Bộ quy tắc về giao dịch chuyển tiền một chiều ra nước ngoài: Mang lại lợi ích cho nhiều bên

Sự kiện
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (HHNH) vừa ban hành Bộ quy tắc và thực hành thống nhất về danh mục, nguyên tắc cung cấp chứng từ đối với giao dịch chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam (sau đây gọi là “Bộ quy tắc”). Bằng việc đưa ra thông lệ chung, với quy định khung thống nhất trong cách thực hiện, tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch điều hành kiêm Tổng Thư ký HHNH, kỳ vọng Bộ quy tắc này sẽ mang lại lợi ích cho cả khách hàng, ngân hàng và cơ quan quản lý.
aa

Phóng viên: Giao dịch chuyển tiền quốc tế là một hoạt động phức tạp, vừa liên quan đến các quy chuẩn quốc tế, vừa phụ thuộc vào đặc thù của từng trường hợp cụ thể. Ông đánh giá như thế nào về giao dịch chuyển tiền quốc tế tại các ngân hàng hiện nay?

TS. Nguyễn Quốc Hùng: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài càng phổ biến. Căn cứ quy định tại Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội (sửa đổi, bổ sung năm 2013), Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối, Thông tư số 20/2022/TT-NHNN ngày 30/12/2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hướng dẫn hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức, cá nhân, các tổ chức tín dụng đã giám sát chặt chẽ hoạt động thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài, hạn chế các trường hợp lợi dụng chuyển tiền vượt mức quy định tại ngân hàng bằng các quy định kiểm soát giao dịch chuyển tiền thực hiện trong nội bộ của tổ chức tín dụng và kiểm soát giao dịch chuyển tiền thực hiện tại các ngân hàng khác nhau.

Tuy nhiên, dù khung khổ pháp lý đã tương đối rõ ràng và đầy đủ nhưng trong triển khai thực tế việc kiểm soát và quản lý hoạt động thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài qua hệ thống ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức và bộc lộ một số tồn tại.

Thực tế cho thấy, quy định nội bộ về giấy tờ, chứng từ chuyển tiền của mỗi ngân hàng còn khác nhau dẫn đến việc triển khai có lúc, có nơi không đồng nhất. Hoặc cùng một bộ hồ sơ chuyển tiền, ngân hàng này chấp nhận nhưng ngân hàng khác lại không chấp thuận do quy định nội bộ khác nhau giữa các ngân hàng...

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch điều hành kiêm Tổng Thư ký HHNH
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch điều hành kiêm Tổng Thư ký HHNH

Phóng viên: Nhằm xây dựng quy ước chung thống nhất đối với các tổ chức hội viên về vấn đề này, HHNH đã ban hành Bộ quy tắc và thực hành thống nhất về danh mục, nguyên tắc cung cấp chứng từ đối với giao dịch chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam. Xin ông chia sẻ về quá trình xây dựng Bộ quy tắc này?

TS. Nguyễn Quốc Hùng: Xuất phát từ những bất cập trong thực tiễn về việc chuyển tiền một chiều ra nước ngoài đối với người cư trú là công dân Việt Nam, ngày 24/10/2023, HHNH đã có Công văn số 432/HHNH-PLNV báo cáo Thống đốc NHNN và đề xuất xây dựng Bộ quy tắc và thực hành thống nhất chuyển tiền ra nước ngoài. Ngày 10/11/2023, NHNN đã có Công văn số 8743/NHNN-QLNH thống nhất chủ trương và giao HHNH đầu mối phối hợp với các ngân hàng hội viên, Nhóm công tác ngân hàng (BWG) và các đơn vị liên quan trong NHNN xây dựng và ban hành Bộ quy tắc.

Trên cơ sở đó, HHNH đã ban hành Quyết định số 87/QĐ-CQTT ngày 04/12/2023 thành lập Ban soạn thảo và Tổ giúp việc xây dựng Bộ quy tắc, với sự tham gia của lãnh đạo 7 ngân hàng lớn có kinh nghiệm về thanh toán quốc tế (Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB), Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)) và Nhóm công tác nước ngoài (BWG). Tổng Thư ký HHNH là Trưởng ban soạn thảo.

Trong quá trình xây dựng Bộ quy tắc, Ban soạn thảo đã phối hợp với Vụ Quản lý ngoại hối (NHNN) tổ chức nhiều cuộc họp lấy ý kiến nhiều vòng từ Đề cương chi tiết đến dự thảo Bộ quy tắc. Sau khi hoàn thiện, HHNH đã xin ý kiến Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và một số đơn vị liên quan của NHNN đối với dự thảo Bộ quy tắc.

Trên cơ sở ý kiến góp ý của 8/8 bộ, ngành và các đơn vị liên quan của NHNN, HHNH tiếp thu sửa đổi cho phù hợp. Trải qua 5 lần xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung với hàng trăm ý kiến đóng góp từ các tổ chức hội viên, các tổ chức quốc tế, NHNN và các cơ quan có liên quan, ngày 07/02/2025, HHNH đã chính thức ban hành Bộ quy tắc này. Có thể nói, quá trình xây dựng Bộ quy tắc được thực hiện rất công phu, bài bản, chặt chẽ, khoa học và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn.

Phóng viên: Thưa ông, việc ban hành Bộ quy tắc này có ý nghĩa như thế nào đối với ngân hàng, khách hàng, cũng như cơ quan quản lý?

TS. Nguyễn Quốc Hùng: Bộ quy tắc hướng dẫn danh mục, nguyên tắc cung cấp chứng từ đối với giao dịch mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam cho các mục đích chuyển tiền một chiều ra nước ngoài như sau: Một là, học tập, chữa bệnh ở nước ngoài; hai là, đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài; ba là, trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài; bốn là, trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài; năm là, chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài; sáu là, chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài.

Việc ban hành Bộ quy tắc sẽ giúp các ngân hàng thực hiện thống nhất với khách hàng trên phạm vi toàn quốc, qua đó giảm thiểu các rủi ro liên quan; đồng thời, giúp cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chức năng thuận lợi trong việc kiểm soát hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài hiệu quả hơn nữa, hạn chế tình trạng chuyển tiền bất hợp pháp, góp phần giữ ổn định thị trường ngoại hối, ổn định tỉ giá giúp thu hút nhà đầu tư.

Đối với người dân, Bộ quy tắc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi có nhu cầu thực hiện chuyển tiền một chiều ra nước ngoài. Thay vì phải đến ngân hàng có quy định phù hợp mới thực hiện được giao dịch chuyển tiền như trước đây thì nay chỉ cần đến ngân hàng gần nhất được thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền một chiều ra nước ngoài, khách hàng sẽ được đáp ứng các nhu cầu chuyển tiền này.

Bộ quy tắc được xây dựng theo định hướng trở thành quy định khung đối với hoạt động chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam. Đây không phải là văn bản quy định pháp luật, tuy nhiên, nó sẽ là cơ sở để các ngân hàng thống nhất thực hiện như một thông lệ thị trường. Bộ quy tắc đề cao trách nhiệm tuân thủ quy định pháp luật và phòng, chống rửa tiền của các ngân hàng thương mại và cán bộ ngân hàng trong quá trình cung ứng dịch vụ chuyển tiền quốc tế cho khách hàng.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam cũng đã có những quy định nguyên tắc và thực hành thống nhất, mặc dù không phải là văn bản quy định pháp luật nhưng đã được áp dụng rộng rãi.

Phóng viên: Đâu là những điểm nhấn đáng chú ý trong Bộ quy tắc này, thưa ông?

TS. Nguyễn Quốc Hùng: Trọng tâm của việc ban hành Bộ quy tắc là để bảo đảm các ngân hàng cùng thống nhất về cách hướng dẫn, triển khai trong giao dịch chuyển tiền một chiều ra nước ngoài trên cơ sở tuân thủ những quy định của pháp luật, nhằm phục vụ nhu cầu cần thiết của người cư trú là công dân Việt Nam; đồng thời, nâng cao hiệu quả việc thực hiện quy định về phòng, chống rửa tiền.

Bên cạnh đó, Bộ quy tắc có những quy định chặt chẽ, góp phần hạn chế kẽ hở mà các cá nhân có thể lợi dụng để thực hiện những hành vi rửa tiền, chuyển tiền trái phép ra nước ngoài với các phương thức như sử dụng một bộ hồ sơ, chứng từ chuyển tiền nhiều lần tại cùng hệ thống ngân hàng hay thực hiện chuyển tiền nhiều lần tại những ngân hàng khác nhau…

Trong bối cảnh nguy cơ chảy máu ngoại tệ và chúng ta đều thống nhất thực hiện nghiêm túc Luật Phòng, chống rửa tiền, Bộ quy tắc góp phần tạo ra sân chơi bình đẳng, lành mạnh và bảo đảm an toàn theo đúng quy định của pháp luật.

Tôi muốn nhấn mạnh lại, Bộ quy tắc do HHNH ban hành không phải là văn bản quy phạm pháp luật, được ban hành trong phạm vi các tổ chức hội viên, nhằm cùng thống nhất trong cách thực hiện, tuân thủ đầy đủ những quy định của pháp luật, để làm sao tạo sự thuận lợi, hỗ trợ cho người dân chuyển tiền nhanh chóng nhất nhưng vẫn bảo đảm an toàn trong hoạt động nghiệp vụ.

Các ngân hàng không phải là hội viên, ngân hàng nước ngoài nếu thấy Bộ quy tắc hỗ trợ ngân hàng mình trong việc chuyển tiền một chiều ra nước ngoài, có mong muốn cùng thống nhất thực hiện thì đều có thể đăng ký với HHNH để tham gia và chấp hành thực hiện đúng theo các nội dung của Bộ quy tắc.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Nhóm Phóng viên

Tin bài khác

Gợi mở hướng đi cho ngân hàng Việt vươn ra thế giới trong kỷ nguyên số

Gợi mở hướng đi cho ngân hàng Việt vươn ra thế giới trong kỷ nguyên số

Ngày 05/5/2025, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Thanh Hà, Thời báo Ngân hàng đã tổ chức Diễn đàn “Đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới và gợi ý với hệ thống ngân hàng”, với sự tham dự của 150 đại biểu là đại diện lãnh đạo các vụ, cục thuộc NHNN; các bộ, ngành liên quan; các chuyên gia, tổ chức tài chính uy tín trong nước và quốc tế… Tại Diễn đàn, các chuyên gia đều nhấn mạnh, thương hiệu là giá trị vô cùng quan trọng của doanh nghiệp và cơ sở để xây dựng thương hiệu chính là niềm tin của người dùng.
Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Trình bày Báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, với mục tiêu năm 2025 tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD (dự kiến đứng thứ 30 trên thế giới, tăng 2 bậc), GDP bình quân đầu người đạt trên 5.000 USD.
Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam

Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam

Tạp chí Ngân hàng trân trọng giới thiệu Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2025).
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.
Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Chiều 23/4/2025, Báo Dân trí tổ chức Diễn đàn ESG Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới”. Diễn đàn đã khẳng định, ESG không chỉ là xu hướng, mà đang trở thành kim chỉ nam cho Việt Nam phát triển bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh và hội nhập toàn cầu trong thời đại chuyển đổi xanh và số hóa nền kinh tế.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Sau ba ngày làm việc khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc chiều 12/4.
Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để

Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để 'tăng tốc' dòng vốn FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng, hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn nữa thì xây dựng và bảo đảm một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, thuận lợi sẽ là điểm mạnh để các nhà đầu FDI hướng đến Việt Nam.
Xem thêm
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết, trong đó nêu rõ các yêu cầu mục tiêu; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc