Ngành Ngân hàng phát động chương trình "Tết trồng cây" và "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát"

Sự kiện
Ngày 08/02/2025, tại Tuyên Quang, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức chương trình về nguồn và Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại Khu di tích lịch sử ngành Ngân hàng (thôn Tân Thành, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), kết hợp phát động chương trình cán bộ, đoàn viên, người lao động ngành Ngân hàng ủng hộ kinh phí “Chung tay xóa 1.000 căn nhà tạm, nhà dột nát”.
aa

Tham dự chương trình, có đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN; đồng chí Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực NHNN, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam; các đồng chí trong Ban Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo NHNN. Tham dự chương trình còn có đại diện lãnh đạo Đảng ủy Cơ quan Ngân hàng Trung ương, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Công đoàn Cơ quan NHNN Trung ương, Bí thư Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương; lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc NHNN và các tổ chức tín dụng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản, Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam...

Về phía tỉnh Tuyên Quang, có đồng chí Hà Thị Nga - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Lê Thị Kim Dung - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng chí Nguyễn Văn Sơn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Về phía huyện Sơn Dương, có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện; đồng chí Giang Tuấn Anh - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.

Đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN phát biểu tại Lễ phát động
Đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN phát biểu tại Lễ phát động chương trình Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và "Chung tay xóa 1.000 căn nhà tạm, nhà dột nát"

Phát biểu tại hương trình, đồng chí Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực NHNN, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam cho biết, đã trở thành thông lệ, cứ vào ngày thứ bảy của tuần làm việc đầu tiên sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán, Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo NHNN lại tổ chức chương trình về nguồn tại Khu di tích lịch sử ngành Ngân hàng để dâng hương, dâng hoa tri ân đến các thế hệ lãnh đạo, cán bộ đã có những đóng góp to lớn cho sự ra đời và phát triển của Ngành và đất nước; dâng hương, dâng hoa tại Tháp Thông thiên để mong trời đất phù hộ cho đất nước được quốc thái, dân an; mưa thuận, gió hòa và phù hộ cho ngành Ngân hàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú đã phát động chương trình Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và chương trình cán bộ, đoàn viên, người lao động ngành Ngân hàng “Chung tay xóa 1.000 căn nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn cả nước theo lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, từ tháng 4/2024 đến nay, ngành Ngân hàng đã cam kết hỗ trợ 1.300 tỉ đồng cho phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát. Con số ủng hộ của ngành Ngân hàng chiếm tỉ trọng hơn 16% tổng số tiền ủng hộ của cả nước cho chương trình này (gần 8.000 tỉ đồng). Kết quả này thể hiện rất rõ tinh thần, ý thức trách nhiệm và truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của ngành Ngân hàng đối với công tác hỗ trợ an sinh xã hội nói chung và phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát nói riêng.

đồng chí Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực NHNN, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam
Đồng chí Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực NHNN, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam phát động chương trình Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và "Chung tay xóa 1.000 căn nhà tạm, nhà dột nát"

Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp ấy, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú đã kêu gọi toàn thể cán bộ, đoàn viên, người lao động trong toàn hệ thống ngân hàng với tinh thần, ý thức trách nhiệm cao nhất tham gia: Thứ nhất, tích cực hưởng ứng Chương trình Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và Chương trình trồng 1 triệu cây xanh do Thủ tướng Chính phủ phát động để góp phần phủ xanh trái đất, phòng, chống thiên tai, xâm nhập mặn, ứng phó với biến đổi khí hậu. Thứ hai, tích cực ủng hộ tối thiểu 1 ngày lương để cùng ngành Ngân hàng “Chung tay xóa 1.000 căn nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn cả nước, hưởng ứng đợt cao điểm 350 ngày đêm thực hiện thành công Chương trình “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tại Lễ phát động, đồng chí Trần Phương - Phó Tổng Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, việc tham gia hai chương trình không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là trách nhiệm cao cả, mang tính nhân văn của cán bộ, nhân viên ngân hàng với nhân dân và đất nước. Hiện nay, BIDV đang triển khai chương trình trồng 1 triệu cây xanh hướng vào các khu công nghiệp, đô thị, rừng phòng hộ nhằm giảm thiểu tác động của thiên tai, bảo vệ môi trường và mục tiêu phát triển bền vững. Đến nay, đã trồng được 500 nghìn cây và kế hoạch trong năm 2025 thêm 250 nghìn cây. BIDV cũng cam kết sẽ thể hiện trách nhiệm cao nhất chung tay cùng ngành Ngân hàng xóa nhà tạm, nhà dột nát mang lại mái ấm cho người nghèo, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Đồng chí Trần Phương - Phó Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch Công đoàn BIDV phát biểu tại Lễ phát động
Đồng chí Trần Phương - Phó Tổng Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn BIDV phát biểu tại Lễ phát động Chương trình Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và "Chung tay xóa 1.000 căn nhà tạm, nhà dột nát"

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ phát động, đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN cho biết, Chương trình cũng là dịp để mỗi cán bộ, đoàn viên, người lao động của ngành Ngân hàng tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và theo lời dạy của Bác: “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, góp phần tích cực hưởng ứng chương trình trồng 1 tỉ cây xanh vì một Việt Nam xanh và thể hiện tình cảm gắn bó của ngành Ngân hàng với người dân vùng Chiến khu Cách mạng. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định, việc cán bộ, công chức, đoàn viên, người lao động trong toàn ngành Ngân hàng đóng góp 1 ngày lương dành cho chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đối với người nghèo để “không ai bị bỏ lại phía sau” có ý nghĩa nhân văn rất to lớn, là đạo lý và truyền thống tương thân, tương ái của người Việt Nam nói chung và của cán bộ, người lao động ngành Ngân hàng nói riêng trong nhiều thế hệ.

Để chương trình đạt được thành công, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đề nghị, các đồng chí thủ trưởng, lãnh đạo các đơn vị và Ban Chấp hành công đoàn các cấp trong Ngành tích cực vận động cán bộ, người lao động hưởng ứng hai chương trình ý nghĩa này; đồng thời, bày tỏ tin tưởng rằng, hai chương trình sẽ thành công tốt đẹp, khẳng định tinh thần, trách nhiệm của ngành Ngân hàng với cộng đồng.

Ngành Ngân hàng phát động chương trình
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng (thứ hai từ trái sang) cùng các vị đại biểu chăm sóc cây trồng tại Khu di tích
Các vị đại biểu chăm sóc cây trồng tại Khu di tích
Các vị đại biểu chăm sóc cây trồng tại Khu di tích

Các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Chương trình
Các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Khu di tích

Ngọc Linh

Tin bài khác

Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Trình bày Báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, với mục tiêu năm 2025 tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD (dự kiến đứng thứ 30 trên thế giới, tăng 2 bậc), GDP bình quân đầu người đạt trên 5.000 USD.
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Sau ba ngày làm việc khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc chiều 12/4.
Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để

Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để 'tăng tốc' dòng vốn FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng, hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn nữa thì xây dựng và bảo đảm một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, thuận lợi sẽ là điểm mạnh để các nhà đầu FDI hướng đến Việt Nam.
Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Trân trọng giới thiệu bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dòng vốn ngân hàng hỗ trợ kinh tế tư nhân phát huy thế mạnh vai trò huyết mạch của nền kinh tế

Dòng vốn ngân hàng hỗ trợ kinh tế tư nhân phát huy thế mạnh vai trò huyết mạch của nền kinh tế

Xác định phát triển kinh tế tư nhân là chiến lược, chính sách lâu dài của quốc gia; thời gian qua, ngành Ngân hàng đã tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng khu vực này. Đây cũng là vấn đề được các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đẩy mạnh các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Đẩy mạnh các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Theo lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), cơ quan này đã và đang triển khai nhiều chính sách cải cách, điều chỉnh pháp lý và hợp tác với tổ chức xếp hạng quốc tế đều hướng đến mục tiêu nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
Xem thêm
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết, trong đó nêu rõ các yêu cầu mục tiêu; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc