Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025

Sự kiện
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 4/02/2025 đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025.
aa

Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025

Phải tập trung ngay vào xử lý công việc

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, phải tập trung ngay vào xử lý công việc, nhất là các công việc chưa hoàn thành trong năm 2024, công việc còn dở dang do nghỉ Tết, không để chậm trễ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; tiếp tục thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các đề án, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, nhất là Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, các Nghị quyết số: 01/NQ-CP, 02/NQ-CP ngày 08/01/2025 của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững; đồng thời, triển khai ngay các nhiệm vụ trọng tâm.

Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu thời điểm sau Tết để kịp thời có các giải pháp cân đối cung cầu, ổn định mặt bằng giá cả thị trường. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc kê khai, niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết; xử lý nghiêm các hành vi tăng giá bất hợp lý, đưa thêm những khoản thu ngoài giá để thu cao hơn mức giá kê khai, niêm yết.

Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, phân bổ cụ thể Kế hoạch đầu tư công năm 2025, phân bổ nguồn vốn vượt thu năm 2024, đẩy mạnh thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm. Chủ động rà soát, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đối với từng dự án trong quá trình triển khai thực hiện, nhất là các dự án, công trình quan trọng quốc gia, các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông chiến lược, sân bay, cảng biển, đường cao tốc, dự án liên vùng, liên tỉnh, phấn đấu vượt mục tiêu có 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025.

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Thủ tướng yêu cầu thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện công việc liên quan đến kiện toàn các Đảng ủy trực thuộc Đảng ủy Chính phủ để sớm đi vào hoạt động. Khẩn trương hoàn thiện các nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sau khi sắp xếp, tinh gọn để trình Chính phủ xem xét, ban hành. Tổ chức triển khai Nghị quyết của Quốc hội để vận hành bộ máy mới của Chính phủ; chuẩn bị dự thảo, trình Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương theo đúng thời hạn. Hoàn thiện đề án tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thanh tra để báo cáo cấp có thẩm quyền.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức để đáp ứng yêu cầu sau sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy.

Bộ Nội vụ hướng dẫn các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, xử lý tài sản công dôi dư sau sắp xếp, bảo đảm sớm ổn định để tổ chức đại hội đảng các cấp năm 2025.

Phát động, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước

Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu phát động, đẩy mạnh và tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các đợt thi đua cao điểm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, lập thành tích thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn và các sự kiện trọng đại của đất nước, nhất là Đại hội Đảng các cấp và Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI.

Khẩn trương hoàn thành công tác lập đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2026, các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết có hiệu lực thi hành, trong đó có 56 văn bản còn nợ đọng; chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung phục vụ Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Hoàn thiện dự thảo kịch bản tăng trưởng

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương phối hợp chặt chẽ, kịp thời báo cáo, giải trình với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình thông qua Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; hoàn thiện dự thảo kịch bản giao tăng trưởng cho các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp thành một nghị quyết riêng, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01/2025 (phân giao theo tinh thần dựa trên đề xuất của các bộ, ngành, địa phương và tăng thêm từ 0,3% - 0,5% tùy theo khả năng của các bộ, ngành, địa phương).

Đề xuất các giải pháp đột phá để tăng cường thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mới, công nghệ cao như chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây… trình Chính phủ trong quý I/2025. Khẩn trương xây dựng, triển khai hiệu quả Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt.

Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách giảm thuế, phí, lệ phí phù hợp

Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương hướng dẫn phạm vi, đối tượng để phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2024 (ngoài số tiết kiệm 10% chi thường xuyên tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định) để bổ sung đầu tư cho tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2025 của Chính phủ.

Nâng cao hiệu quả quản lý thu, chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, chú trọng quản lý thu đối với các hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, giao dịch xuyên biên giới, dịch vụ ăn uống, lưu trú…; tăng cường kiểm tra, giám sát việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử, phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2025 ở mức cao nhất.

Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách giảm thuế, phí, lệ phí phù hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền trong tháng 02/2025. Hoàn thiện hồ sơ xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, trình Chính phủ trong quý I/2025 để trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Xuất cấp gạo, hàng dự trữ quốc gia, hỗ trợ kịp thời người dân các địa phương xảy ra thiên tai, bão lũ... Đề xuất phân bổ nguồn tăng thu, giảm chi, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngay trong tháng 02/2025, không để kéo dài sang tháng 3/2025.

Triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm nâng hạng thị trường chứng khoán trong năm 2025.

Giám sát chặt chẽ, triển khai các giải pháp ổn định thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương giám sát chặt chẽ, triển khai các giải pháp ổn định thị trường vàng; khẩn trương tổng kết, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, trình Chính phủ trong quý II/2025.

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng truyền thống như tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư và các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế sáng tạo, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh…, các dự án, công trình trọng điểm; kiểm soát chặt chẽ tín dụng các lĩnh vực rủi ro cao; tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Sớm hoàn thành phương án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tập trung xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, khẩn trương trình phương án cơ cấu lại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh ngay sau kỳ nghỉ Tết, nhất là các ngành công nghiệp chủ lực

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thúc đẩy sản xuất, kinh doanh ngay sau kỳ nghỉ Tết, nhất là các ngành công nghiệp chủ lực; khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án sản xuất công nghiệp để sớm đưa vào vận hành.

Nắm chắc tình hình thị trường, cung cầu hàng hóa, nhất là các hàng hóa thiết yếu, có giải pháp điều tiết sản xuất, đẩy mạnh lưu thông, thúc đẩy tăng trưởng ngay từ những tháng đầu năm 2025. Theo dõi sát tình hình xuất nhập khẩu hàng nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, phối hợp với các cơ quan liên quan có biện pháp điều hành kịp thời, không để xảy ra ùn ứ.

Tiếp tục chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị liên quan đảm bảo tiến độ đầu tư, xây dựng các công trình nguồn điện, lưới điện quan trọng. Khẩn trương ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Điện lực (sửa đổi); huy động tối đa các nguồn lực bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong mọi tình huống.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương có phương án sản xuất phù hợp, hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ lúa đông xuân 2025; tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; chủ động các phương án phòng, chống thiên tai, nhất là rét đậm, rét hại, mưa đá, hạn hán, xâm nhập mặn; quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc và trên 1.000 km đường bộ ven biển vào năm 2025

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn, nỗ lực hoàn thành mục tiêu cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc và trên 1.000 km đường bộ ven biển vào năm 2025. Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025; các dự án hạ tầng trọng điểm, tạo động lực phát triển như Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội, Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Cảng hàng không quốc tế Long Thành… Phấn đấu hoàn thành thủ tục và khởi công trong năm 2025 đối với tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị hoàn thiện thủ tục đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Bảo đảm năng lực, chất lượng, an toàn hoạt động vận tải hàng hóa, vận tải hành khách, không để hành khách không có phương tiện trở lại nơi làm việc, học tập sau Tết; giảm thiểu tình trạng chậm, hủy chuyến; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng "xe dù", "bến cóc", chở quá số người quy định, tăng giá vé trái quy định.

Triển khai hiệu quả các giải pháp kiềm chế, giảm thiểu tai nạn, ùn tắc giao thông; điều tiết, phân luồng, kịp thời giải tỏa, không để phát sinh ùn tắc kéo dài, nhất là trên các tuyến chính ra vào Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các tuyến kết nối đến nhà ga, sân bay, bến cảng, khu vực tổ chức lễ hội. Bảo đảm hệ thống thu phí điện tử không dừng hoạt động thông suốt, không để xảy ra ùn tắc tại các trạm thu phí.

Tập trung hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương và cơ chế, chính sách đầu tư đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long- Hải Phòng… để trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 (ngày 15/02/2025).

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án bất động sản

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án bất động sản, nhà ở xã hội, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai hiệu quả gói tín dụng 145 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội. Phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy nhà ở xã hội và thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh trước ngày 15/02/2025.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động xác định giá đất, ban hành bảng giá đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, đấu giá quyền sử dụng đất; kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền, nhất là hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường.

Sớm hoàn thiện, đưa vào vận hành hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai tập trung, thống nhất, đa mục tiêu, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực đất đai ở các đô thị, nâng cao các chỉ số: "Tiếp cận đất đai", "Đăng ký đất đai" và "Chất lượng quản lý hành chính đất đai".

Không tổ chức lễ hội tràn lan, gây lãng phí

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 ngay từ năm 2025 theo đúng kết luận của Ban Chấp hành Trung ương.

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhân dân, du khách trong thực hiện quy định về tổ chức lễ hội, không tổ chức lễ hội tràn lan, gây lãng phí. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tổ chức lễ hội, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan, đánh bạc.

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho du khách và người dân; niêm yết công khai, bán đúng giá dịch vụ. Chuẩn bị, tổ chức thành công Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025.

Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát trong mùa đông xuân

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát trong mùa đông xuân, nhất là dịch bệnh lây qua đường hô hấp, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi, chuẩn bị và sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh; tăng cường theo dõi, giám sát tại các cửa khẩu và trong cộng đồng, kịp thời phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch, không để lây lan, bùng phát.

Chỉ đạo các cơ sở y tế nâng cao năng lực thu dung, điều trị, bảo đảm đầy đủ nhân lực, thuốc, thiết bị, vật tư y tế, sẵn sàng đáp ứng công tác điều trị, cấp cứu, nhất là cấp cứu trong tai nạn giao thông, cháy nổ, thương tích, ngộ độc thực phẩm... xảy ra trong dịp đầu Xuân năm 2025.

Hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu lao động

Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương theo dõi chặt chẽ, kịp thời nắm bắt thị trường lao động, tình hình lao động, việc làm sau kỳ nghỉ Tết, có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu lao động, không để đứt gãy nguồn cung lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ sản xuất.

Thường xuyên đôn đốc các địa phương rà soát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn; cập nhật hằng ngày tình hình, kết quả thực hiện. Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo, ưu đãi người có công với cách mạng, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.

Hỗ trợ học sinh, sinh viên quay lại học tập sau kỳ nghỉ Tết

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục và đào tạo tập trung thực hiện tốt kế hoạch năm học 2024 - 2025, tổ chức các hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên quay lại học tập sau kỳ nghỉ Tết, nhất là học sinh tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Tập trung triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045; chủ động phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội hoàn thiện báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo đúng tiến độ.

Tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, giải phóng nguồn lực phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đồng bộ các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo để sớm thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị; tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, giải phóng nguồn lực phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Khẩn trương xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đầu tư vào các ngành có giá trị gia tăng cao như công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao và hạ tầng thông minh, trình Chính phủ trong quý I/2025.

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng thẩm định đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kiện toàn tổ chức bộ máy.

Tập trung phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là các Luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Kỳ họp lần thứ 10, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tinh gọn tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục thông tin, phổ biến ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm và Kết luận số 119-KL/TW ngày 20/01/2025 của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình pháp luật, đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật, xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân.

Đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm có xu hướng gia tăng trong dịp đầu xuân

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tập trung thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đấu tranh ngăn chặn hiệu quả các loại tội phạm có xu hướng gia tăng trong dịp đầu xuân. Đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo và các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, dư luận xã hội quan tâm.

Tăng cường quản lý xuất nhập cảnh, kịp thời phát hiện, ngăn chặn đối tượng nhập cảnh trái phép, hoạt động buôn lậu. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông, nhất là vi phạm về nồng độ cồn. Chủ động triển khai các phương án phòng, chống cháy nổ, cứu nạn, cứu hộ, nhất là tại các địa điểm tổ chức lễ hội, tập trung đông người.

Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương phối hợp với các địa phương thực hiện tốt công tác tuyển quân, tổ chức giao, nhận quân chặt chẽ, đủ chỉ tiêu, an toàn tuyệt đối.

Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương triển khai toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế. Chủ động, tích cực phối hợp cùng Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan liên quan triển khai hiệu quả các FTA, thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, thu hút đầu tư, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng tổ chức hiệu quả, thực chất việc thành lập và thu hút đầu tư vào Trung tâm tài chính quốc tế, khu vực tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng theo kết luận của Bộ Chính trị.

Tập trung thanh tra các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao, dư luận quan tâm

Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương thực hiện kế hoạch thanh tra năm 2025 và các cuộc thanh tra đột xuất được giao, tập trung thanh tra các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao, dư luận quan tâm; tăng tỷ lệ thu hồi tiền và tài sản do vi phạm, tiêu cực, tham nhũng.

Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn, thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo; nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo trên phạm vi toàn quốc, nhất là ở những địa phương xảy ra khiếu kiện đông người, phức tạp để xử lý kịp thời, kiên quyết không để xảy ra "điểm nóng" về an ninh trật tự.

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan: Công an, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ để làm việc, thống nhất với các cơ quan của Quốc hội sớm ban hành Nghị quyết số 170/2024/QH15 về cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa; trường hợp cần thiết báo cáo Thủ tướng Chính phủ có văn bản gửi Chủ tịch Quốc hội.

Hỗ trợ hộ nghèo, khó khăn, hộ gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tăng cường nắm bắt tình hình đời sống, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sau Tết Nguyên đán, kịp thời tham mưu đề xuất hỗ trợ hộ nghèo, khó khăn, hộ gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trong những tháng giáp hạt.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan, địa phương hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; đẩy mạnh chuyển đổi số, liên thông, chia sẻ dữ liệu, cải cách thủ tục hành chính, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp kịp thời, bảo đảm tốt nhất quyền lợi của người tham gia và thụ hưởng chính sách.

Đẩy mạnh tuyên truyền về an toàn giao thông, phòng, chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan liên quan chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông tập trung thông tin tuyên truyền về các hoạt động đối nội, đối ngoại của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chỉ đạo, điều hành quan trọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kết quả phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, hoạt động thể thao, lễ hội đặc sắc... Đẩy mạnh truyền thông chính sách, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức của người dân về an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội đầu xuân; tuyên truyền các mô hình mới, cách làm hay, gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực. Tiếp tục đấu tranh, ngăn chặn, phản bác các thông tin xấu độc, tiêu cực, sai sự thật trên mạng xã hội xuyên biên giới…

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và các cơ quan báo chí tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin định hướng, tuyên truyền về các thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, thể hiện quyết tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, người dân, doanh nghiệp chung sức, đồng lòng phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2025 ngay từ ngày đầu, tháng đầu năm mới. Chú trọng lan tỏa các thông tin tích cực, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; phản ánh khí thế sôi nổi ra quân đầu năm thực hiện nhiệm vụ lao động, sản xuất, công tác, học tập; biểu dương gương người tốt, việc tốt, mô hình hay, cách làm hiệu quả, góp phần truyền cảm hứng tích cực trong toàn xã hội.

Đẩy mạnh tuyên truyền về công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống cháy nổ, tệ nạn xã hội, dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao nhận thức của người dân về nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội xuân. Cập nhật kịp thời thông tin thị trường, giá cả hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu; thông tin dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai. Kịp thời phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, tạo đồng thuận xã hội trong thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bảo đảm các hoạt động sản xuất, kinh doanh ngay từ ngày đầu, tháng đầu năm mới

Chủ tịch, Tổng Giám đốc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, vì lợi ích quốc gia, dân tộc; sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đổi mới mô hình quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại, phù hợp thông lệ quốc tế. Triển khai thực hiện các chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển đã được phê duyệt; tập trung nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh chính, đầu tư các dự án lớn, trọng tâm, trọng điểm, có tác động lan tỏa, tạo động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, kém hiệu quả; chủ động kế hoạch đón người lao động trở lại làm việc ngay sau kỳ nghỉ Tết, bảo đảm các hoạt động sản suất kinh doanh ngay từ ngày đầu, tháng đầu năm mới.

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan, tổ chức liên quan khẩn trương giải quyết, xử lý công việc ngay từ ngày làm việc đầu tiên, nhất là những công việc chưa hoàn thành, còn dở dang do nghỉ Tết; thực hiện nghiêm kỷ cương hành chính, kỷ luật lao động, không tổ chức du xuân, chúc Tết, không đi lễ hội trong giờ hành chính; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định cho hoạt động lễ hội, vui chơi…

Văn phòng Chính phủ tiếp tục thúc đẩy cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, quy định kinh doanh, phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính; tích cực theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương triển khai hiệu quả Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2025.

Theo baochinhphu.vn

Tin bài khác

Gợi mở hướng đi cho ngân hàng Việt vươn ra thế giới trong kỷ nguyên số

Gợi mở hướng đi cho ngân hàng Việt vươn ra thế giới trong kỷ nguyên số

Ngày 05/5/2025, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Thanh Hà, Thời báo Ngân hàng đã tổ chức Diễn đàn “Đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới và gợi ý với hệ thống ngân hàng”, với sự tham dự của 150 đại biểu là đại diện lãnh đạo các vụ, cục thuộc NHNN; các bộ, ngành liên quan; các chuyên gia, tổ chức tài chính uy tín trong nước và quốc tế… Tại Diễn đàn, các chuyên gia đều nhấn mạnh, thương hiệu là giá trị vô cùng quan trọng của doanh nghiệp và cơ sở để xây dựng thương hiệu chính là niềm tin của người dùng.
Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Trình bày Báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, với mục tiêu năm 2025 tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD (dự kiến đứng thứ 30 trên thế giới, tăng 2 bậc), GDP bình quân đầu người đạt trên 5.000 USD.
Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam

Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam

Tạp chí Ngân hàng trân trọng giới thiệu Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2025).
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.
Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Chiều 23/4/2025, Báo Dân trí tổ chức Diễn đàn ESG Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới”. Diễn đàn đã khẳng định, ESG không chỉ là xu hướng, mà đang trở thành kim chỉ nam cho Việt Nam phát triển bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh và hội nhập toàn cầu trong thời đại chuyển đổi xanh và số hóa nền kinh tế.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Sau ba ngày làm việc khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc chiều 12/4.
Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để

Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để 'tăng tốc' dòng vốn FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng, hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn nữa thì xây dựng và bảo đảm một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, thuận lợi sẽ là điểm mạnh để các nhà đầu FDI hướng đến Việt Nam.
Xem thêm
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết, trong đó nêu rõ các yêu cầu mục tiêu; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc