Cốt cách người cán bộ ngân hàng

Hoạt động ngân hàng
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình luôn phấn đấu giữ gìn cốt cách của người cán bộ ngân hàng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
aa

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là di sản vô giá của Đảng và dân tộc Việt Nam với rất nhiều bài học giá trị cho các thế hệ cán bộ nói chung và cán bộ ngành tài chính - ngân hàng nói riêng.

Kể từ ngày 06/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam tại Hang Bòng, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, 73 năm trôi qua, sự kiện trọng đại này đã mở đầu cho quá trình phát triển nền tiền tệ độc lập và hoạt động của ngành Ngân hàng Việt Nam. Trải qua chặng đường xây dựng và phát triển ngành Ngân hàng, đến nay, những tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị và đặc biệt thiết thực, luôn gắn sát với nhiệm vụ chính trị của Ngành trong giai đoạn mới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn, mọi hoạt động cán bộ phải vì dân, phải nâng cao đạo đức cách mạng để phục vụ nhân dân và làm giàu cho đất nước.

Tháng 02/1952, trong thư gửi cán bộ ngân hàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cán bộ ngân hàng phải kiểm điểm lại: Đã làm gì và còn phải làm những gì để giúp ích nhân dân, để đẩy mạnh sản xuất?”.

Ngân hàng là ngành nghề hoạt động liên quan trực tiếp đến tiền và tài sản, luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro, đi đôi với lợi ích sát sườn của khách hàng, cụ thể với cán bộ ngân hàng, giúp ích nhân dân, làm việc với thái độ vì nhân dân chính là đem đến những điều tốt đẹp nhất cho đối tác, khách hàng, doanh nghiệp và từng cá nhân. Chỉ khi làm tốt những hoạt động này, ngành Ngân hàng mới đảm đương được nhiệm vụ là mạch máu nuôi nền kinh tế.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muốn thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Cán bộ cần nâng cao văn hóa nghề nghiệp. Một kỹ năng rất quan trọng để nhân dân, khách hàng tin tưởng và giao phó tài sản chính là kỹ năng giao tiếp với dân.

Trong tác phẩm "Sửa đổi lề lối làm việc", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chia sẻ: "Chúng ta phải học cách nói của quần chúng mới lọt tai quần chúng". Lọt tai quần chúng tức là làm cho quần chúng “hiểu được, nhớ được, làm được”, muốn vậy, theo Người phải “nói và viết cho đúng trình độ của người xem, rõ ràng, gọn gàng, chớ dùng chữ nhiều, làm sao để tất cả mọi người ai cũng hiểu được nội dung mình muốn nói”.

Khi chuẩn bị bước vào chiến dịch Biên giới Thu Đông năm 1949 - 1950, Người đề nghị các cán bộ hãy gần gũi quần chúng, đừng ngồi trong phòng giấy. Thời điểm đó, phần lớn dân chúng còn chưa biết chữ và ở trình độ rất thấp. Người khuyên các cán bộ nhà nước “phải học cách nói của quần chúng để được quần chúng chấp nhận như những gì của chính họ”, muốn vậy, phải thực sự ngồi xuống cạnh quần chúng, nói ngôn ngữ của quần chúng, hiểu cách hiểu của họ.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần phải chống tất cả những thói rỗng tuếch, ba hoa, nói hay viết chỉ để cho oai với quần chúng, với người khác… những khuyết điểm đó do chủ nghĩa cá nhân đẻ ra. Vì vậy, trong mọi việc, phải “có chừng mực, chớ có phóng đại. Có thế nào, nói thế ấy”. Lời dạy này đối với những cán bộ, nhân viên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng là vô cùng quan quan trọng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gương mẫu khi thực hành những điều này. Cách nói và các bài viết của Người luôn dùng lời lẽ đơn giản, chân phương, ngôn ngữ rất bình dân khiến những người không biết chữ hay trình độ thấp cũng hiểu được. Cách viết của Người cũng rất ngắn gọn, giản dị, dùng chữ ít nhưng ý sâu. Dù vấn đề lớn đến mấy, phức tạp và trừu tượng mấy cũng được Người thể hiện dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm theo.

Người từng căn dặn, cán bộ khéo ăn, khéo nói, khéo lãnh đạo sẽ giúp đỡ đồng bào tăng gia sản xuất và tiết kiệm thì dân sẽ no ấm, mọi việc làm trôi chảy, thuế má dễ thu, tài chính dồi dào. Dân no thì nước giàu, dân giàu thì nước thịnh.

Trong năm 2024, tình hình thế giới vẫn còn rất nhiều biến động. Xung đột về kinh tế, chính trị và áp lực giá cả vẫn là vấn đề lớn. Tác động từ các yếu tố trong và ngoài nước làm gia tăng những khó khăn trong ngành tài chính, ngân hàng Việt Nam, kèm theo đó là những rủi ro đạo đức lớn đối với cán bộ. Nhiều vụ việc vi phạm cho thấy, gốc rễ vẫn là ở thái độ làm việc lệch chuẩn và chất lượng cán bộ.

Có một thông điệp quan trọng trong công tác tổ chức quản lý tài chính - ngân hàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ là phải luôn tự “quản mình”.

“Đã tích lũy được vốn, phải biết quản lý đồng vốn, phải biết sử dụng đồng tiền để làm tăng thêm của cải cho xã hội. Phải khéo tính toán chi tiêu tiền bạc cho hợp lý, đó là một nghệ thuật quan trọng. Các cán bộ ta chưa thông thạo nghệ thuật ấy, thậm chí còn rất kém, cần thừa nhận sự kém cỏi ấy để sửa chữa”- Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cán bộ ngành tài chính trước hết phải làm gương cho người khác. Một tấm gương sống giá trị hơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ ngân hàng phải “thực sự có dũng khí để vượt qua sự cám dỗ của trăm ngàn những mánh lới, lợi lộc đời thường”.

Thấm nhuần những lời dạy của Người, thời gian qua, mỗi cán bộ của Agribank luôn nhận thức, công việc chuyên môn hằng ngày không chỉ là giấy tờ khô khan mà còn là trách nhiệm to lớn đối với cộng đồng. Văn hóa nghề nghiệp đối với cán bộ ngân hàng không phải giáo điều cao xa mà là tinh thần phụng sự xã hội bằng triết lý đem đến những giá trị tốt đẹp nhất đến với khách hàng, với mục tiêu cao cả nhất của Agribank là “Mang phồn thịnh đến khách hàng”.

Với chặng đường 36 năm xây dựng và phát triển, Agribank luôn khẳng định vị thế đi đầu thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, luôn khẳng định vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cung ứng tín dụng và sản phẩm dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, đất nước.

Trong những năm qua, hệ thống Agribank luôn giữ vị trí là một trong những ngân hàng có uy tín hàng đầu, có mạng lưới bao phủ rộng khắp và được nhân dân, khách hàng tin cậy. Rất nhiều chương trình từ thiện, công tác xã hội được toàn bộ lãnh đạo, nhân viên cùng triển khai trên toàn quốc đã đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn đến với nhiều người dân Việt Nam; khẳng định thương hiệu Agribank tiếp tục đứng vững trong lòng người tiêu dùng, khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Những nỗ lực ấy của Agribank đã được ghi nhận, vinh danh hằng năm bằng những giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế như: Top 50 doanh nghiệp lớn nhất khu vực Đông Nam Á và đứng đầu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam do Fortune Southeast Asia 500 xếp hạng năm 2024; các giải thưởng tại Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam VWAS 2024 về dịch vụ khách hàng ưu tiên tiêu biểu; sản phẩm công nghệ và chuyển đổi số tiêu biểu; giải pháp tài chính cá nhân sáng tạo; doanh nghiệp vì sự phát triển dịch vụ tài chính; top 5 ngân hàng Việt Nam có giá trị thương hiệu cao nhất năm 2024 do Brand Finance xếp hạng năm 2024.

Cán bộ Agribank luôn hết lòng phụng sự xã hội vì  mục tiêu cao cả nhất “Mang phồn thịnh đến khách hàng”(Nguồn:Internet)
Cán bộ Agribank luôn hết lòng phụng sự xã hội vì mục tiêu cao cả nhất “Mang phồn thịnh đến khách hàng”(Nguồn:Internet)

Cùng với hệ thống Agribank, thời gian qua, Agribank Chi nhánh Mỹ Đình đã luôn bám sát chỉ đạo của Đảng ủy cấp trên, chủ động xây dựng và triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Căn cứ vào tình hình thực tế để điều hành hoạt động kinh doanh theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của khách hàng, hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.

Agribank Chi nhánh Mỹ Đình đã xác định rõ một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Một là, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của đội ngũ cán bộ; thường xuyên đào tạo và đào tạo lại những kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ bán sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, kiến thức pháp luật, ngoại ngữ; đặc biệt, tập trung giáo dục và nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ; thực hiện tốt cẩm nang văn hóa Agribank trong giải quyết công việc; phấn đấu nâng cao năng suất chất lượng lao động, đồng thời làm cơ sở để phân loại, chấm điểm, bình xét đánh giá cán bộ hằng năm.

Hai là, triển khai đào tạo tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đồng thời cập nhật kịp thời các chủ trương, định hướng của ngành Ngân hàng cũng như của Agribank.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhờ chú trọng đến văn hóa cán bộ và chất lượng con người, Đảng ủy Ngân hàng Agribank Chi nhánh Mỹ Đình trong những năm qua luôn xếp loại chất lượng tổ chức đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.

Trong thực tế, hoạt động của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình vẫn còn có nhiều khó khăn: Cán bộ vẫn còn thụ động trong công tác phát triển khách hàng, chưa chủ động tích cực tìm kiếm khách hàng; vẫn còn hạn chế về chuyên môn trong lĩnh vực pháp chế, ngoại ngữ; trong quá trình chăm sóc khách hàng và marketing một số cán bộ trẻ chưa có kinh nghiệm nên đôi khi xử lý công việc còn lúng túng, thiếu bài bản.

Để khắc phục những khó khăn trên, Đảng ủy Agribank Chi nhánh Mỹ Đình quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp tục triển khai, thực hiện các nhiệm vụ:

Tuyên truyền, vận động toàn thể cán bộ nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy của cơ quan. Trong đó, tập trung thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách xây dựng Đảng hiện nay”; đặc biệt và việc thực hiện văn hóa công sở tại cơ quan; phát huy mạnh mẽ các phong trào thi đua, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

Đồng thời, đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tiếp tục giáo dục, rèn luyện về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong toàn cơ quan, đảng bộ. Khơi dậy, cổ vũ, tạo điều kiện thuận lợi để từng cán bộ tích cực học tập, sáng tạo, phát huy tiềm năng, hăng hái lao động, làm giàu cho mình và xã hội, đất nước. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác cán bộ và văn hóa đối với quần chúng, tinh thần tri ân với cộng đồng, nhân dân, đất nước.

Cụ thể hơn, giải pháp thực hiện là đẩy mạnh công tác truyền thông quảng bá các sản phẩm tới khách hàng, phát huy thế mạnh thương hiệu Agribank. Tăng cường công tác đào tạo, trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt với bộ phận giao dịch trực tiếp với nhân dân, khách hàng. Thực hiện tốt “Cẩm nang văn hóa Agribank”, xây dựng đơn vị xanh - sạch - đẹp, nâng cao ý thức trách nhiệm, tận tâm với công việc, tận tụy với khách hàng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người lao động.

Phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp nghiệp vụ do Agribank tổ chức; xây dựng một văn hóa ngân hàng thân thiện. Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào thực tế, phát triển các sản phẩm huy động vốn, đơn giản hóa các thủ tục giao dịch, giảm thao tác thủ công, gia tăng sự hài lòng của khách hàng khi đến giao dịch tại Chi nhánh.

Trong thư gửi cán bộ ngành Ngân hàng tại Hội nghị cán bộ ngân hàng tháng 02/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cán bộ kinh tế tài chính phụ trách nhiều tiền của mà chưa hoàn toàn thông thạo việc quản lý tiền của ấy. Cho nên chúng ta cần phải ra sức học tập quản lý tài sản quốc gia mà ngành mình phụ trách. Một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân để cùng tiến bộ”. Trong giai đoạn mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh, “sự nghiệp đổi mới có nhiều nội dung, nhưng vấn đề quan trọng và cốt lõi nhất là cán bộ. Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Cán bộ phải có đức và tài, nhưng đức là gốc, đức là trước hết. Đã là cán bộ thì phải gương mẫu. Gương mẫu hành động trong công tác và cuộc sống chứ không phải “lý thuyết suông”. Mỗi cán bộ từ trên, xuống dưới đều phải hiểu rằng, làm đầy tớ nhân dân chứ không phải làm quan của nhân dân.

Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được các thế hệ cán bộ ngân hàng ghi nhớ, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, trước rất nhiều khó khăn, thách thức, những lời dạy của Người ngày càng có giá trị hơn bao giờ hết. Luôn khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từng cán bộ Agribank Chi nhánh Mỹ Đình đều làm việc bằng tinh thần phụng sự, bằng kỹ năng chuyên nghiệp, để tiếp tục kiến tạo hệ thống phát triển, uy tín và bền vững.

Tài liệu tham khảo:

1. Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, 2011.

2. Báo cáo hoạt động năm 2023 của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình.

Chi bộ số 04 Đảng ủy Agribank Chi nhánh Mỹ Đình

Tin bài khác

Tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập hộ gia đình công nhân tại tỉnh Bình Dương

Tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập hộ gia đình công nhân tại tỉnh Bình Dương

Việt Nam đang hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045. Mặc dù tỉ lệ hộ nghèo cả nước giảm đáng kể trong những năm qua, nhưng các thách thức như việc làm không ổn định, tín dụng đen và áp lực dân nhập cư vẫn cản trở tiến trình này. Trong chính sách xóa đói, giảm nghèo, tín dụng vi mô đóng vai trò quan trọng, đặc biệt với các nhóm thu nhập thấp như công nhân tại các khu công nghiệp. Nghiên cứu này đánh giá tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập hộ gia đình công nhân tại tỉnh Bình Dương thời điểm trước sáp nhập với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sử dụng dữ liệu khảo sát từ 200 hộ gia đình công nhân và mô hình hồi quy Tobit để đưa ra đánh giá và đề xuất kiến nghị phù hợp.
Tín dụng tiếp tục là điểm sáng của ngành Ngân hàng

Tín dụng tiếp tục là điểm sáng của ngành Ngân hàng

Kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm 2025 ghi nhận tín hiệu tích cực với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng khá. Tuy nhiên, sức ép từ các biện pháp thuế quan của Mỹ bắt đầu ảnh hưởng rõ nét đến hoạt động sản xuất, thể hiện qua đà sụt giảm của chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI). Trong bối cảnh đó, công tác điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) triển khai linh hoạt để giữ ổn định vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi mua sắm trực tuyến: Nghiên cứu tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi mua sắm trực tuyến: Nghiên cứu tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một

Sử dụng phương pháp định tính và định lượng, nghiên cứu này điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đại học khi tham gia mua sắm trực tuyến tại thành phố Thủ Dầu Một. Qua các bước kiểm định, nghiên cứu xác định những biến tác động đến sự hài lòng của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một khi tham gia mua sắm trực tuyến bao gồm: Tính tiện ích của nền tảng trực tuyến, chất lượng thông tin sản phẩm, chất lượng sản phẩm.
Tiếp tục phát huy hiệu quả tín dụng chính sách gắn với Chương trình OCOP tại tỉnh Quảng Ngãi

Tiếp tục phát huy hiệu quả tín dụng chính sách gắn với Chương trình OCOP tại tỉnh Quảng Ngãi

Tương tự nhiều địa phương khác trong cả nước, tại tỉnh Quảng Ngãi, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã được triển khai đồng bộ, rộng khắp, huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành trở thành một giải pháp ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
Hệ thống Ngân hàng Khu vực 14: Khơi thông vốn tín dụng phát triển kinh tế địa phương

Hệ thống Ngân hàng Khu vực 14: Khơi thông vốn tín dụng phát triển kinh tế địa phương

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Khu vực 14 gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh: Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Bạc Liêu, đây là địa bàn với tiềm năng và thế mạnh kinh tế là trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hoạt động của hệ thống ngân hàng Khu vực 15 góp phần phát triển kinh tế địa phương

Hoạt động của hệ thống ngân hàng Khu vực 15 góp phần phát triển kinh tế địa phương

Hệ thống ngân hàng Khu vực 15 gồm 4 tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và Cà Mau, với những lợi thế vượt trội về vị trí địa lý, tiềm năng kinh tế đa dạng, bản sắc văn hóa phong phú và nguồn lực xã hội dồi dào, tạo nên “cực tăng trưởng” mới cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm 2025 - Một số khuyến nghị đối với Việt Nam

Tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm 2025 - Một số khuyến nghị đối với Việt Nam

Bài viết phân tích tình hình tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam đầu năm 2025 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động, cho thấy tín dụng phục hồi tích cực ở các lĩnh vực sản xuất, công nghiệp và logistics nhưng vẫn còn thách thức như tăng trưởng chưa đồng đều và rủi ro nợ xấu. Dựa trên chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, nhóm tác giả đưa ra khuyến nghị về ổn định lãi suất, định hướng tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát rủi ro và thúc đẩy chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả điều hành tín dụng và tăng trưởng bền vững.
Thúc đẩy tín dụng xanh hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế

Thúc đẩy tín dụng xanh hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế

Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã không ngừng chuyển đổi số, lồng ghép mục tiêu tăng trưởng xanh vào chiến lược kinh doanh, tích cực huy động nguồn lực tham gia tài trợ vốn cho các lĩnh vực xanh, từ đó tăng dần quy mô và tốc độ dư nợ tín dụng xanh. Đây là đánh giá của nhiều chuyên gia tại Tọa đàm đẩy mạnh triển khai Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 và Lễ công bố "Sổ tay hướng dẫn hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài" do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức ngày 21/5/2025 dưới sự chủ trì của Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú.
Xem thêm
Xây dựng hành lang pháp lý về tiền kỹ thuật số tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị

Xây dựng hành lang pháp lý về tiền kỹ thuật số tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị

Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng trong quá trình xây dựng khung pháp lý quản lý tiền kỹ thuật số, một lĩnh vực vừa nhiều tiềm năng đổi mới, vừa ẩn chứa rủi ro hệ thống và pháp lý phức tạp. Bối cảnh thế giới cho thấy xu hướng hợp pháp hóa có kiểm soát, đặt trọng tâm vào bảo vệ nhà đầu tư, giám sát rủi ro và thúc đẩy phát triển công nghệ. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, bài viết này đề xuất một số khuyến nghị về việc xây dựng khung pháp luật quản lý tiền kỹ thuật số ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Đánh giá tác động của chính sách tiền tệ - tài khóa từ các nền kinh tế lớn đến tỉ giá tại Việt Nam

Đánh giá tác động của chính sách tiền tệ - tài khóa từ các nền kinh tế lớn đến tỉ giá tại Việt Nam

Giai đoạn 2018 - 2023 được đánh giá là một trong những giai đoạn biến động của kinh tế toàn cầu khi một loạt các sự kiện bất thường, ngoài dự đoán đã xảy ra, ảnh hưởng đến môi trường vĩ mô cũng như hệ thống tài chính tại các quốc gia. Theo đó, các nền kinh tế lớn trên thế giới bao gồm Mỹ, EU, Trung Quốc có những điều chỉnh lớn về chính sách tiền tệ - tài khóa và những điều chỉnh này đã ảnh hưởng đến các biến số vĩ mô toàn cầu như lãi suất, tỉ giá. Nhóm tác giả đã thực hiện khái quát những thay đổi chính trong điều hành chính sách tiền tệ - tài khóa của ba quốc gia lớn và ước lượng tác động đến tỉ giá tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, chỉ có những điều chỉnh trong chính sách tiền tệ của Mỹ và EU mới có ảnh hưởng đến tỉ giá, còn sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc và chính sách tài khóa cơ bản không có nhiều tác động đến tỉ giá Việt Nam.
Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng vào việc giúp đỡ, khuyến khích các đối tượng chính sách xã hội vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu chính đáng, là chủ trương đúng đắn, sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc, qua đó, góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, là yêu cầu có tính nguyên tắc bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Tài sản số và tín chỉ carbon đang mở ra những cơ hội mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, từ việc đa dạng hóa tài sản bảo đảm đến thúc đẩy phát triển bền vững và đổi mới tài chính. Với tiềm năng lớn về nguồn cung tín chỉ carbon và sự phát triển của nền kinh tế số, Việt Nam có thể tận dụng các loại tài sản này để hỗ trợ mục tiêu Net Zero vào năm 2050 và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, những rào cản về pháp lý, công nghệ và quản lý rủi ro hiện nay đang hạn chế khả năng ứng dụng của tài sản số, tín chỉ carbon. Việc hoàn thiện khung pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và thúc đẩy hợp tác quốc tế là chìa khóa để giải quyết các thách thức này.
Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Quán triệt Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tạo động lực làm giàu trong toàn dân để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Nghị quyết, từ năm 2026, Việt Nam sẽ chấm dứt cơ chế thuế khoán với hộ kinh doanh, chuyển sang cơ chế tự kê khai và nộp thuế theo doanh thu thực tế, đồng thời đẩy mạnh thu thuế điện tử.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng