng 11/02/2025, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01/2025, trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quán triệt, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tập trung thực hiện và hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2025 và cả nhiệm kỳ 2021 - 2025, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên trong năm 2025.
Ngày 08/02/2025, tại Tuyên Quang, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức chương trình về nguồn và Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại Khu di tích lịch sử ngành Ngân hàng (thôn Tân Thành, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), kết hợp phát động chương trình cán bộ, đoàn viên, người lao động ngành Ngân hàng ủng hộ kinh phí “Chung tay xóa 1.000 căn nhà tạm, nhà dột nát”.
Vừa qua, tại Hà Nội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn SP Group (SP Group) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện (MoU), mở ra một giai đoạn hợp tác đầy tiềm năng giữa hai đơn vị hàng đầu của Việt Nam và Singapore.
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2025 tăng 0,98% so với tháng trước. Nguyên nhân chính do một số địa phương thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT, giá dịch vụ giao thông, thực phẩm tăng do nhu cầu đi lại và mua sắm của người dân tăng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. So với cùng kỳ năm 2024, CPI tháng 01/2025 tăng 3,63%; lạm phát cơ tăng 3,07%.
Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 01/2025 tổ chức chiều 05/02/2025, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho biết, năm 2025, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục đảm bảo đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng cho nền kinh tế. Để có thể đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%, bên cạnh các giải pháp của ngành Ngân hàng cần những chính sách vĩ mô cũng như các giải pháp đồng bộ khác trên nhiều lĩnh vực.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN, ngày 20/01/2025 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2025.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 4/02/2025 đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Vượt qua tất cả, kinh tế Việt Nam năm 2024 tiếp tục phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước. Về tổng quan, năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 7,09%, 15/15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch do Quốc hội đề ra.
Ngày 29/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là Nghị định đầu tiên tại Việt Nam thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc thử nghiệm các sản phẩm, mô hình, dịch vụ tài chính mới ứng dụng công nghệ, đồng thời là bước tiến quan trọng trong quá trình thể chế hóa đổi mới sáng tạo tài chính tại Việt Nam. Không chỉ góp phần hiện thực hóa chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và chuyển đổi số ngành Ngân hàng, Nghị định này còn tạo ra các tác động sâu rộng đối với cả hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế.
Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2018, dù đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng lại đang tạo ra những rào cản đáng kể cho doanh nghiệp do thời gian thẩm định kéo dài, yêu cầu hồ sơ phức tạp, đòi hỏi nhiều tài liệu chuyên sâu như mô tả giao dịch và phân tích thị trường. Những yếu tố này không chỉ làm tăng chi phí tuân thủ, rủi ro pháp lý, nguy cơ rò rỉ thông tin, mà còn cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng.
Phát triển các sản phẩm tài chính mới gắn với tín chỉ các-bon là chiến lược then chốt để thu hút dòng vốn tư nhân vào lĩnh vực giảm phát thải. Các sản phẩm như trái phiếu xanh được gắn với việc phát hành hoặc mua tín chỉ các-bon có thể tạo ra các dòng tiền ổn định và hấp dẫn cho nhà đầu tư bền vững (Asian Development Bank, 2019). Các khoản vay xanh thế chấp bằng tín chỉ các-bon cho phép doanh nghiệp tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn nếu cam kết tạo ra lượng giảm phát thải xác thực. Việc đa dạng hóa các sản phẩm tài chính gắn với tín chỉ các-bon không chỉ tạo thêm động lực kinh tế cho các dự án xanh mà còn giúp thị trường các-bon phát triển theo hướng tích hợp sâu rộng với hệ sinh thái tài chính quốc gia.
Sáng 09/7/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự Hội nghị có Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và các đồng chí trong Ban Lãnh đạo NHNN, lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc NHNN, các ngân hàng thương mại (NHTM) và điểm cầu trực tuyến tới NHNN các khu vực trên cả nước.
Việc sử dụng tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm trong hoạt động tín dụng ngân hàng không chỉ mở ra một hướng tiếp cận vốn mới cho các doanh nghiệp xanh, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển thị trường carbon và thực hiện hiệu quả các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.
Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…