Vai trò của Kiểm toán nội bộ trong tiến trình phát triển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Kỷ niệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam
Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động của ngành Ngân hàng trong suốt 70 năm qua đã khẳng định được vị thế quan trọng của mình đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đ...
aa

Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động của ngành Ngân hàng trong suốt 70 năm qua đã khẳng định được vị thế quan trọng của mình đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo vệ Tổ quốc, đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia. Trong thành tựu chung của ngành Ngân hàng hôm nay có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).

Năm 2021, ngành Ngân hàng kỷ niệm 70 năm thành lập (6/5/1951 - 6/5/2021). Đây là sự kiện quan trọng và dấu ấn sâu đậm đối với các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và người lao động trong toàn Ngành. Từ năm 1951 đến nay, ngành Ngân hàng đã trưởng thành và có những đóng góp to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập một số nội dung về vai trò và giá trị mà kiểm toán nội bộ trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần vào những thành tựu của ngành Ngân hàng trong 70 năm qua.



Tập thể cán bộ, công chức Vụ Kiểm toán nội bộ, NHNN

Khái quát những thành tựu chính của ngành Ngân hàng trong những năm gần đây

Trong thời kỳ nào, dù ở hoàn cảnh nào, hoạt động ngân hàng cũng hướng đến việc cung cấp những giá trị, lợi ích cho toàn xã hội, cho sự phồn thịnh của đất nước. Những đóng góp quan trọng của hệ thống ngân hàng trong suốt thời gian qua đã được Đảng, Chính phủ, Quốc hội ghi nhận và đông đảo người dân đồng tình hưởng ứng. Sự ghi nhận đó phản ánh quá trình quản lý Nhà nước về tiền tệ và các hoạt động ngân hàng của NHNN cũng như sự nỗ lực hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Trong thời gian qua, hoạt động quản lý của NHNN đã đạt được các mục tiêu chính như: Đẩy lùi và kiềm chế lạm phát; giá trị đồng tiền được duy trì và giữ vững; tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định; hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cơ bản được đảm bảo ổn định, không có tình trạng ngân hàng thương mại bị phá sản hoặc mất khả năng chi trả; hoạt động cung cấp tín dụng của các TCTD đều tăng trưởng lành mạnh, đã đóng góp một phần to lớn trong việc hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân, phục vụ đầu tư và phát triển kinh tế; các kênh phân phối và thị trường bán lẻ của ngân hàng thương mại được thiết lập và cung cấp đến từng địa bàn dân cư, tạo điều kiện tiếp cận dịch vụ ngân hàng một cách dễ dàng và thuận tiện; các sản phẩm, dịch vụ tiện ích ngân hàng ngày càng đa dạng; hệ thống thanh toán trong toàn Ngành được liên tục cải tiến dựa trên nền tảng công nghệ số hiện đại và trí tuệ nhân tạo, hòa nhập với hệ thống thanh toán quốc tế; áp dụng và triển khai đồng loạt, mạnh mẽ các dịch vụ ngân hàng số. Và mới đây nhất, NHNN đã tham mưu cho Chính phủ quyết định cho phép triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money). Đây là một trong những công cụ hữu hiệu để triển khai chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt trong giai đoạn hiện nay ở địa bàn nông thôn và miền núi.

Song song với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, ngành Ngân hàng đã chú trọng xây dựng bộ máy quản trị, điều hành và mạng lưới hoạt động từ NHNN đến các ngân hàng thương mại phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Trình độ và năng lực quản lý của các cấp lãnh đạo cũng như đội ngũ thực thi nhiệm vụ được nâng lên một bước rõ rệt, có khả năng tiếp cận kiến thức mới và công nghệ ngân hàng hiện đại nhất, có năng lực điều hành và thực hiện các hoạt động ngân hàng có tính chuyên nghiệp cao, hiện đại, phù hợp với xu thế thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế về tài chính - ngân hàng. Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng cũng đã xây dựng và hoàn thiện đầy đủ cơ sở pháp lý và quy trình nghiệp vụ ngân hàng phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, phù hợp với các thay đổi của thế giới, đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn. Có được kết quả đó là nhờ sự cố gắng trong công tác chỉ đạo và điều hành của NHNN cũng như hoạt động trực tiếp của hệ thống các TCTD.

Vai trò của kiểm toán nội bộ trong tiến trình 70 năm phát triển của NHNN

Trong thời gian gần đây, kiểm toán nội bộ đã nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ Chính phủ đến các bộ, ngành, đồng thời, được xem là một thành phần quan trọng trong việc quản lý, điều hành hoạt động của các bộ, ngành và cơ quan quản lý Nhà nước. Mới đây, Chính phủ đã ban hành một nghị định riêng quy định về công tác kiểm toán nội bộ trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp. Tiếp đó, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư hướng dẫn về các chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ. Điều này thể hiện sự quan tâm và nhận thức rõ được tầm quan trọng về vai trò của kiểm toán nội bộ trong quá trình quản lý Nhà nước. Đây là cơ sở cho các bộ, ngành, các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương thiết lập và đưa vào vận hành mô hình hoạt động kiểm toán nội bộ.

Đối với NHNN, hoạt động trong một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều rủi ro khác nhau nên hoạt động kiểm toán nội bộ đã được thiết lập và vận hành hơn 30 năm qua. Là một bộ phận không thể thiếu trong bộ máy quản lý và điều hành của NHNN, do vậy, kiểm toán nội bộ đã trở thành công cụ đắc lực giúp cho việc quản lý hoạt động của Ban Lãnh đạo NHNN và các đơn vị trong hệ thống ngày càng hiệu quả hơn. Kiểm toán nội bộ cung cấp cho Ban Lãnh đạo NHNN, Ban Lãnh đạo các đơn vị và các phòng, ban chức năng những thông tin trung thực, khách quan, xác nhận tính đúng đắn, việc tuân thủ pháp luật, tính hiệu lực, hiệu quả trong các cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ và các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng. Qua đó, giúp các đơn vị tham khảo để đưa ra những quyết sách trong quản lý và điều hành cũng như đổi mới tư duy lập chính sách, cải tiến phương pháp, cách thức triển khai thực hiện nhằm mang lại giá trị thặng dư cho từng hoạt động, hạn chế tối đa những rủi ro, tổn thất.

Có thể thấy rằng, quá trình hoạt động của Vụ Kiểm toán nội bộ đã đạt được những yêu cầu mà Ban Lãnh đạo NHNN mong muốn cần đáp ứng. Các báo cáo kết quả kiểm toán nội bộ trình lên Thống đốc NHNN được xây dựng trên cơ sở căn cứ vào kết quả kiểm tra, tính toán, xác nhận và phân tích theo các phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ, với các bằng chứng đã được đánh giá và được tiến hành độc lập, trên nguyên tắc trung thực, khách quan và tuân thủ pháp luật. Đây là một kênh thông tin, báo cáo chính thức không thể thiếu để cung cấp cho Ban Lãnh đạo trong việc quản lý và điều hành hoạt động của NHNN nói riêng và của toàn ngành Ngân hàng nói chung nhằm mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD, đảm bảo an toàn, hiệu quả các hệ thống thanh toán.

Ghi nhận những giá trị mà kiểm toán nội bộ mang lại, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Vụ Kiểm toán nội bộ, thay mặt Ban Lãnh đạo NHNN, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú đã nhấn mạnh “Vụ Kiểm toán nội bộ đã phát huy vai trò quan trọng trong việc tham mưu, giúp Thống đốc và Ban Lãnh đạo NHNN thực hiện kiểm toán nội bộ và kiểm soát hoạt động các đơn vị của NHNN, duy trì sự ổn định, lành mạnh, hiệu lực, hiệu quả trong các mặt hoạt động của các đơn vị; đảm bảo an toàn về tiền, tài sản được Nhà nước giao cho NHNN quản lý, bảo quản”. Phó Thống đốc cũng đặt kỳ vọng vào kết quả hoạt động của Vụ Kiểm toán nội bộ thực sự trở thành một đơn vị tư vấn, là nơi đặt niềm tin của Ban Lãnh đạo NHNN.

Thể hiện được mong muốn đó, trong quá trình hoạt động của mình, nhằm tạo một hành lang pháp lý, cơ sở cho việc thực hiện, Vụ Kiểm toán nội bộ đã tích cực tham mưu có hiệu quả, chủ động đề xuất Thống đốc NHNN ban hành đầy đủ, đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế và quy trình nghiệp vụ về kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ trong các hoạt động của NHNN. Đã thường xuyên rà soát, sửa đổi, cập nhật, bổ sung kịp thời theo yêu cầu thực tiễn và thông lệ, chuẩn mực quốc tế, góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện tổng thể các cơ chế, chính sách, quy định, quy trình nội bộ của NHNN, phù hợp với các quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Trong thời gian qua, Vụ Kiểm toán nội bộ đã từng bước thiết lập, duy trì và phát triển nghiệp vụ kiểm toán nội bộ theo yêu cầu quản lý, điều hành của Ban Lãnh đạo NHNN; phạm vi của kiểm toán không chỉ giới hạn ở kiểm toán tuân thủ mà còn bao quát tất cả các lĩnh vực hoạt động, quy trình nghiệp vụ của tất cả các đơn vị, bộ phận thuộc NHNN và kiểm toán đột xuất theo yêu cầu quản lý của Ban Lãnh đạo NHNN. Nội dung các lĩnh vực có sự thay đổi rõ rệt từ kiểm tra, xác minh, đối chiếu các hoạt động tài chính sang kiểm tra, đánh giá hiệu quả và quản trị rủi ro để nâng cao năng lực quản lý, điều hành và sử dụng các nguồn lực. Cùng với đó là việc không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán, giám sát an toàn tài sản, kịp thời khuyến nghị các biện pháp đảm bảo hoạt động của các đơn vị thuộc NHNN được triển khai đúng định hướng, tổ chức thực hiện nhiệm vụ có hiệu lực và hiệu quả; phát hiện, ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra, góp phần rất quan trọng bảo đảm an toàn tài sản, an toàn các mặt hoạt động của NHNN.

Bên cạnh đó, Vụ Kiểm toán nội bộ cũng thường xuyên quan tâm làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với sự phát triển của hệ thống NHNN, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị; đồng thời, đã chủ động tham mưu giúp Thống đốc NHNN thiết lập, duy trì hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả; kịp thời chấn chỉnh, đề xuất tăng cường vai trò, chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị. Đã chú trọng công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ của NHNN để mang lại hiệu quả cao hơn. Hiện nay, toàn bộ các cuộc kiểm toán nội bộ của NHNN đều được thực hiện trên phần mềm quản lý kiểm toán (Teammate), tạo sự thuận lợi trong công tác chỉ đạo, quản lý và tổ chức kiểm toán.

Đồng thời, Vụ Kiểm toán nội bộ đã phát huy tốt vai trò đơn vị đầu mối của NHNN trong việc tham mưu, giúp cho Thống đốc chỉ đạo, xử lý kịp thời, hiệu quả các vấn đề vướng mắc, các kết luận trong hoạt động kiểm toán, kiểm tra của Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính và các cơ quan bên ngoài tại NHNN. Việc tham mưu xử lý tốt các vấn đề trên với các cơ quan kiểm tra, kiểm toán bên ngoài đã góp phần quan trọng để các cơ quan chức năng chia sẻ, phối hợp, cộng tác có hiệu quả với NHNN, làm tăng uy tín, vị thế của NHNN.

Có thể khẳng định, mặc dù Vụ Kiểm toán nội bộ chỉ thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, kiểm soát nội bộ trong phạm vi nội bộ hệ thống NHNN, nhưng kể từ khi thành lập đến nay, Vụ Kiểm toán nội bộ đã có những đóng góp lớn và có ý nghĩa không chỉ đối với hoạt động của hệ thống NHNN mà còn đối với hoạt động của ngành Ngân hàng thông qua công tác tham mưu, tư vấn cho Ban Lãnh đạo NHNN và các đơn vị trong công tác hoàn thiện và thực thi có hiệu quả cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ của NHNN, góp phần mang lại hiệu quả chung trong hoạt động của Ngành.

Trải qua chặng đường 30 năm song hành cùng tiến trình phát triển của ngành Ngân hàng, Vụ Kiểm toán nội bộ đã xây dựng được truyền thống đoàn kết, nhất trí; tạo lập được sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa lãnh đạo cấp ủy Đảng, lãnh đạo chuyên môn và các đoàn thể trong đơn vị, tạo nên sức mạnh tổng hợp, luôn có sự thống nhất cao về nhận thức và hành động để lãnh đạo, chỉ đạo, động viên cán bộ, đảng viên, công chức phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Vụ, đóng góp tích cực vào các phong trào chung của cơ quan NHNN Trung ương và toàn hệ thống NHNN. Vụ Kiểm toán nội bộ luôn nỗ lực hết mình, đã góp phần quan trọng siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, giúp Ban Lãnh đạo NHNN cũng như thủ trưởng các đơn vị trong hệ thống NHNN quản lý, điều hành chặt chẽ, hiệu quả các nguồn lực được giao và đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện và phát triển cả về khuôn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy, nội dung và chất lượng hoạt động của các đơn vị trong hệ thống NHNN.

Ngành Ngân hàng đang cùng cả nước tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới với những nhiệm vụ được Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao cho là rất lớn và quan trọng, với nhiều thách thức mới, đòi hỏi phải có sự tham mưu tích cực của các đơn vị chức năng. Với vai trò của mình, Vụ Kiểm toán nội bộ tiếp tục phát huy tính chủ động và có trách nhiệm tham mưu cho Thống đốc, Ban lãnh đạo NHNN chỉ đạo các đơn vị trong hệ thống NHNN thực hiện thật tốt nhiệm vụ được giao, nhất là trong việc duy trì hoạt động ổn định, lành mạnh, đúng pháp luật; đảm bảo an toàn tài sản của Nhà nước, hiệu quả, tiết kiệm trong hoạt động của toàn hệ thống NHNN. Như lời của Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu trong buổi làm việc với Vụ Kiểm toán nội bộ “Nếu không có một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt thì NHNN và các TCTD không thể hoạt động an toàn và hiệu quả; không có bộ máy kiểm toán nội bộ thì mất đi một công cụ hữu hiệu để giúp quản trị thành công”. Đây là những nhiệm vụ rất khó khăn và thách thức, song với sự quan tâm chỉ đạo của Thống đốc và Ban Lãnh đạo NHNN, với truyền thống đoàn kết, tinh thần vượt qua khó khăn và trách nhiệm cao, sự quyết tâm thống nhất của các thế hệ cán bộ công chức, tập thể Ban Lãnh đạo và công chức Vụ Kiểm toán nội bộ tin tưởng rằng sẽ hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được Thống đốc giao, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới trong tiến trình phát triển 70 năm của ngành Ngân hàng.

Lê Quốc Nghị - Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ, NHNN

Trần Phú Dũng - Trưởng phòng, Vụ Kiểm toán nội bộ, NHNN

Tạp chí Ngân hàng số Chuyên đề đặc biệt 2021


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Công tác xây dựng Đảng góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ chính trị ngành Ngân hàng năm 2024

Công tác xây dựng Đảng góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ chính trị ngành Ngân hàng năm 2024

Ở trong nước, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tăng trưởng kinh tế trên đà phục hồi, các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024.
Agribank góp phần đưa nông nghiệp Việt Nam vươn lên những tầm cao mới

Agribank góp phần đưa nông nghiệp Việt Nam vươn lên những tầm cao mới

Agribank là ngân hàng tiên phong dành nguốn vốn 50.000 tỉ đồng để triển khai chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy để xây dựng ngành Ngân hàng phát triển bền vững

Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy để xây dựng ngành Ngân hàng phát triển bền vững

Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15-SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ngay từ khi ra đời, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ chung của toàn dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến,...
Ký ức không quên về Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán

Ký ức không quên về Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán

Chiều một ngày cuối năm 1994, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đỗ Quế Lượng chủ trì một cuộc họp. Tham gia cuộc họp là đại diện một số vụ, cục thuộc NHNN, gồm: Cục Công nghệ tin học; ...
Những ngày đầu tham gia xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia

Những ngày đầu tham gia xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia

Tôi luôn có những cảm xúc sâu sắc, thiêng liêng, xen lẫn tự hào khi bồi hồi nhớ lại những năm tháng làm việc trong ngành Ngân hàng. Trong quãng thời gian ấy, tôi đã có những kỷ niệm không thể nào quên khi cùng với các anh chị em, các cán bộ, kỹ sư tham gia làm việc tại Ban Quản lý xây dựng công trình K84 (Nhà máy In tiền Quốc gia). Ôn lại những kỷ niệm đã qua thấy thật vinh dự, tự hào là một trong những cán bộ đã từng tham gia xây dựng công trình K84.
Hệ thống ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh - Dấu ấn 30 năm đổi mới và phát triển

Hệ thống ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh - Dấu ấn 30 năm đổi mới và phát triển

Ngày 23/5/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành hai Pháp lệnh về ngân hàng (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam và Pháp lệnh về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính)... Trụ sở NHNN...
Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng - Điểm nhấn trong 70 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng Việt Nam

Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng - Điểm nhấn trong 70 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng Việt Nam

Năm 2021, ngành Ngân hàng Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập (6/5/1951 - 6/5/2021). Trong 70 năm xây dựng và phát triển, toàn Ngành luôn nỗ lực, vượt qua nhiều gian nan, thử thách, đạt được nhiều thành...
35 năm cải cách Ngân hàng: Thành quả, hạn chế và thách thức, gợi mở các giải pháp

35 năm cải cách Ngân hàng: Thành quả, hạn chế và thách thức, gợi mở các giải pháp

Quá trình cải cách khu vực ngân hàng đi liền với sự đổi mới thể chế kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến năm 2021, ngành Ngân hàng...
Xem thêm
Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước

Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước

Năm 2024, trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực có những biến động phức tạp nhưng kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, nằm trong nhóm các quốc gia tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới; lạm phát được kiểm soát tốt; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Nhiều tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế uy tín (như Fitch Rating, Moody’s, S&P) tiếp tục đánh giá tích cực về tình hình kinh tế của Việt Nam. Trong những thành công đó, có đóng góp quan trọng từ việc điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, NHNN tiếp tục phát huy những thành quả đạt được trong điều hành CSTT, tăng khả năng thích ứng với những biến động của môi trường kinh tế thế giới và trong nước để kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng, góp phần nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà về điều hành CSTT nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.
Nhận thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai từ chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại theo quy định mới

Nhận thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai từ chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại theo quy định mới

Mục đích thế chấp theo Luật Nhà ở năm 2023 là để vay vốn đầu tư chính dự án nhà ở thương mại hoặc xây dựng nhà ở thuộc dự án nhà ở thương mại và bên nhận thế chấp chỉ có thể là tổ chức tín dụng tài trợ cho dự án hoặc tài trợ cho việc xây dựng nhà ở thuộc dự án.
Khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô

Khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ quyết tâm triển khai các giải pháp đã đề ra, đồng hành cùng hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tháo gỡ những khó khăn để có thể bảo đảm cung ứng đầy đủ vốn tín dụng ngân hàng phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng trong nền kinh tế, hướng tới việc thực hiện những mục tiêu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, đóng góp công sức vào công cuộc chuyển mình, cất cánh của dân tộc Việt Nam.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2025

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2025

Ngày 09 10, tại Hà Nội, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đã tổ chức Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2025 với chủ đề Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”.
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tín dụng xanh là một công cụ tài chính được thiết kế để hỗ trợ các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp là quá trình mà các công ty áp dụng những phương pháp và chiến lược bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Nền kinh tế mùa lễ hội: Khi niềm vui và lợi nhuận song hành

Nền kinh tế mùa lễ hội: Khi niềm vui và lợi nhuận song hành

Mùa lễ hội cuối năm tại Mỹ là sự kết hợp hài hòa giữa giá trị văn hóa, tinh thần và kinh tế. Lễ Tạ ơn (Thanksgiving), Giáng sinh (Christmas) hay Tết Dương lịch (New Year’s Day), mỗi dịp lễ đều mang lại ý nghĩa riêng, góp phần làm phong phú đời sống cộng đồng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tổng quan kinh tế thế giới năm 2024 và triển vọng 2025

Tổng quan kinh tế thế giới năm 2024 và triển vọng 2025

Năm 2024, hoạt động kinh tế toàn cầu tuy không rơi vào suy thoái, nhưng vẫn ở mức thấp hơn tiềm năng, với lạm phát dù đã hạ nhiệt so với năm 2023, nhưng vẫn ở mức cao hơn mục tiêu tại nhiều quốc gia.
Kinh tế - tài chính thế giới năm 2025 và một số khuyến nghị điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa ở Việt Nam

Kinh tế - tài chính thế giới năm 2025 và một số khuyến nghị điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa ở Việt Nam

Dự báo cho năm 2025, lạm phát toàn cầu tiếp tục xu hướng giảm, tiến gần hơn đến mục tiêu ổn định giá. Theo IMF, lạm phát toàn cầu dự kiến giảm từ 5,8% năm 2024 xuống còn 4,3% năm 2025 và theo OECD (9/2024), các nền kinh tế phát triển có thể đạt mức 2,0%, gần sát mục tiêu của ngân hàng trung ương.
Năm nguyên tắc cơ bản về truyền tải thông điệp chính sách của ngân hàng trung ương

Năm nguyên tắc cơ bản về truyền tải thông điệp chính sách của ngân hàng trung ương

Thông điệp truyền thông chính sách có tác động rất lớn đến cảm xúc, nhận thức của người tiếp nhận truyền thông, dẫn đến những thay đổi đáng kể trong hành vi, thói quen và đặc biệt là cách thức tương tác với nhau giữa các chủ thể truyền thông. Truyền thông đang tạo ra quá trình xã hội hóa người dùng nên thông điệp truyền thông chính sách ngày càng tác động lớn đến sự khuếch tán của nội dung truyền thông...
Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và một số hàm ý chính sách

Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và một số hàm ý chính sách

Bài viết thông qua phân tích nhanh các cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2023 và trên cơ sở số liệu nghiên cứu kinh tế vĩ mô, nhận diện những hạn chế, bất cập, từ đó đề xuất một số hàm ý về chính sách cho mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững...

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Thông tư số 54/2024/TT-NHNN ngày 17/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối