Hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Trị tiếp tục đồng hành phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Hoạt động ngân hàng
Là một tỉnh có kinh tế nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, thu nhập cho người dân cũng như bảo đảm an sinh xã hội, các chính sách tín dụng hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn đã được NHNN Chi nhánh tỉnh Quảng Trị triển khai trên diện rộng, mang tính đặc thù riêng của địa phương được thực hiện thông qua ngân hàng, tạo lực đẩy phát triển bền vững cho kinh tế tỉnh.
aa

Năm 2024, kinh tế tỉnh Quảng Trị vẫn tiếp tục trên đà phục hồi tăng trưởng; có 14/18 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đã được thực hiện thành công và vượt kế hoạch. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng khoảng 5,97% so với năm 2023; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 87% dự toán địa phương, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm 2023; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,9%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,96% so với cùng kỳ năm 2023. Hoạt động thương mại, dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực. Các cân đối lớn của kinh tế địa phương được giữ ổn định; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Để có được những thành công này phải kể đến sự chung tay, phối hợp nhịp nhàng của các sở, ban, ngành tại địa phương và người dân, đặc biệt là của hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Trị. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực bởi những khó khăn của nền kinh tế nhưng toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã luôn chủ động triển khai các chính sách, giải pháp về tín dụng, lãi suất một cách đồng bộ, hỗ trợ tối đa cho người dân, doanh nghiệp góp phần khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tăng cường công tác tín dụng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Chi nhánh tỉnh Quảng Trị đã nỗ lực không ngừng để thực hiện mọi giải pháp tín dụng một cách linh hoạt nhằm kiểm soát quy mô, tăng trưởng tín dụng hợp lý trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng, lạm phát, diễn biến của thị trường, kịp thời đáp ứng vốn cho nền kinh tế, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Bên cạnh đó, NHNN Chi nhánh tỉnh Quảng Trị cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chương trình, chính sách tín dụng nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp góp phần quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tính đến hết năm 2024, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 23 TCTD, trong đó có 11 Chi nhánh cấp 1 (ngân hàng thương mại (NHTM)); 01 Ngân hàng Chính sách xã hội; 11 Quỹ tín dụng nhân dân; 10 Chi nhánh cấp 2 (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện, thị xã, thành phố); 52 phòng giao dịch của NHTM và Ngân hàng Chính sách xã hội trải đều các thị trấn, thị tứ và các vùng kinh tế trọng điểm, tập trung trên địa bàn tỉnh.

Là một tỉnh có kinh tế nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, thu nhập cho người dân cũng như bảo đảm an sinh xã hội, các chính sách tín dụng hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn đã được NHNN Chi nhánh tỉnh Quảng Trị triển khai trên diện rộng, mang tính đặc thù riêng của địa phương được thực hiện thông qua ngân hàng, tạo lực đẩy phát triển bền vững cho kinh tế tỉnh, cụ thể như: Chương trình tín dụng cho vay lâm sản, thủy sản của NHTM cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) Chi nhánh tỉnh Quảng Trị và NHTM cổ phần Á Châu (ACB) Chi nhánh tỉnh Quảng Trị có doanh số giải ngân lũy kế đạt 184,89 tỉ đồng, với 18 lượt khách hàng vay; Chương trình cho vay các lĩnh vực ưu tiên với lãi suất cho vay theo quy định của Thống đốc NHNN hiện nay tối đa 4%/năm, có tổng dư nợ cho vay ngắn hạn 5 lĩnh vực ưu tiên đạt 1.290 tỉ đồng, chiếm 2,37% tổng dư nợ, trong đó cho vay nông nghiệp, nông thôn là 1.171 tỉ đồng, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa là 119 tỉ đồng.

Căn cứ quy định tại Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, NHNN Chi nhánh tỉnh Quảng Trị tiếp tục chỉ đạo các TCTD thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn có dư nợ đạt 13.729 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 25,43% tổng dư nợ và tăng 10,79% so với năm 2023. Số khách hàng còn dư nợ là 42.203, trong đó có 41.896 cá nhân, hộ gia đình; 02 hộ kinh doanh và 305 doanh nghiệp.

Để tăng cường cho vay theo Nghị quyết số 100/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị quy định Chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022 - 2025, đến hết năm 2024, hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Trị đã cho vay 32 hộ gia đình, cá nhân với dư nợ 14,1 tỉ đồng, với tổng số tiền đã hỗ trợ lãi suất là 90,6 triệu đồng.

Tính đến ngày 31/12/2024, số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ lũy kế là 442,62 tỉ đồng; số khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lũy kế là 185 lượt khách hàng. Cùng với đó, các TCTD đã tiết giảm tối đa các loại chi phí để tập trung giảm lãi suất giúp doanh nghiệp và người dân gia tăng nguồn lực tài chính khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh. Các TCTD trên địa bàn thực hiện nhiều gói lãi suất ưu đãi cho khách hàng với mức lãi suất dưới 4%/năm. Đến hết năm 2024, lãi suất cho vay bình quân các món vay mới phát sinh là 7,09%/năm, giảm hơn 2%/năm so với cuối năm 2023 (lãi suất cho vay bình quân năm 2023 là 9,35%/năm).

Bên cạnh đó, tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách có thể duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đến ngày 31/12/2024, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị đã giải ngân cho 25.636 lượt vay vốn với tổng dư nợ là 5.155 tỉ đồng, tăng 8,12% so với cuối năm 2023 với tổng số khách hàng còn dư nợ là 109.171 khách hàng. Dư nợ tập trung ở một số chương trình: Cho vay hộ nghèo chiếm 10,05% tổng dư nợ các chương trình; cho vay hộ cận nghèo chiếm 19,92%; cho vay hộ mới thoát nghèo chiếm 10,3%; cho vay học sinh, sinh viên chiếm 6,8%; cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn chiếm 9,7%; cho vay nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn chiếm 11,81%; cho vay giải quyết việc làm chiếm 18,27%; cho vay nhà ở xã hội chiếm 9,31% tổng dư nợ các chương trình.

Tính đến ngày 31/12/2024, tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đạt dư nợ là 55.812 tỉ đồng, tăng 4.204 tỉ đồng (8,15%) so với cuối năm 2023.

Tăng cường chuyển đổi số

Các TCTD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã tập trung nguồn lực hoàn thiện, phát triển nền tảng công nghệ số hiện đại, tiện ích, hướng đến tối ưu trải nghiệm khách hàng, hạn chế tối đa giao dịch tiền mặt.

NHNN Chi nhánh tỉnh Quảng Trị đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các TCTD áp dụng biện pháp phòng, chống rủi ro gian lận trong mở tài khoản thanh toán, bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thẻ tín dụng và quyền lợi của khách hàng trong quá trình phát hành, sử dụng thẻ tín dụng ngân hàng; đẩy mạnh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt tại trường học, cơ sở giáo dục, bệnh viện, cơ sở y tế; chi trả an sinh xã hội trên địa bàn; phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện kế hoạch triển khai ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua thanh toán không dùng tiền mặt; tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng; thường xuyên tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin với công an, cơ quan đơn vị liên quan về các phương thức, thủ đoạn tội phạm, qua đó, nhận biết kịp thời những nguy cơ rủi ro để có biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa hiệu quả cho khách hàng.

Theo Quyết định số 182/QĐ-NHNN ngày 01/02/2024 của Thống đốc NHNN ban hành Kế hoạch năm 2024 của ngành Ngân hàng triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), NHNN Chi nhánh tỉnh Quảng Trị đã thành lập Ban Chỉ đạo để chỉ đạo các NHTM, Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn nghiêm túc đẩy mạnh triển khai thực hiện các mô hình, nhiệm vụ trong Đề án 06.

Các TCTD triển khai quyết liệt những giải pháp xác thực sinh trắc học qua căn cước công dân gắn chíp và tài khoản định danh điện tử để xác thực giao dịch thanh toán trực tuyến tuân thủ theo quy định tại Quyết định số 2345/QĐ-NHNN ngày 18/12/2023 của Thống đốc NHNN về việc triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng. Đến hết năm 2024, số tài khoản đã thực hiện sinh trắc học chiếm 35% tổng số tài khoản đã mở trên địa bàn.

Đồng thời, NHNN tỉnh Quảng Trị đã ban hành văn bản đề nghị Sở Y tế, Công an tỉnh phối hợp chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn thực hiện lắp đặt Ki-ốt thông minh của NHTM cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) Chi nhánh tỉnh Quảng Trị; chỉ đạo HDBank Chi nhánh Quảng Trị tiếp tục bám sát Công văn số 4687/CV-TCTTKĐA về việc triển khai miễn phí giải pháp Ki-ốt y tế thông minh đối với các cơ sở y tế trên toàn quốc; thực hiện các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai lắp đặt Ki-ốt thông minh trên địa bàn. Hiện nay, HDBank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị đã ký hợp đồng và tiến hành lắp đặt, bàn giao Ki-ốt với Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị và Bệnh viện đa khoa Khu vực Vĩnh Linh, là những bệnh viện lớn trên địa bàn.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện có 122 ATM (trong đó có 15 ATM đa chức năng, tăng 05 máy so với năm 2023). Hệ thống ATM hoạt động thông suốt, ổn định, an toàn; 916 máy POS, doanh số thanh toán đạt 1.260 tỉ đồng; mạng lưới QR Code được phủ sóng toàn bộ các huyện, thị với hơn 48.000 điểm chấp nhận thanh toán qua QR Code được đặt tại các doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, cơ sở y tế, bệnh viện, trường học.

NHNN Chi nhánh tỉnh Quảng Trị thường xuyên chỉ đạo, nhắc nhở các TCTD trên địa bàn trang bị cơ sở vật chất, hệ thống thiết bị an ninh, an toàn tiên tiến, phương tiện vận chuyển chuyên dùng theo đúng quy định; nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ tài sản, đặc biệt là nâng cao nghiệp vụ bảo vệ; thường xuyên rà soát phương án, trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bão lũ, ngập lụt để chủ động ứng phó khi có tình huống xảy ra; triển khai phương án phòng, chống khủng bố tại các điểm trọng yếu; đẩy mạnh việc báo cáo giao dịch đáng ngờ liên quan đến tài trợ khủng bố; thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng an ninh, cảnh sát khu vực giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn hoạt động; bảo đảm tuyệt đối an toàn kho quỹ và vận chuyển tiền mặt.

Công tác phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiếp tục được củng cố và phát triển. NHNN Chi nhánh tỉnh Quảng Trị đã thực hiện xác nhận, cấp phép mạng lưới theo đúng thẩm quyền quy định. Trong năm 2024, đã chấp thuận thay đổi địa điểm cho 03 Phòng Giao dịch của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Quảng Trị, NHTM cổ phần Lộc Phát Chi nhánh tỉnh Quảng Trị và NHTM cổ phần Ngoại thương Chi nhánh tỉnh Quảng Trị. Trong năm 2024, trên địa bàn thành lập thêm 02 Phòng Giao dịch của NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh tỉnh Quảng Trị tại huyện Gio Linh và HDBank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị tại thị xã Quảng Trị.

Thời gian qua, hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Trị đã thể hiện tinh thần trách nhiệm xã hội thông qua nhiều chương trình an sinh ý nghĩa. Năm 2024, các ngân hàng đã đóng góp hơn 20 tỉ đồng để xây dựng Trường tiểu học ở Đakrông, Cam Lộ, Vĩnh Linh; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, dân sinh cho quân và dân huyện đảo Cồn Cỏ; xây nhà chống lũ ở Hải Lăng, Cam Lộ; tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó; tài trợ các dự án cộng đồng… Những hoạt động này không chỉ giúp cải thiện đời sống người dân mà còn lan tỏa hình ảnh tích cực của ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh.

Định hướng thời gian tới

Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, trong thời gian tới, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị sẽ tiếp tục bám sát chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thống đốc NHNN, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị và diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô, tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ, tín dụng hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đối với đơn vị quản lý các TCTD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, tiếp tục điều hành linh hoạt các giải pháp, nhằm bảo đảm thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tăng trưởng và phát triển theo định hướng của NHNN, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ năm 2025; gắn liền với những nhiệm vụ cơ bản bảo đảm thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn ổn định, hoạt động an toàn, hiệu quả; theo dõi, nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng trên địa bàn, đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế trọng điểm, ưu tiên của Chính phủ, của tỉnh để kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương; làm đầu mối phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách của ngân hàng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; giám sát việc triển khai của các TCTD trên địa bàn về thực hiện chủ trương của Chính phủ, NHNN trong giảm lãi suất cho vay, giảm các loại phí hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, đẩy mạnh Chương trình Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, nhằm kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp và người dân; tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, trong đó, có chương trình tín dụng về phát triển lâm, thủy sản; chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách.

Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh triển khai các giải pháp ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, làm sạch dữ liệu khách hàng, bảo đảm 100% khách hàng cá nhân tại TCTD được đối chiếu với thông tin sinh trắc học trong căn cước công dân gắn chíp hoặc thông qua xác thực định danh điện tử theo quy định về hoạt động thanh toán tại Thông tư hướng dẫn Nghị định số 52/2024/NĐ-CP của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao nhận thức, cảnh giác của người dân, doanh nghiệp trước những rủi ro an ninh mạng, các thủ đoạn, hành vi tội phạm, lừa đảo trong hoạt động thanh toán, trung gian thanh toán.

Cùng với đó, các TCTD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt của NHNN; tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn, kiểm soát chặt chẽ việc mở tài khoản thanh toán của tổ chức để ngăn ngừa việc lợi dụng cho các mục đích bất hợp pháp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

2. Nghị định số 52/2024/NĐ-CP ngày 15/5/2024 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt.

3. Nghị quyết số 100/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị quy định Chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022 - 2025.

4. Quyết định số 182/QĐ-NHNN ngày 01/02/2024 của Thống đốc NHNN ban hành Kế hoạch năm 2024 của ngành Ngân hàng triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

5. Quyết định số 2345/QĐ-NHNN ngày 18/12/2023 của Thống đốc NHNN về việc triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng.

6. https://www.quangtri.gov.vn/

Nguyễn Xuân Hòa
NHNN Chi nhánh tỉnh Quảng Trị

Tin bài khác

Tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập hộ gia đình công nhân tại tỉnh Bình Dương

Tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập hộ gia đình công nhân tại tỉnh Bình Dương

Việt Nam đang hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045. Mặc dù tỉ lệ hộ nghèo cả nước giảm đáng kể trong những năm qua, nhưng các thách thức như việc làm không ổn định, tín dụng đen và áp lực dân nhập cư vẫn cản trở tiến trình này. Trong chính sách xóa đói, giảm nghèo, tín dụng vi mô đóng vai trò quan trọng, đặc biệt với các nhóm thu nhập thấp như công nhân tại các khu công nghiệp. Nghiên cứu này đánh giá tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập hộ gia đình công nhân tại tỉnh Bình Dương thời điểm trước sáp nhập với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sử dụng dữ liệu khảo sát từ 200 hộ gia đình công nhân và mô hình hồi quy Tobit để đưa ra đánh giá và đề xuất kiến nghị phù hợp.
Tín dụng tiếp tục là điểm sáng của ngành Ngân hàng

Tín dụng tiếp tục là điểm sáng của ngành Ngân hàng

Kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm 2025 ghi nhận tín hiệu tích cực với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng khá. Tuy nhiên, sức ép từ các biện pháp thuế quan của Mỹ bắt đầu ảnh hưởng rõ nét đến hoạt động sản xuất, thể hiện qua đà sụt giảm của chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI). Trong bối cảnh đó, công tác điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) triển khai linh hoạt để giữ ổn định vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi mua sắm trực tuyến: Nghiên cứu tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi mua sắm trực tuyến: Nghiên cứu tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một

Sử dụng phương pháp định tính và định lượng, nghiên cứu này điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đại học khi tham gia mua sắm trực tuyến tại thành phố Thủ Dầu Một. Qua các bước kiểm định, nghiên cứu xác định những biến tác động đến sự hài lòng của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một khi tham gia mua sắm trực tuyến bao gồm: Tính tiện ích của nền tảng trực tuyến, chất lượng thông tin sản phẩm, chất lượng sản phẩm.
Tiếp tục phát huy hiệu quả tín dụng chính sách gắn với Chương trình OCOP tại tỉnh Quảng Ngãi

Tiếp tục phát huy hiệu quả tín dụng chính sách gắn với Chương trình OCOP tại tỉnh Quảng Ngãi

Tương tự nhiều địa phương khác trong cả nước, tại tỉnh Quảng Ngãi, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã được triển khai đồng bộ, rộng khắp, huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành trở thành một giải pháp ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
Hệ thống Ngân hàng Khu vực 14: Khơi thông vốn tín dụng phát triển kinh tế địa phương

Hệ thống Ngân hàng Khu vực 14: Khơi thông vốn tín dụng phát triển kinh tế địa phương

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Khu vực 14 gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh: Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Bạc Liêu, đây là địa bàn với tiềm năng và thế mạnh kinh tế là trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hoạt động của hệ thống ngân hàng Khu vực 15 góp phần phát triển kinh tế địa phương

Hoạt động của hệ thống ngân hàng Khu vực 15 góp phần phát triển kinh tế địa phương

Hệ thống ngân hàng Khu vực 15 gồm 4 tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và Cà Mau, với những lợi thế vượt trội về vị trí địa lý, tiềm năng kinh tế đa dạng, bản sắc văn hóa phong phú và nguồn lực xã hội dồi dào, tạo nên “cực tăng trưởng” mới cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm 2025 - Một số khuyến nghị đối với Việt Nam

Tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm 2025 - Một số khuyến nghị đối với Việt Nam

Bài viết phân tích tình hình tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam đầu năm 2025 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động, cho thấy tín dụng phục hồi tích cực ở các lĩnh vực sản xuất, công nghiệp và logistics nhưng vẫn còn thách thức như tăng trưởng chưa đồng đều và rủi ro nợ xấu. Dựa trên chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, nhóm tác giả đưa ra khuyến nghị về ổn định lãi suất, định hướng tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát rủi ro và thúc đẩy chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả điều hành tín dụng và tăng trưởng bền vững.
Thúc đẩy tín dụng xanh hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế

Thúc đẩy tín dụng xanh hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế

Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã không ngừng chuyển đổi số, lồng ghép mục tiêu tăng trưởng xanh vào chiến lược kinh doanh, tích cực huy động nguồn lực tham gia tài trợ vốn cho các lĩnh vực xanh, từ đó tăng dần quy mô và tốc độ dư nợ tín dụng xanh. Đây là đánh giá của nhiều chuyên gia tại Tọa đàm đẩy mạnh triển khai Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 và Lễ công bố "Sổ tay hướng dẫn hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài" do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức ngày 21/5/2025 dưới sự chủ trì của Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú.
Xem thêm
Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Trong những năm gần đây, chế định pháp lý về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) ngày càng được các cơ quan có thẩm quyền chú trọng xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện nay, các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này vẫn chưa thực sự đầy đủ và còn những bất cập, gây khó khăn trong việc áp dụng, bởi đây là một loại tài sản mang tính chất đặc thù và tiềm ẩn nhiều rủi ro so với các loại tài sản hiện hữu. Vì vậy, cần có cơ chế rõ ràng, hướng dẫn cụ thể để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, giảm thiểu những rủi ro cho các TCTD trong việc nhận thế chấp loại hình tài sản này.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Ngày 29/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là Nghị định đầu tiên tại Việt Nam thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc thử nghiệm các sản phẩm, mô hình, dịch vụ tài chính mới ứng dụng công nghệ, đồng thời là bước tiến quan trọng trong quá trình thể chế hóa đổi mới sáng tạo tài chính tại Việt Nam. Không chỉ góp phần hiện thực hóa chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và chuyển đổi số ngành Ngân hàng, Nghị định này còn tạo ra các tác động sâu rộng đối với cả hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế.
Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2018, dù đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng lại đang tạo ra những rào cản đáng kể cho doanh nghiệp do thời gian thẩm định kéo dài, yêu cầu hồ sơ phức tạp, đòi hỏi nhiều tài liệu chuyên sâu như mô tả giao dịch và phân tích thị trường. Những yếu tố này không chỉ làm tăng chi phí tuân thủ, rủi ro pháp lý, nguy cơ rò rỉ thông tin, mà còn cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng.
Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng  và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và khuyến nghị đối với Việt Nam

Phát triển các sản phẩm tài chính mới gắn với tín chỉ các-bon là chiến lược then chốt để thu hút dòng vốn tư nhân vào lĩnh vực giảm phát thải. Các sản phẩm như trái phiếu xanh được gắn với việc phát hành hoặc mua tín chỉ các-bon có thể tạo ra các dòng tiền ổn định và hấp dẫn cho nhà đầu tư bền vững (Asian Development Bank, 2019). Các khoản vay xanh thế chấp bằng tín chỉ các-bon cho phép doanh nghiệp tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn nếu cam kết tạo ra lượng giảm phát thải xác thực. Việc đa dạng hóa các sản phẩm tài chính gắn với tín chỉ các-bon không chỉ tạo thêm động lực kinh tế cho các dự án xanh mà còn giúp thị trường các-bon phát triển theo hướng tích hợp sâu rộng với hệ sinh thái tài chính quốc gia.
Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Sáng 09/7/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự Hội nghị có Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và các đồng chí trong Ban Lãnh đạo NHNN, lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc NHNN, các ngân hàng thương mại (NHTM) và điểm cầu trực tuyến tới NHNN các khu vực trên cả nước.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng