35 năm cải cách Ngân hàng: Thành quả, hạn chế và thách thức, gợi mở các giải pháp

Kỷ niệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam
Quá trình cải cách khu vực ngân hàng đi liền với sự đổi mới thể chế kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến năm 2021, ngành Ngân hàng...
aa

Quá trình cải cách khu vực ngân hàng đi liền với sự đổi mới thể chế kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đến năm 2021, ngành Ngân hàng đã có 70 năm hình thành và phát triển, trong đó, một nửa chặng đường là 35 năm cải cách, phát triển. Trải qua các giai đoạn thăng trầm trong quá trình tìm tòi con đường đổi mới hoạt động của ngành Ngân hàng cũng là những trải nghiệm qua các cung bậc cảm xúc của được và mất, của niềm vui và nỗi buồn, thậm chí của mất mát, hy sinh. Tuy nhiên, vượt lên tất cả là những thành quả của đổi mới, cải cách hoạt động ngân hàng, thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển, đóng góp chung vào thành tựu của nền kinh tế đất nước.

I- Những thành quả nổi bật

1. Khung khổ thể chế tiền tệ cho hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng theo cơ chế thị trường không ngừng được đổi mới, hoàn thiện, cập nhật, tiến dần theo thông lệ quốc tế. Từ việc hình thành 2 Pháp lệnh Ngân hàng: Pháp lệnh số 37-LCT/HĐNN8 của Hội đồng Nhà nước ngày 23/5/1990 về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN); Pháp lệnh số 38-LCT/HĐNN8 của Hội đồng Nhà nước ngày 23/5/1990 về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, tiến tới ra đời 2 Luật năm 1997 (Luật NHNN số 06/1997/QH10; Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) số 07/1997/QH10) và hoàn thiện, ban hành 2 Luật năm 2010 (Luật NHNN số 46/2010/QH12, Luật Các TCTD số 47/2010/QH12) với những nội hàm khá toàn diện như: Khung khổ điều hành chính sách tiền tệ (CSTT); khung khổ pháp lý về điều kiện, cấp phép hoạt động ngân hàng, về quản trị điều hành các loại hình TCTD; khung khổ pháp lý cho việc thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng ngày càng được cập nhật, tiến dần theo thông lệ quốc tế... Gần nhất là, hiện nay, đang nghiên cứu hoàn thiện cơ chế thử nghiệm đối với công nghệ tài chính (fintech) trong lĩnh vực ngân hàng đáp ứng sự phát triển cao của công nghệ ngân hàng trong thời đại công nghệ 4.0, những mô hình kinh doanh mới cung ứng dịch vụ ngân hàng trên nền tảng (platform).

2. Vai trò, vị thế về quản lý Nhà nước của NHNN đồng thời cũng là Ngân hàng Trung ương (NHTW) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được pháp điển hóa, phù hợp với tổ chức bộ máy của Chính phủ. NHNN với 4 trụ cột hoạt động là ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD; bảo đảm an toàn hệ thống thanh toán quốc gia; giám sát ổn định tiền tệ - tài chính (ổn định tài chính). NHNN đã có những bước tiến quan trọng, từng bước vươn tầm của một NHTW hiện đại, chủ động, nhạy bén trong điều hành CSTT để đưa lạm phát ổn định về mức một con số, khẳng định vai trò quan trọng trong điều hành và ổn định kinh tế vĩ mô.

3. Chính sách quản lý ngoại hối từng bước được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và yêu cầu của công tác quản lý ngoại hối của Nhà nước, phù hợp với các cam kết và lộ trình hội nhập quốc tế, đảm bảo được sự đồng bộ của hệ thống pháp luật; nâng cao vị thế của đồng Việt Nam; thực hiện một bước quan trọng trong quá trình giảm dần, đi đến chấm dứt tình trạng đô la hóa của nền kinh tế; tạo lập môi trường bình đẳng trong quá trình giao thương, tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII), chuyển tiền kiều hối. Bên cạnh là, khung khổ pháp lý cũng như hoạt động phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố được triển khai, thực thi theo Hiệp ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia là thành viên.

4. Tạo lập, phát triển công cụ, hàng hóa và vận hành đồng bộ thị trường tiền tệ (thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng); sử dụng đồng bộ, linh hoạt công cụ của CSTT như lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở (OMO), dự trữ bắt buộc, tỷ giá trong điều tiết thị trường tiền tệ theo tín hiệu thị trường. Tỷ giá được điều hành ngày một linh hoạt hơn, đến nay, cơ bản theo xu hướng thị trường, cơ chế tỷ giá trung tâm đã được hình thành, thị trường ngoại tệ ổn định, tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán M2 còn khoảng 7%, cho vay ngoại tệ hiện nay chỉ còn loại cho vay trung, dài hạn; thị trường vàng được quản lý ngày một hữu hiệu, ổn định, xóa bỏ tình trạng vàng hóa nền kinh tế. Ngành Ngân hàng đã có những đóng góp rất quan trọng để tạo lập thị trường vốn ở Việt Nam thông qua cổ phần hóa các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước, nhiều cổ phiếu ngân hàng VCB, CTG, BID, STB, ACB... đã góp phần làm cho thị trường chứng khoán sôi động. Hoạt động xử lý, giải quyết các khoản nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DNNN.

5. Cải cách khu vực ngân hàng và phát triển thị trường tiền tệ đã khẳng định tính đúng đắn về định hướng của Đảng và Nhà nước qua việc tách bạch chức kinh doanh với chức năng quản lý Nhà nước (bằng việc hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp); tách bạch hoạt động giữa ngân hàng chính sách và NHTM (kinh doanh) từng bước xóa bỏ bao cấp qua lãi suất. Từng bước thực hiện theo nguyên tắc thị trường, đó là tự do hóa lãi suất, đây là quá trình phát triển mạnh mẽ cả về tư tưởng và nhận thức. Việt Nam đã có thời điểm thả nổi được lãi suất, trả về cho thị trường quyết định như giai đoạn 2004 - 2007. Và giai đoạn hiện nay, đang từng bước giảm dần việc can thiệp hành chính để đưa thị trường vận hành thanh thoát hơn.

6. Hệ thống các TCTD phát triển nhanh, đa dạng về sở hữu, mô hình quản trị dưới dạng công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hoặc mô hình ngân hàng hợp tác xã lần lượt ra đời cùng với hệ thống các tổ chức tài chính vi mô (bao gồm cả Ngân hàng Chính sách xã hội) đã phủ sóng tới các thôn, bản của 63 tỉnh, thành phố. Tính đến 31/12/2020, hệ thống TCTD bao gồm: 01 ngân hàng 100% vốn Nhà nước, 03 ngân hàng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; 03 ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) mua bắt buộc; 28 NHTMCP; 02 ngân hàng thuộc khối ngân hàng chính sách; 01 Ngân hàng Hợp tác xã; 16 công ty tài chính; 10 công ty cho thuê tài chính; 04 tổ chức tài chính vi mô và 1.181 quỹ tín dụng nhân dân; 09 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 02 ngân hàng liên doanh; 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 54 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Về mạng lưới hoạt động, hệ thống NHTM có tổng cộng 12.326 chi nhánh và phòng giao dịch, tương đương 17 điểm giao dịch/100.000 người trưởng thành.

7. Quá trình đổi mới và phát triển khu vực ngân hàng tiếp tục nắm giữ vai trò rất quan trọng trong hệ thống tài chính của nền kinh tế, là kênh dẫn vốn chủ lực đối với nền kinh tế. Đến tháng 10/2020, tổng tài sản khu vực ngân hàng nắm giữ lên tới 13,2 triệu tỷ đồng, nắm giữ gần 70% tài sản của khu vực tài chính, bằng 166,2% GDP; dư nợ cuối năm 2020 đạt khoảng 9,2 triệu tỷ đồng, tương đương 116,4%/GDP của Việt Nam, tỷ lệ huy động vốn từ tiền gửi của các tổ chức và dân cư ở mức trên 123% GDP; các chỉ số trên là ở mức cao so với các nền kinh tế trong khu vực Asean; dự trữ ngoại hối Nhà nước đạt mức cao kỷ lục trên 90 tỷ USD, góp phần củng cố niềm tin về khả năng thanh toán của quốc gia; chỉ số xếp hạng tín nhiệm quốc gia được tăng lên, góp phần tiết giảm chi phí tài chính khi Chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế.

8. Hạ tầng thanh toán và công nghệ ngân hàng có bước phát triển vượt bậc, cập nhật công nghệ tiên tiến của thế giới (gần nhất là các công nghệ 4.0 như mạng lưới vạn vật kết nối internet (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing)… để từng bước chuyển đổi số); hệ thống thanh toán của nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và hiện đại, giảm dần tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt; công nghệ thanh toán qua ngân hàng ngày một cập nhật theo trình độ tiên tiến trên thế giới, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng là hệ thống thanh toán xương sống của quốc gia và hệ thống thanh toán bù trừ bán lẻ (ACH) đã vận hành hiệu quả…, thanh toán quốc tế qua mạng SWITF bảo đảm uy tín.

Hệ thống công nghệ thông tin ngành Ngân hàng phát triển mạnh mẽ cả về phần cứng và phần mềm, nâng cao khả năng quản trị tập trung của hệ thống ngân hàng, làm nền tảng phát triển sản phẩm, dịch vụ và tiện ích ngân hàng ngày càng hiện đại, đa dạng, phong phú, cung ứng nhiều tiện ích cho khách hàng. 100% các NHTM đã quản lý dữ liệu tập trung Core Banking, nhiều ngân hàng đã tích hợp phiên bản công nghệ 4.0, phát triển Internet Banking, Mobile Banking. Tính đến hết năm 2020, đã có 19.636 ATM được lắp đặt, tăng 12,4% so với cuối năm 2016. Mạng lưới POS đạt 276.270 máy, tăng 4,9% so với cuối năm 2016; hệ thống thông tin quản lý hiện đại (MIS); đến tháng 11/2020, số lượng thẻ đang lưu hành đạt 110,1 triệu thẻ, 64% người trưởng thành có tài khoản ở ngân hàng, cho thấy, khả năng tiếp cận dịch vụ, tiện ích ngân hàng của dân cư đã từng bước được cải thiện. Phát triển công nghệ ngân hàng đặt nền móng quan trọng cho thực hiện chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện.

9. Khung khổ pháp lý về giám sát và bộ máy giám sát (Cơ quan Thanh tra, giám sát chuyên ngành) đã có bước tiến đáng kể trong giám sát an toàn khu vực ngân hàng. Cơ chế giám sát đối với các TCTD của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chuyển từ giám sát, thanh tra tại chỗ sang giám sát, thanh tra theo rủi ro, có những cảnh báo rủi ro từ xa và có hành động xử lý trước khi sự cố lớn có thể ảnh hưởng tới hệ thống. NHNN đã chủ động nghiên cứu, hình thành khuôn khổ pháp lý và một vụ chức năng đánh giá, giám sát an toàn tài chính theo khuôn khổ FSAP (Chương trình đánh giá khu vực tài chính).

10. Hoạt động đối ngoại, hợp tác và hội nhập quốc tế phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, chủ động tham gia với vai trò thành viên của các tổ chức, định chế tài chính quốc tế đã nâng cao vị thế hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngành Ngân hàng Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ lớn về tài chính, kỹ thuật để tăng cường năng lực của mình qua tổ chức quốc tế và khu vực như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO)… Mở cửa giao thương đã đưa các ngân hàng Việt Nam tìm được những đối tác chiến lược nước ngoài đầu tư, giúp sức cả về vốn, công nghệ và kỹ năng quản trị, đồng thời, sự hiện diện, mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài đối với các NHTM Việt Nam gia tăng đáng kể.

II- Hạn chế và thách thức

1. Khung khổ điều hành CSTT của NHNN cơ bản đã định hình. Tuy nhiên, quá trình điều hành vẫn còn bị chi phối bởi đa mục tiêu, như vừa kiểm soát lạm phát, vừa bảo đảm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, quá trình theo đuổi mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát của NHNN vẫn đang có những tác động không thuận chiều của nhiều yếu tố như: Lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý; chính sách đầu tư công còn dàn trải, kém hiệu quả; nợ công gia tăng càng tạo áp lực mạnh mẽ lên CSTT; thách thức từ những rủi ro tài chính toàn cầu, chủ động phá giá tiền tệ của NHTW các nước...

2. Cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam phát triển chưa hợp lý, hệ thống ngân hàng vẫn là kênh cung ứng vốn rất lớn, tới trên 67%, nhất là vốn trung, dài hạn (tỷ lệ dư nợ cho vay trung, dài hạn vẫn trên 50% tổng dư nợ), trong khi, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bảo hiểm phát triển chưa tương xứng. Điều này có thể gây ra tiềm ẩn rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung. Quá trình điều hành vẫn còn có những thời điểm phải sử dụng công cụ hành chính tác động vào thị trường. Sản phẩm tài chính cao cấp, nhất là các sản phẩm phái sinh phát triển còn chậm, điều này làm hạn chế việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro về lãi suất, tỷ giá đối với các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, đồng thời, chưa đủ điều kiện để lôi kéo các định chế tài chính lớn vào hoạt động thị trường tài chính Việt Nam.

3. Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo đề án được Chính phủ phê duyệt đã xử lý được căn bản nợ xấu và sở hữu chéo của các TCTD. Tuy nhiên, do nợ xấu, tình trạng sở hữu chéo được hình thành dồn tích qua nhiều năm, thêm nữa là, tác động bởi đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế, đặc biệt là hệ thống doanh nghiệp sẽ nối tiếp tác động đến hệ thống ngân hàng, đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn của Nhà nước và sự nỗ lực vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành mới có thể xử lý được, đây là thách thức lớn đối với sự phát triển của cả hệ thống tài chính và nền kinh tế.

4. Năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành của một số TCTD còn yếu, còn chưa đạt được những tiêu chí của thông lệ về khung khổ chính sách quản trị rủi ro hệ thống ngân hàng tốt nhất. Vì thế, tính dễ tổn thương của hệ thống ngân hàng Việt Nam trước những cơn bão tài chính của thế giới cần được đặc biệt quan tâm.

5. Khung khổ chính sách giám sát và sự phối kết hợp của các kênh giám sát hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng còn khuyết thiếu, chưa đồng bộ, chưa theo kịp sự phát triển của thị trường.

III- Đề xuất các giải pháp

Để tiếp tục cải cách khu vực ngân hàng - huyết mạch của nền kinh tế, bài viết đề xuất các nhóm giải pháp sau:

Một là, nhóm giải pháp tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý cho điều hành CSTT, chính sách tài khóa; khung khổ pháp lý cần minh bạch, rõ ràng hơn về tính độc lập của NHTW trong việc ra quyết định; phối kết hợp CSTT và chính sách tài khóa.

Hai là, nhóm giải pháp phát triển đồng bộ thị trường vốn trong nước: Thị trường chứng khoán; thị trường trái phiếu; thị trường liên ngân hàng; thị trường mua bán nợ.

Ba là, hoàn thiện khung khổ chính sách và hệ thống giám sát đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng, trong đó, rất lưu ý cơ chế giám sát tập đoàn tài chính trong cơ cấu tổng thể về giám sát hệ thống tài chính và người tiêu dùng trong hệ thống này (mô hình giám sát hỗn hợp hay hợp nhất, hay chuyên ngành), phối hợp xử lý khủng hoảng đổ vỡ tài chính; phá sản các định chế tài chính yếu kém; giám sát bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

Bốn là, tập trung nguồn lực, có lộ trình đến hết năm 2023 thực hiện xử lý dứt điểm nợ xấu và tình trạng sở hữu chéo (quá mức), kể cả nợ xấu có thể xảy ra hậu đại dịch Covid-19 là một nửa của thành công trong Đề án cơ cấu lại hệ thống ngân hàng theo chỉ đạo của Đảng và Chính phủ.

Năm là, tăng cường năng lực của các định chế trong hệ thống ngân hàng về vốn; khung quản trị doanh nghiệp; khung quản trị rủi ro; khung năng lực cán bộ, chuẩn hóa các chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực ngân hàng.

Sáu là, hoàn thiện quy định về chuẩn mực kế toán theo thông lệ quốc tế, về kiểm toán, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, các tổ chức chấm điểm xếp hạng tín dụng, minh bạch hóa về thông tin…

Bảy là, xác định đúng vai trò của công nghệ ngân hàng số, có chiến lược phát triển công nghệ thông tin, chính sách quản lý thống nhất việc ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn Ngành, xếp rủi ro về công nghệ thông tin là rủi ro riêng để đánh giá, tổng hợp nghiên cứu và hoàn thiện khung khổ quản trị.

Tám là, tăng cường khả năng nghiên cứu, phân tích dự báo của NHTW cũng như chia sẻ, phối hợp thông tin này với các bộ, ngành, các cơ quan giám sát toàn bộ khu vực tài chính như Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước.

Chín là, chủ động phối kết hợp và tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật của các định chế tài chính quốc tế để hoàn thiện thể chế tiền tệ và phát triển lành mạnh hệ thống ngân hàng cũng như hệ thống tài chính Việt Nam.


Tài liệu tham khảo:

1. Bài học điều hành CSTT 5 năm 2011 - 2016 (Đề tài nghiên cứu cấp bộ - ThS. Phạm Xuân Hòe và cộng sự).

2. Xây dựng hệ thống tiêu chí về thị trường tiền tệ trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (PGS., TS. Đỗ Kim Hảo và cộng sự).

3. Thống kê số liệu của Phòng Nghiên cứu NHTW và định chế tài chính (Viện Chiến lược ngân hàng).

4. Website của NHNN.

5. Công bố dữ liệu thống kê của nền kinh tế, Tổng cục Thống kê.

ThS. Phạm Xuân Hòe

Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, NHNN

Tạp chí Ngân hàng số Chuyên đề đặc biệt 2021

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Công tác xây dựng Đảng góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ chính trị ngành Ngân hàng năm 2024

Công tác xây dựng Đảng góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ chính trị ngành Ngân hàng năm 2024

Ở trong nước, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tăng trưởng kinh tế trên đà phục hồi, các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024.
Agribank góp phần đưa nông nghiệp Việt Nam vươn lên những tầm cao mới

Agribank góp phần đưa nông nghiệp Việt Nam vươn lên những tầm cao mới

Agribank là ngân hàng tiên phong dành nguốn vốn 50.000 tỉ đồng để triển khai chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy để xây dựng ngành Ngân hàng phát triển bền vững

Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy để xây dựng ngành Ngân hàng phát triển bền vững

Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15-SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ngay từ khi ra đời, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ chung của toàn dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến,...
Ký ức không quên về Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán

Ký ức không quên về Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán

Chiều một ngày cuối năm 1994, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đỗ Quế Lượng chủ trì một cuộc họp. Tham gia cuộc họp là đại diện một số vụ, cục thuộc NHNN, gồm: Cục Công nghệ tin học; ...
Những ngày đầu tham gia xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia

Những ngày đầu tham gia xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia

Tôi luôn có những cảm xúc sâu sắc, thiêng liêng, xen lẫn tự hào khi bồi hồi nhớ lại những năm tháng làm việc trong ngành Ngân hàng. Trong quãng thời gian ấy, tôi đã có những kỷ niệm không thể nào quên khi cùng với các anh chị em, các cán bộ, kỹ sư tham gia làm việc tại Ban Quản lý xây dựng công trình K84 (Nhà máy In tiền Quốc gia). Ôn lại những kỷ niệm đã qua thấy thật vinh dự, tự hào là một trong những cán bộ đã từng tham gia xây dựng công trình K84.
Hệ thống ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh - Dấu ấn 30 năm đổi mới và phát triển

Hệ thống ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh - Dấu ấn 30 năm đổi mới và phát triển

Ngày 23/5/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành hai Pháp lệnh về ngân hàng (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam và Pháp lệnh về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính)... Trụ sở NHNN...
Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng - Điểm nhấn trong 70 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng Việt Nam

Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng - Điểm nhấn trong 70 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng Việt Nam

Năm 2021, ngành Ngân hàng Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập (6/5/1951 - 6/5/2021). Trong 70 năm xây dựng và phát triển, toàn Ngành luôn nỗ lực, vượt qua nhiều gian nan, thử thách, đạt được nhiều thành...
Dấu ấn xây dựng và đổi mới chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước

Dấu ấn xây dựng và đổi mới chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước

Nhân kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam, trải qua bao nhiêu thăng trầm, hệ thống ngân hàng đã có những bước phát triển trên mọi mặt, mọi lĩnh vực. Với hơn 15 năm làm việc trong lĩnh v...
Xem thêm
Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng vào việc giúp đỡ, khuyến khích các đối tượng chính sách xã hội vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu chính đáng, là chủ trương đúng đắn, sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc, qua đó, góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, là yêu cầu có tính nguyên tắc bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Tài sản số và tín chỉ carbon đang mở ra những cơ hội mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, từ việc đa dạng hóa tài sản bảo đảm đến thúc đẩy phát triển bền vững và đổi mới tài chính. Với tiềm năng lớn về nguồn cung tín chỉ carbon và sự phát triển của nền kinh tế số, Việt Nam có thể tận dụng các loại tài sản này để hỗ trợ mục tiêu Net Zero vào năm 2050 và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, những rào cản về pháp lý, công nghệ và quản lý rủi ro hiện nay đang hạn chế khả năng ứng dụng của tài sản số, tín chỉ carbon. Việc hoàn thiện khung pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và thúc đẩy hợp tác quốc tế là chìa khóa để giải quyết các thách thức này.
Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Quán triệt Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tạo động lực làm giàu trong toàn dân để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Nghị quyết, từ năm 2026, Việt Nam sẽ chấm dứt cơ chế thuế khoán với hộ kinh doanh, chuyển sang cơ chế tự kê khai và nộp thuế theo doanh thu thực tế, đồng thời đẩy mạnh thu thuế điện tử.
Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc là một minh họa hậu quả sâu rộng của các xung đột thương mại. Tác động của nó còn vượt ra ngoài phạm vi hai nước này, khi các nền kinh tế phụ thuộc như Canada và Mexico cũng phải đối mặt với nguy cơ suy thoái tiềm ẩn. Tuy nhiên, một số quốc gia lại tìm thấy cơ hội phát triển khi xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc xảy ra do sở hữu khả năng thay thế hàng hóa xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi thuế quan giữa hai quốc gia trên. Điều này phản ánh cách thức phức tạp và khó lường mà xung đột thương mại có thể định hình lại dòng chảy thương mại toàn cầu.
Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia  và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong xu hướng phát triển nền kinh tế số, các giao dịch thường xuyên được thực hiện qua phương thức trực tuyến từ dịch vụ công đến các dịch vụ tài chính, cũng từ đó, rủi ro về bảo mật thông tin ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Các thông tin dữ liệu nói chung và thông tin dữ liệu cá nhân nói riêng là những vấn đề quan trọng trong các quan hệ xã hội và cần được bảo vệ như những quyền lợi chính đáng của con người.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng