Yêu cầu và thách thức trong công tác phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố của Việt Nam

Kỷ niệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam
Trong bối cảnh hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ và đe dọa làm mất ổn định hệ thống tài chính, an ninh, chính trị, xã hội và cản trở sự thịnh vượng của...
aa

Trong bối cảnh hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ và đe dọa làm mất ổn định hệ thống tài chính, an ninh, chính trị, xã hội và cản trở sự thịnh vượng của tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ, công tác phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố (PCRT/TTKB) ngày càng nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.

Một trong những phương pháp hiệu quả được các tổ chức quốc tế sử dụng để thúc đẩy công tác PCRT/TTKB của các quốc gia là thông qua hoạt động đánh giá đa phương đối với cơ chế PCRT/TTKB của các quốc gia thành viên trong việc tuân thủ các khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF)¹, qua đó, xác lập và công bố danh sách công khai các quốc gia có rủi ro cao về rửa tiền, tài trợ khủng bố.
Việc rơi vào các danh sách này đồng nghĩa với việc cộng đồng quốc tế coi các quốc gia đó là quốc gia có rủi ro cao về rửa tiền, tài trợ khủng bố, kêu gọi tiến hành cảnh báo đến tất cả các tổ chức tài chính phải quan tâm “đặc biệt” đến các mối quan hệ kinh doanh và giao dịch với cá nhân, tổ chức tại quốc gia này, thậm chí có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt “cứng rắn”. Theo đó, danh tiếng và hoạt động kinh tế quốc tế của quốc gia cũng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.

Với tư cách là thành viên của Nhóm châu Á - Thái Bình Dương về phòng, chống rửa tiền (APG), năm 2019, Việt Nam đã trải qua đợt đánh giá đa phương lần 2 của APG đối với cơ chế PCRT/TTKB của Việt Nam (đánh giá lần đầu vào tháng 11/2018). Theo kế hoạch, trong năm 2020, Việt Nam sẽ phối hợp với đoàn đánh giá của APG để hoàn thiện dự thảo Báo cáo đánh giá đa phương (MER) trước khi trình Hội nghị thường niên của APG thông qua vào tháng 7/2020. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới nên hoạt động đánh giá đa phương của Việt Nam đã bị tạm hoãn ngay trước thời điểm diễn ra cuộc họp trực tiếp giữa Việt Nam và đoàn đánh giá APG (tháng 4/2020) và Báo cáo đánh giá của Việt Nam dự kiến sẽ thông qua vào năm 2021.

Đánh giá đa phương năm 2019 là cơ hội để Việt Nam, một mặt nhìn lại những nỗ lực, thành quả đã đạt được trong công tác PCRT/TTKB thời gian qua; mặt khác, nhận ra những thiếu hụt, thách thức mà mình đang đối mặt trong công tác này.


Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nỗ lực triển khai nhiều hoạt động mạnh mẽ trong công tác PCRT/TTKB, khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ trong các Kế hoạch hành động quốc gia và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận cả về khung khổ pháp lý và cơ chế triển khai thực hiện.

1. Những thách thức và nỗ lực của Việt Nam trong công tác PCRT/TTKB thời gian qua

Thời gian qua, công tác PCRT/TTKB của Việt Nam đã bộc lộ những thiếu hụt, hạn chế nhất định, đầu tiên là khung khổ pháp lý chưa đầy đủ. Với sự phát triển nhanh trong lĩnh vực kinh tế và công nghệ dẫn đến nhiều hoạt động nghiệp vụ mới, tiềm ẩn rủi ro về rửa tiền và tài trợ khủng bố chưa có các quy định điều chỉnh phù hợp. Đặc biệt, do những yêu cầu quốc tế, các chuẩn mực quốc tế về PCRT/TTKB được sửa đổi, bổ sung mới ngày càng khắt khe nên các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này đã bộc lộ những thiếu sót, chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế; mặt khác, hiệu quả triển khai trong thực tế công tác PCRT/TTKB của Việt Nam còn hạn chế và chưa đồng bộ do việc thực hiện các biện pháp PCRT/TTKB tại các đối tượng báo cáo ở các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau chưa thực sự đồng đều, hiệu quả. Thêm vào đó, bộ máy làm công tác PCRT/TTKB không chỉ ở Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mà còn ở tất cả các bộ, ngành đang trong giai đoạn hoàn thiện, kiện toàn, tăng cường năng lực nên chưa tạo ra một cơ chế triển khai đồng bộ và bước chuyển mạnh mẽ trong công tác này tại Việt Nam.

Để khắc phục các thiếu hụt, hạn chế, NHNN, với vai trò là cơ quan đầu mối trong công tác PCRT đã tham mưu cho Chính phủ ban hành, tổ chức triển khai các Kế hoạch hành động quốc gia về PCRT/TTKB gồm: Kế hoạch hành động quốc gia PCRT/TTKB giai đoạn 2015 - 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 2112/QĐ-TTg ngày 25/11/2014) và Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019 - 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 474/QĐ-TTg ngày 30/4/2019). Các Kế hoạch hành động quốc gia này đã được tổ chức triển khai không chỉ thể hiện ý chí quyết tâm, cam kết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng, chống rửa tiền nói riêng và phòng, chống tội phạm nói chung mà còn góp phần quan trọng trong định hướng và triển khai công tác PCRT/TTKB tại Việt Nam.

Đứng trước hoạt động đánh giá đa phương của APG, năm 2019 và năm 2020, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nỗ lực triển khai nhiều hoạt động mạnh mẽ trong công tác PCRT/TTKB, khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ trong các Kế hoạch hành động quốc gia và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận cả về khung khổ pháp lý và cơ chế triển khai thực hiện.

Bên cạnh việc xây dựng các Báo cáo đánh giá tuân thủ kỹ thuật (TC), Báo cáo đánh giá tính hiệu quả (IO), thực hiện đón và làm việc với Đoàn đánh giá tại chỗ theo quy trình đánh giá đa phương của APG, các bộ, ngành của Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực cải thiện khung khổ pháp lý và cải thiện việc tổ chức triển khai các quy định về PCRT/TTKB. Điển hình như việc xây dựng Nghị định số 87/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền; Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (thay thế Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014); Thông tư số 20/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền; Nghị định số 81/2019/NĐ-CP ngày 11/11/2019 về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt…

Trong năm 2020, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố” (do Bộ Công an là cơ quan đầu mối) với Danh mục triển khai các nhiệm vụ và giải pháp với 06 nhóm nội dung và 52 hành động liên quan đến: Tăng cường sự lãnh đạo của Chính phủ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và nhân dân trong phòng ngừa, đấu tranh tội phạm rửa tiền, tài trợ khủng bố; hoàn thiện hệ thống pháp lý phục vụ đấu tranh hiệu quả với tội phạm rửa tiền, tài trợ khủng bố phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế theo khuyến nghị của FATF; nâng cao hiệu quả phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm rửa tiền, tài trợ khủng bố; tổ chức lực lượng tham gia công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền, tài trợ khủng bố tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; tăng cường tiềm lực đấu tranh, ngăn chặn tội phạm rửa tiền, tài trợ khủng bố; mở rộng hợp tác quốc tế về đấu tranh với tội phạm rửa tiền, tài trợ khủng bố.

Các bộ, ngành luôn tích cực triển khai công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng gắn với phòng, chống rửa tiền, công tác thanh tra, giám sát, đào tạo, tuyên truyền; ký kết các quy chế phối hợp giữa các bên có liên quan, thúc đẩy triển khai dự án hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ phòng, chống rửa tiền. Các cơ quan tố tụng tiếp tục đẩy mạnh việc điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền; tổ chức lực lượng chuyên trách tham gia công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền, tài trợ khủng bố tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; mở rộng hợp tác quốc tế về đấu tranh với tội phạm rửa tiền, tài trợ khủng bố; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

2. Những công việc cần giải quyết trong thời gian tới

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận, tuy nhiên, kết quả thực hiện các kế hoạch hành động của Việt Nam cũng như kết quả sơ bộ đánh giá đa phương của APG cho thấy, cơ chế PCRT/TTKB của Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu hụt và khoảng trống.

Nhận thức được những tác động đến danh tiếng và nền kinh tế cũng như những thiếu hụt trong cơ chế PCRT/TTKB, Chính phủ Việt Nam đã và đang chủ động xây dựng các kế hoạch hành động cũng như triển khai dần các hành động khắc phục thiếu hụt, trong đó ưu tiên các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới, bao gồm:

Một là, hoàn thiện khung pháp lý về PCRT/TTKB, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt để giải quyết các thiếu hụt về tuân thủ kỹ thuật đã được phát hiện trong Báo cáo đánh giá đa phương, trong đó có các nhiệm vụ ưu tiên như: Đề xuất phương án giải quyết thiếu hụt tại Bộ luật Hình sự, Luật Phòng, chống rửa tiền và các văn bản hướng dẫn, Luật Phòng, chống khủng bố và các văn bản hướng dẫn; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi các chế tài xử phạt vi phạm hành chính về PCRT/TTKB, tài trợ phổ biến vũ khí; nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý tạo điều kiện cho việc triển khai hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro về PCRT/TTKB, tài trợ phổ biến vũ khí và tăng cường hiệu quả hoạt động của Cục Phòng, chống rửa tiền.

Hai là, thực hiện đồng bộ các giải pháp để cải thiện hiệu quả hoạt động PCRT/TTKB, tài trợ phổ biến vũ khí trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Theo đó, nghiên cứu xây dựng Kế hoạch quốc gia về PCRT/TTKB, tài trợ phổ biến vũ khí giai đoạn 2021 - 2025; cập nhật, đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2018 - 2022; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Cục Phòng, chống rửa tiền để đảm bảo triển khai được vai trò cốt lõi của một đơn vị tình báo tài chính theo chuẩn mực quốc tế cũng như vai trò trung tâm trong công tác PCRT/TTKB ở Việt Nam; xây dựng khung pháp lý, hoàn thiện công cụ và thực hiện thanh tra trên cơ sở rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố trong các lĩnh vực quản lý; xây dựng các chính sách, quy trình, hướng dẫn và tổ chức điều tra theo hướng tập trung vào các điều tra rửa tiền đối với nhóm tội phạm nguồn có mức rủi ro cao; tăng cường nguồn lực tập trung điều tra, truy tố, xét xử rửa tiền hướng đến cải thiện hoạt động thu hồi tài sản.

Có thể nói, khung pháp lý hoàn thiện là cơ sở quan trọng cho việc thực thi PCRT/TTKB có hiệu quả trong thực tiễn, do đó, không đợi đến khi Báo cáo đánh giá đa phương của Việt Nam được thông qua mà các bộ, ngành cần sớm chủ động bắt tay vào xây dựng để sớm ban hành các văn bản nhằm giải quyết thiếu hụt trong khung khổ pháp lý. Song song với đó, việc thực hiện các hành động cải thiện tính hiệu quả của các bộ, ngành ở Việt Nam cũng cần phải đảm bảo triển khai thường xuyên, liên tục và có sự cải thiện hiệu quả qua các năm. Điều này đòi hỏi các bộ, ngành cần nỗ lực để triển khai các hành động cải thiện tính hiệu quả thực sự. Như vậy, bên cạnh những kết quả đạt được và chuyển biến tích cực, những thách thức trong công tác PCRT/TTKB là rất lớn, cần có sự chung tay, phối hợp của nhiều bộ, ngành, đơn vị cũng như các tổ chức có liên quan. Với sự quyết tâm của Chính phủ và các bộ, ngành, hy vọng công tác PCRT/TTKB của Việt Nam sẽ tiếp tục có những sự chuyển mình tích cực và tạo ra những bước đột phá trong thời gian tới.


¹ FATF là một cơ quan liên chính phủ được thành lập vào năm 1989 bởi Bộ trưởng các quốc gia thành viên. Chức năng của FATF là đưa ra các chuẩn mực và thúc đẩy việc thực thi có hiệu quả các biện pháp pháp lý, quản lý và hoạt động nhằm chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí và những hiểm họa có liên quan khác nhằm đe dọa sự thống nhất của hệ thống tài chính quốc tế. Trong sự phối hợp với những đối tác quốc tế khác, FATF cũng làm việc nhằm xác định các mức độ rủi ro ở mức độ quốc gia với mục đích bảo vệ hệ thống tài chính quốc tế khỏi bị lạm dụng. Các khuyến nghị của FATF được cộng đồng quốc tế thừa nhận là các chuẩn mực, biện pháp thiết yếu mà các quốc gia cần thực hiện thông qua các biện pháp phù hợp với tình hình cụ thể của từng quốc gia để triển khai có hiệu quả công tác PCRT/TTKB, tài trợ phổ biến vũ khí.


ThS. Phạm Tiên Phong

Cục trưởng Cục Phòng, chống rửa tiền Cơ quan TTGSNH, NHNN

Tạp chí Ngân hàng số 3+4/2021


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Công tác xây dựng Đảng góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ chính trị ngành Ngân hàng năm 2024

Công tác xây dựng Đảng góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ chính trị ngành Ngân hàng năm 2024

Ở trong nước, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tăng trưởng kinh tế trên đà phục hồi, các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024.
Agribank góp phần đưa nông nghiệp Việt Nam vươn lên những tầm cao mới

Agribank góp phần đưa nông nghiệp Việt Nam vươn lên những tầm cao mới

Agribank là ngân hàng tiên phong dành nguốn vốn 50.000 tỉ đồng để triển khai chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy để xây dựng ngành Ngân hàng phát triển bền vững

Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy để xây dựng ngành Ngân hàng phát triển bền vững

Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15-SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ngay từ khi ra đời, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ chung của toàn dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến,...
Ký ức không quên về Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán

Ký ức không quên về Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán

Chiều một ngày cuối năm 1994, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đỗ Quế Lượng chủ trì một cuộc họp. Tham gia cuộc họp là đại diện một số vụ, cục thuộc NHNN, gồm: Cục Công nghệ tin học; ...
Những ngày đầu tham gia xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia

Những ngày đầu tham gia xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia

Tôi luôn có những cảm xúc sâu sắc, thiêng liêng, xen lẫn tự hào khi bồi hồi nhớ lại những năm tháng làm việc trong ngành Ngân hàng. Trong quãng thời gian ấy, tôi đã có những kỷ niệm không thể nào quên khi cùng với các anh chị em, các cán bộ, kỹ sư tham gia làm việc tại Ban Quản lý xây dựng công trình K84 (Nhà máy In tiền Quốc gia). Ôn lại những kỷ niệm đã qua thấy thật vinh dự, tự hào là một trong những cán bộ đã từng tham gia xây dựng công trình K84.
Hệ thống ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh - Dấu ấn 30 năm đổi mới và phát triển

Hệ thống ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh - Dấu ấn 30 năm đổi mới và phát triển

Ngày 23/5/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành hai Pháp lệnh về ngân hàng (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam và Pháp lệnh về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính)... Trụ sở NHNN...
Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng - Điểm nhấn trong 70 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng Việt Nam

Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng - Điểm nhấn trong 70 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng Việt Nam

Năm 2021, ngành Ngân hàng Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập (6/5/1951 - 6/5/2021). Trong 70 năm xây dựng và phát triển, toàn Ngành luôn nỗ lực, vượt qua nhiều gian nan, thử thách, đạt được nhiều thành...
35 năm cải cách Ngân hàng: Thành quả, hạn chế và thách thức, gợi mở các giải pháp

35 năm cải cách Ngân hàng: Thành quả, hạn chế và thách thức, gợi mở các giải pháp

Quá trình cải cách khu vực ngân hàng đi liền với sự đổi mới thể chế kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến năm 2021, ngành Ngân hàng...
Xem thêm
Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước

Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước

Năm 2024, trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực có những biến động phức tạp nhưng kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, nằm trong nhóm các quốc gia tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới; lạm phát được kiểm soát tốt; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Nhiều tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế uy tín (như Fitch Rating, Moody’s, S&P) tiếp tục đánh giá tích cực về tình hình kinh tế của Việt Nam. Trong những thành công đó, có đóng góp quan trọng từ việc điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, NHNN tiếp tục phát huy những thành quả đạt được trong điều hành CSTT, tăng khả năng thích ứng với những biến động của môi trường kinh tế thế giới và trong nước để kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng, góp phần nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà về điều hành CSTT nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.
Nhận thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai từ chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại theo quy định mới

Nhận thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai từ chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại theo quy định mới

Mục đích thế chấp theo Luật Nhà ở năm 2023 là để vay vốn đầu tư chính dự án nhà ở thương mại hoặc xây dựng nhà ở thuộc dự án nhà ở thương mại và bên nhận thế chấp chỉ có thể là tổ chức tín dụng tài trợ cho dự án hoặc tài trợ cho việc xây dựng nhà ở thuộc dự án.
Khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô

Khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ quyết tâm triển khai các giải pháp đã đề ra, đồng hành cùng hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tháo gỡ những khó khăn để có thể bảo đảm cung ứng đầy đủ vốn tín dụng ngân hàng phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng trong nền kinh tế, hướng tới việc thực hiện những mục tiêu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, đóng góp công sức vào công cuộc chuyển mình, cất cánh của dân tộc Việt Nam.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2025

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2025

Ngày 09 10, tại Hà Nội, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đã tổ chức Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2025 với chủ đề Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”.
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tín dụng xanh là một công cụ tài chính được thiết kế để hỗ trợ các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp là quá trình mà các công ty áp dụng những phương pháp và chiến lược bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Nền kinh tế mùa lễ hội: Khi niềm vui và lợi nhuận song hành

Nền kinh tế mùa lễ hội: Khi niềm vui và lợi nhuận song hành

Mùa lễ hội cuối năm tại Mỹ là sự kết hợp hài hòa giữa giá trị văn hóa, tinh thần và kinh tế. Lễ Tạ ơn (Thanksgiving), Giáng sinh (Christmas) hay Tết Dương lịch (New Year’s Day), mỗi dịp lễ đều mang lại ý nghĩa riêng, góp phần làm phong phú đời sống cộng đồng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tổng quan kinh tế thế giới năm 2024 và triển vọng 2025

Tổng quan kinh tế thế giới năm 2024 và triển vọng 2025

Năm 2024, hoạt động kinh tế toàn cầu tuy không rơi vào suy thoái, nhưng vẫn ở mức thấp hơn tiềm năng, với lạm phát dù đã hạ nhiệt so với năm 2023, nhưng vẫn ở mức cao hơn mục tiêu tại nhiều quốc gia.
Kinh tế - tài chính thế giới năm 2025 và một số khuyến nghị điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa ở Việt Nam

Kinh tế - tài chính thế giới năm 2025 và một số khuyến nghị điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa ở Việt Nam

Dự báo cho năm 2025, lạm phát toàn cầu tiếp tục xu hướng giảm, tiến gần hơn đến mục tiêu ổn định giá. Theo IMF, lạm phát toàn cầu dự kiến giảm từ 5,8% năm 2024 xuống còn 4,3% năm 2025 và theo OECD (9/2024), các nền kinh tế phát triển có thể đạt mức 2,0%, gần sát mục tiêu của ngân hàng trung ương.
Năm nguyên tắc cơ bản về truyền tải thông điệp chính sách của ngân hàng trung ương

Năm nguyên tắc cơ bản về truyền tải thông điệp chính sách của ngân hàng trung ương

Thông điệp truyền thông chính sách có tác động rất lớn đến cảm xúc, nhận thức của người tiếp nhận truyền thông, dẫn đến những thay đổi đáng kể trong hành vi, thói quen và đặc biệt là cách thức tương tác với nhau giữa các chủ thể truyền thông. Truyền thông đang tạo ra quá trình xã hội hóa người dùng nên thông điệp truyền thông chính sách ngày càng tác động lớn đến sự khuếch tán của nội dung truyền thông...
Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và một số hàm ý chính sách

Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và một số hàm ý chính sách

Bài viết thông qua phân tích nhanh các cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2023 và trên cơ sở số liệu nghiên cứu kinh tế vĩ mô, nhận diện những hạn chế, bất cập, từ đó đề xuất một số hàm ý về chính sách cho mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững...

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Thông tư số 54/2024/TT-NHNN ngày 17/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối