Dấu ấn xây dựng và đổi mới chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước

Kỷ niệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam
Nhân kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam, trải qua bao nhiêu thăng trầm, hệ thống ngân hàng đã có những bước phát triển trên mọi mặt, mọi lĩnh vực. Với hơn 15 năm làm việc trong lĩnh v...
aa

Nhân kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam, trải qua bao nhiêu thăng trầm, hệ thống ngân hàng đã có những bước phát triển trên mọi mặt, mọi lĩnh vực.

Với hơn 15 năm làm việc trong lĩnh vực thực thi chính sách tiền tệ (CSTT), tôi xin chia sẻ với bạn đọc những dấu ấn quan trọng, khó quên của quá trình công tác gắn với quá trình hình thành, hoàn thiện khung khổ và điều hành CSTT của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), một chính sách góp phần quyết định đối với sự ổn định tiền tệ như ngày nay. Và cũng nhân dịp này, xin cảm ơn Ban Lãnh đạo NHNN, Lãnh đạo và tập thể cán bộ Vụ CSTT qua các thời kỳ đã cho tôi một môi trường làm việc rất tốt, ở đó mọi người luôn đầy đam mê, không tính toán, yêu nghề và thấu hiểu lẫn nhau. Bên cạnh đó, tôi hy vọng và chúc Vụ CSTT tiếp tục phát huy hơn nữa truyền thống tốt đẹp này.

Trước thời kỳ đổi mới, NHNN chưa có khái niệm về điều hành CSTT, chỉ từ sau khi Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, cũng là thời kỳ Việt Nam thực hiện một chương trình cải cách kinh tế toàn diện từ mùa xuân năm 1989, sau những cơn đột biến siêu lạm phát kéo dài trong 3 năm (1986 - 1988), đã làm thay đổi căn bản hệ thống quản lý kinh tế, tạo một bước ngoặt cho cuộc cải cách đi vào quỹ đạo mới, nhưng cơ chế quản lý thực sự vẫn mang nặng màu sắc của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Mặc dù, lạm phát đã được đẩy lùi nhưng vẫn ở mức cao (năm 1989 lạm phát là 34,7%, năm 1990 là 67,1%, năm 1991 là 67,5%). Tác động của cải cách đã làm bộc lộ sự yếu kém về quản lý và thực trạng tài chính của các tổ chức kinh tế, sản xuất kinh doanh bị đảo lộn, hàng loạt các xí nghiệp quốc doanh, thủ công bị đình đốn, phá sản, các khoản nợ vay không được xử lý dứt điểm, đúng hạn... Về mặt đối ngoại, từ năm 1990, viện trợ của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu giảm mạnh, cán cân thanh toán mất cân đối, tăng gánh nặng nợ. Hệ thống ngân hàng trong tình trạng khó khăn, nhiều quỹ tín dụng nhân dân gặp khó khăn về thanh khoản, thậm chí đổ vỡ, nợ khê đọng, khó đòi phát sinh, tiền mặt khan hiếm, uy tín hệ thống ngân hàng giảm sút, trong khi đó hệ thống ngân hàng vẫn phải thực hiện chính sách tín dụng bao cấp, lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động. Quản lý tiền tệ của NHNN vẫn là quản lý tiền mặt, không quản lý nguồn tiền cung ứng qua tín dụng và cấp phát ngân sách từ NHNN. Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ với các cải cách trong lĩnh vực kinh tế, làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường pháp lý trong hoạt động ngân hàng.

Trước bối cảnh đó, những năm đầu thực hiện đổi mới hoạt động ngân hàng theo Pháp lệnh Ngân hàng, CSTT của NHNN chưa được hình thành mà chỉ đang trong quá trình phôi thai. Việc thực hiện chức năng quản lý tiền tệ theo Pháp lệnh Ngân hàng của NHNN vẫn theo cơ chế “quản lý tiền tệ và cơ chế điều hòa lưu thông tiền tệ” cho đến khi NHNN xây dựng được hệ thống thống kê tài chính, tiền tệ.

- Dấu ấn đầu tiên của sự hình thành và phát triển khung khổ CSTT, đó là việc NHNN thiết lập được hệ thống thống kê tiền tệ theo chuẩn quốc tế: Bắt đầu từ năm 1992, NHNN được tiếp nhận đợt hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về thống kê tài chính, tiền tệ. Đây là bước đầu tiên Việt Nam thống kê tài chính, tiền tệ theo đúng chuẩn mực quốc tế, đồng thời, là nền tảng rất quan trọng có tính quyết định việc hình thành và phát triển khung khổ CSTT. Chủ tịch thứ nhất của Học viện Tiền tệ châu Âu (EMI), Baron Alexandre Lamfalussy đã từng viết: “Không có gì quan trọng hơn đối với CSTT đó là việc thống kê số liệu chính xác”¹. Thời gian đầu, thống kê tiền tệ của Việt Nam chỉ thực hiện với một số lượng ít các ngân hàng thương mại (NHTM) (khoảng 12 NHTM, sau đó là 36 NHTM). Cùng với sự hình thành và ngày càng phát triển của thị trường tài chính, tiền tệ, đến nay, thống kê tài chính, tiền tệ đã thực hiện cho toàn bộ khu vực tài chính, ngoài đối tượng là các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động theo Luật Các TCTD, còn bao gồm các tổ chức tài chính không phải là TCTD. Bên cạnh việc mở rộng đối tượng thống kê, đó là tính kịp thời và chính xác của số liệu, thời gian đầu, cần tới 2 tháng mới lên được bảng cân đối tiền tệ toàn hệ thống, dự báo tiền tệ 1 tháng, sau đó là 15 ngày. Đến năm 2010, NHNN đã có điện báo hằng ngày với các chỉ tiêu tiền tệ cơ bản của ngày hôm trước, đây là bước tiến rất quan trọng cho việc điều hành CSTT sát thực và kịp thời.

- Xây dựng kế hoạch cung ứng tiền hằng năm, cũng là khởi đầu cho việc thực thi CSTT theo phương thức mới: Việc xây dựng hệ thống thống kê tiền tệ đã giúp NHNN nắm bắt được lượng cung tiền cho nền kinh tế (M2), đây là khối lượng tiền tác động đến lạm phát và NHNN có thể tác động làm tăng, giảm khối lượng tiền tệ này. Để điều tiết được M2, trong giai đoạn đầu, NHNN phải xây dựng kế hoạch cung ứng tiền hằng năm trình Chính phủ phê duyệt làm căn cứ điều tiết lượng tiền ra nền kinh tế, sao cho kiểm soát được lạm phát và đáp ứng đủ lượng tiền cho tăng trưởng kinh tế. Lượng tiền cung ứng theo kế hoạch, khi đó, được coi như chỉ tiêu Pháp lệnh. Đây cũng là việc mới, lần đầu tiên NHNN thực hiện và nguyên Phó Thống đốc Dương Thu Hương, khi đó là Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu kinh tế (nay là Vụ CSTT), là người đưa ra phương pháp tính và cơ chế vận hành kế hoạch cung ứng tiền. Các cán bộ được nguyên Phó Thống đốc Dương Thu Hương phân công tham gia thực hiện nhiệm vụ này luôn cho thấy niềm đam mê, tâm huyết với công việc mới mẻ này.

Cùng với quá trình đổi mới phương thức điều hành CSTT, thời gian đầu, công tác điều hành còn rất bị động. Nguyên Thống đốc NHNN Cao Sỹ Kiêm đã từng nói, việc điều hành CSTT nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung của NHNN trong thời kỳ đầu đổi mới là thực hiện theo cách “dò đá qua sông”, có nghĩa là mọi thứ đều rất mới mẻ, chưa có kinh nghiệm thực tế của Việt Nam, tất cả đều dựa vào kinh nghiệm quốc tế, vừa làm vừa nghe ngóng. Sau hơn 30 năm, công tác điều hành CSTT của NHNN đã từng bước chuyển từ điều hành bị động sang chủ động. Đến nay, NHNN đã hoàn toàn chủ động trong điều tiết lượng tiền trong nền kinh tế, không phải xây dựng kế hoạch tiền cung ứng hằng năm trình Chính phủ, việc điều tiết khối lượng tiền trong nền kinh tế không dựa vào khối lượng tiền cung ứng theo kế hoạch, mà dựa vào các tín hiệu thị trường, các chỉ số tiền tệ, kinh tế trên cơ sở sử dụng các phương pháp dự báo sát với biến động thị trường để điều tiết lượng tiền một cách kịp thời, đảm bảo kiểm soát được mục tiêu đã đặt ra.

- Đổi mới các công cụ CSTT: Trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới, khi CSTT bắt đầu phôi thai, hai công cụ CSTT được NHNN sử dụng chủ yếu để điều tiết tiền tệ, đó là quy định cơ chế điều hành lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các TCTD đối với nền kinh tế và quy định về cơ chế điều hành tỷ giá, sau đó, từ tháng 6/1992, công cụ dự trữ bắt buộc bắt đầu được hình thành, tiếp đến các công cụ tái cấp vốn, tái chiết khấu, hạn mức tín dụng, cuối cùng là nghiệp vụ thị trường mở được thiết lập từ tháng 6/2000, nghiệp vụ Swap được hình thành và phát triển. Các công cụ này không ngừng được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu thực tiễn của quá trình phát triển. Có thể nói, đến nay, NHNN đã tạo dựng được hệ thống các công cụ CSTT và điều hành linh hoạt các công cụ này để đạt được mục tiêu của CSTT trong từng thời kỳ. Cơ chế điều hành lãi suất, tỷ giá và quản lý ngoại hối đã không ngừng được đổi mới gắn với cơ chế điều hành lãi suất và tỷ giá theo cơ chế thị trường, cùng với những nỗ lực tái cơ cấu các TCTD đã giúp NHNN vượt qua được giai đoạn lãi suất, tỷ giá và giá vàng biến động mạnh, thanh khoản hệ thống luôn trong trạng thái thiếu hụt, do tác động của khủng khoảng tài chính tiền tệ thế giới năm 2008 làm bộc lộ những yếu kém vốn có của hệ thống tài chính - ngân hàng. Dấu ấn của việc đổi mới các công cụ CSTT là việc khởi tạo nền móng cho sự phát triển. Khi còn là Phó Vụ trưởng Vụ CSTT, nguyên Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến đã chỉ đạo học tập kinh nghiệm điều hành của Ngân hàng Trung ương (NHTW) Đức và một số NHTW khác trên thế giới, hướng dẫn nhóm nghiên cứu từng bước xây dựng cơ chế hoạt động của các công cụ CSTT cho Việt Nam.

- Áp dụng mô hình kinh tế lượng: Để điều hành CSTT một cách hiệu quả, khi đó hầu hết NHTW các nước đã áp dụng mô hình kinh tế lượng để dự báo, phân tích các nhân tố tác động đến lượng tiền, lạm phát và tăng trưởng kinh tế, trong khi ở NHNN, khái niệm về việc áp dụng kinh tế lượng cho điều hành CSTT còn rất mơ hồ, hầu hết cán bộ của Vụ CSTT khi đó chưa biết việc xây dựng mô hình để phân tích và dự báo. Nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng mô hình kinh tế lượng vào điều hành CSTT, Vụ trưởng Vụ CSTT khi đó là chị Dương Thu Hương đã mời chuyên gia đầu ngành của Việt Nam thời kỳ này về giảng dạy cho cán bộ Vụ CSTT hiểu và biết phương pháp luận xây dựng, ứng dụng mô hình kinh tế lượng. Tiếp đó, năm 2005, Vụ CSTT đã đề xuất với Vụ Tổ chức cán bộ tuyển dụng một số cán bộ có kiến thức toán kinh tế về xây dựng và ứng dụng mô hình kinh tế lượng. Đó là bước khởi đầu, sau hơn 15 năm, với chiến lược đào tạo và tuyển dụng người theo vị trí công việc, đến nay, NHNN đã có một đội ngũ cán bộ có kiến thức, trình độ xây dựng và áp dụng mô hình kinh tế lượng, nhiều mô hình đã được xây dựng để phân tích, dự báo tiền tệ, lạm phát và các chỉ số tiền tệ khác phục vụ cho việc thực thi CSTT một cách chủ động, linh hoạt.

- Xây dựng, tính toán lạm phát cơ bản: Để chuyển đổi khung khổ CSTT từ kiểm soát khối lượng, sang kiểm soát giá cả và hướng tới điều hành CSTT theo khung khổ CSTT hướng tới lạm phát mục tiêu, trên cơ sở học tập kinh nghiệm của nước bạn, Vụ CSTT đã chủ động đề xuất với NHNN cho nghiên cứu và học tập phương pháp xây dựng và tính toán lạm phát cơ bản. Nhóm nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu “lạm phát cơ bản” được thành lập tại Vụ CSTT. Được sự quan tâm của Ban Lãnh đạo NHNN, Ban Lãnh đạo Vụ CSTT và sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính quốc tế, Công ty Đầu tư chứng khoán Dragon, Vụ CSTT đã nắm bắt được phương pháp xây dựng và tính toán “lạm phát cơ bản” - một chỉ số lạm phát phản ánh sự gia tăng lạm phát là do yếu tố tiền tệ, nên rất quan trọng cho thực thi CSTT. Và để có được chỉ số này công bố hằng tháng, NHNN đã trình Chính phủ chuyển giao kết quả nghiên cứu cho Tổng cục Thống kê triển khai để tính toán và công bố chỉ số này cùng với chỉ số giá tiêu dùng. Sau một thời gian nghiên cứu và tính toán chạy thử, chỉ số lạm phát cơ bản bắt đầu được Tổng cục Thống kê công bố từ tháng 12/2015.

- Nghiên cứu và xây dựng cơ chế truyền tải CSTT của NHNN: Để có một cơ chế vận hành CSTT hiệu quả, bên cạnh việc hoàn thiện công cụ CSTT, đổi mới công tác thống kê…, thì cần biết được cơ chế truyền tải tín hiệu CSTT của NHNN như thế nào, qua kênh công cụ nào là chủ yếu và độ trễ là bao nhiêu. Vụ CSTT đã bắt tay nghiên cứu, thúc đẩy quá trình nghiên cứu, cung cấp tài liệu nghiên cứu và không thể không nhắc tới vai trò của nguyên Thống đốc Lê Minh Hưng, khi đó là Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, phụ trách Đoàn thanh niên đã chủ động đặt vấn đề hợp tác nghiên cứu về cơ chế truyền tải CSTT giữa Đoàn thanh niên hai Vụ và việc đó đã được triển khai tích cực. Xác định được cơ chế truyền tải CSTT sẽ giúp NHNN điều hành CSTT một cách nhanh nhạy, kịp thời, thích ứng với những biến động khó lường của thị trường..., là cơ sở quan trọng để chuyển đổi khung khổ CSTT, vận hành CSTT hướng tới lạm phát mục tiêu.

- Song song với việc đổi mới các lĩnh vực trên, việc không ngừng hoàn thiện thống kê và phân tích cán cân thanh toán là một mảng không thể thiếu trong các quyết định CSTT. Một trong những người đầu tiên hiểu biết nhất về cán cân thanh toán và cũng là người đầu tiên xây dựng được bảng cân đối dòng tiền của Việt Nam (flow of fund), đó là Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, khi đó là Phó Trưởng phòng - Phòng Cán cân thanh toán của Vụ CSTT, rất đam mê nghiên cứu về cán cân thanh toán và luôn là người được lãnh đạo giao làm việc với các tổ chức quốc tế về mảng này. Đến nay, thống kê cán cân thanh toán không ngừng được hoàn thiện, giảm nhiều sai sót trong thống kê, góp phần nâng cao hiệu quả điều hành CSTT, nhất là điều hành tỷ giá.

Với quãng thời gian 15 năm gắn bó với Vụ CSTT, nhìn thấy thành quả thực thi CSTT của NHNN hiện nay, tôi cảm thấy rất tự hào vì có sự đóng góp công sức bé nhỏ của mình vào kết quả trên. Nhưng cũng cần khẳng định rằng, có được kết quả trên là công sức của cả ngành Ngân hàng, là sự đổi mới, hoàn thiện ở tất cả các khâu của hoạt động ngân hàng, từ việc thống kê tiền tệ đến đổi mới áp dụng công nghệ thông tin, đào tạo cán bộ, sự lớn mạnh của các TCTD, sự phối kết hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc của NHNN, đặc biệt là sự quyết tâm chính trị cao của Ban Lãnh đạo NHNN qua các thời kỳ và các thế hệ cán bộ ngành Ngân hàng với tâm huyết, yêu nghề và trách nhiệm cao đã tạo nên sự đổi mới này.


¹“Nothing is more important for monetary policy than good statistics” (Trích từ bài phát biểu của Phó Thống đốc NHTW Áo).


TS. Nguyễn Thị Kim Thanh

Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Quỹ tín dụng Nhân dân

Tạp chí Ngân hàng số Chuyên đề đặc biệt 2021


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Công tác xây dựng Đảng góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ chính trị ngành Ngân hàng năm 2024

Công tác xây dựng Đảng góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ chính trị ngành Ngân hàng năm 2024

Ở trong nước, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tăng trưởng kinh tế trên đà phục hồi, các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024.
Agribank góp phần đưa nông nghiệp Việt Nam vươn lên những tầm cao mới

Agribank góp phần đưa nông nghiệp Việt Nam vươn lên những tầm cao mới

Agribank là ngân hàng tiên phong dành nguốn vốn 50.000 tỉ đồng để triển khai chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy để xây dựng ngành Ngân hàng phát triển bền vững

Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy để xây dựng ngành Ngân hàng phát triển bền vững

Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15-SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ngay từ khi ra đời, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ chung của toàn dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến,...
Ký ức không quên về Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán

Ký ức không quên về Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán

Chiều một ngày cuối năm 1994, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đỗ Quế Lượng chủ trì một cuộc họp. Tham gia cuộc họp là đại diện một số vụ, cục thuộc NHNN, gồm: Cục Công nghệ tin học; ...
Những ngày đầu tham gia xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia

Những ngày đầu tham gia xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia

Tôi luôn có những cảm xúc sâu sắc, thiêng liêng, xen lẫn tự hào khi bồi hồi nhớ lại những năm tháng làm việc trong ngành Ngân hàng. Trong quãng thời gian ấy, tôi đã có những kỷ niệm không thể nào quên khi cùng với các anh chị em, các cán bộ, kỹ sư tham gia làm việc tại Ban Quản lý xây dựng công trình K84 (Nhà máy In tiền Quốc gia). Ôn lại những kỷ niệm đã qua thấy thật vinh dự, tự hào là một trong những cán bộ đã từng tham gia xây dựng công trình K84.
Hệ thống ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh - Dấu ấn 30 năm đổi mới và phát triển

Hệ thống ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh - Dấu ấn 30 năm đổi mới và phát triển

Ngày 23/5/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành hai Pháp lệnh về ngân hàng (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam và Pháp lệnh về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính)... Trụ sở NHNN...
Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng - Điểm nhấn trong 70 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng Việt Nam

Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng - Điểm nhấn trong 70 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng Việt Nam

Năm 2021, ngành Ngân hàng Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập (6/5/1951 - 6/5/2021). Trong 70 năm xây dựng và phát triển, toàn Ngành luôn nỗ lực, vượt qua nhiều gian nan, thử thách, đạt được nhiều thành...
35 năm cải cách Ngân hàng: Thành quả, hạn chế và thách thức, gợi mở các giải pháp

35 năm cải cách Ngân hàng: Thành quả, hạn chế và thách thức, gợi mở các giải pháp

Quá trình cải cách khu vực ngân hàng đi liền với sự đổi mới thể chế kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến năm 2021, ngành Ngân hàng...
Xem thêm
Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước

Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước

Năm 2024, trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực có những biến động phức tạp nhưng kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, nằm trong nhóm các quốc gia tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới; lạm phát được kiểm soát tốt; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Nhiều tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế uy tín (như Fitch Rating, Moody’s, S&P) tiếp tục đánh giá tích cực về tình hình kinh tế của Việt Nam. Trong những thành công đó, có đóng góp quan trọng từ việc điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, NHNN tiếp tục phát huy những thành quả đạt được trong điều hành CSTT, tăng khả năng thích ứng với những biến động của môi trường kinh tế thế giới và trong nước để kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng, góp phần nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà về điều hành CSTT nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.
Nhận thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai từ chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại theo quy định mới

Nhận thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai từ chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại theo quy định mới

Mục đích thế chấp theo Luật Nhà ở năm 2023 là để vay vốn đầu tư chính dự án nhà ở thương mại hoặc xây dựng nhà ở thuộc dự án nhà ở thương mại và bên nhận thế chấp chỉ có thể là tổ chức tín dụng tài trợ cho dự án hoặc tài trợ cho việc xây dựng nhà ở thuộc dự án.
Khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô

Khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ quyết tâm triển khai các giải pháp đã đề ra, đồng hành cùng hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tháo gỡ những khó khăn để có thể bảo đảm cung ứng đầy đủ vốn tín dụng ngân hàng phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng trong nền kinh tế, hướng tới việc thực hiện những mục tiêu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, đóng góp công sức vào công cuộc chuyển mình, cất cánh của dân tộc Việt Nam.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2025

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2025

Ngày 09 10, tại Hà Nội, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đã tổ chức Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2025 với chủ đề Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”.
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tín dụng xanh là một công cụ tài chính được thiết kế để hỗ trợ các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp là quá trình mà các công ty áp dụng những phương pháp và chiến lược bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Nền kinh tế mùa lễ hội: Khi niềm vui và lợi nhuận song hành

Nền kinh tế mùa lễ hội: Khi niềm vui và lợi nhuận song hành

Mùa lễ hội cuối năm tại Mỹ là sự kết hợp hài hòa giữa giá trị văn hóa, tinh thần và kinh tế. Lễ Tạ ơn (Thanksgiving), Giáng sinh (Christmas) hay Tết Dương lịch (New Year’s Day), mỗi dịp lễ đều mang lại ý nghĩa riêng, góp phần làm phong phú đời sống cộng đồng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tổng quan kinh tế thế giới năm 2024 và triển vọng 2025

Tổng quan kinh tế thế giới năm 2024 và triển vọng 2025

Năm 2024, hoạt động kinh tế toàn cầu tuy không rơi vào suy thoái, nhưng vẫn ở mức thấp hơn tiềm năng, với lạm phát dù đã hạ nhiệt so với năm 2023, nhưng vẫn ở mức cao hơn mục tiêu tại nhiều quốc gia.
Kinh tế - tài chính thế giới năm 2025 và một số khuyến nghị điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa ở Việt Nam

Kinh tế - tài chính thế giới năm 2025 và một số khuyến nghị điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa ở Việt Nam

Dự báo cho năm 2025, lạm phát toàn cầu tiếp tục xu hướng giảm, tiến gần hơn đến mục tiêu ổn định giá. Theo IMF, lạm phát toàn cầu dự kiến giảm từ 5,8% năm 2024 xuống còn 4,3% năm 2025 và theo OECD (9/2024), các nền kinh tế phát triển có thể đạt mức 2,0%, gần sát mục tiêu của ngân hàng trung ương.
Năm nguyên tắc cơ bản về truyền tải thông điệp chính sách của ngân hàng trung ương

Năm nguyên tắc cơ bản về truyền tải thông điệp chính sách của ngân hàng trung ương

Thông điệp truyền thông chính sách có tác động rất lớn đến cảm xúc, nhận thức của người tiếp nhận truyền thông, dẫn đến những thay đổi đáng kể trong hành vi, thói quen và đặc biệt là cách thức tương tác với nhau giữa các chủ thể truyền thông. Truyền thông đang tạo ra quá trình xã hội hóa người dùng nên thông điệp truyền thông chính sách ngày càng tác động lớn đến sự khuếch tán của nội dung truyền thông...
Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và một số hàm ý chính sách

Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và một số hàm ý chính sách

Bài viết thông qua phân tích nhanh các cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2023 và trên cơ sở số liệu nghiên cứu kinh tế vĩ mô, nhận diện những hạn chế, bất cập, từ đó đề xuất một số hàm ý về chính sách cho mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững...

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Thông tư số 54/2024/TT-NHNN ngày 17/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối