Truyền thông giáo dục tài chính đưa công chúng đến gần hơn với dịch vụ ngân hàng

Hoạt động ngân hàng
Chính phủ nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam rất chú trọng đến hoạt động giáo dục tài chính cộng đồng để góp phần ổn định hệ thống tài chính ngân hàng. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cá...
aa

Chính phủ nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam rất chú trọng đến hoạt động giáo dục tài chính cộng đồng để góp phần ổn định hệ thống tài chính ngân hàng. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt các Đề án như Đề án thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, Đề án tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, Đề án thanh toán các dịch vụ công qua ngân hàng. Trong Thông báo Kết luận Hội nghị triển khai hoạt động ngành Ngân hàng năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cần làm tốt công tác giáo dục tài chính cộng đồng để nâng cao nhận thức và khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng an toàn, hiệu quả.




Toàn cảnh chương trình "Tiền khéo tiền khôn"

Được sự chỉ đạo của NHNN và Đài Truyền hình Việt Nam, Vụ Truyền thông NHNN đã phối hợp với VTV3 triển khai một số chương trình giáo dục tài chính có sức lan tỏa trong cộng đồng như “Tiền khéo tiền khôn”, “Những đứa trẻ thông thái” phát sóng trên các kênh VTV1 và VTV3. Trong đó, “Tiền khéo tiền khôn” là gameshow truyền hình về tài chính – ngân hàng đầu tiên dành cho công chúng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và VTV phối hợp thực hiện đã trải qua hai mùa phát sóng có hiệu quả cao.

Chương trình được Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá cao về tính hữu ích, gần gũi với khán giả. Cho rằng chương trình đã thành công trong việc thu hút một số lượng đông đảo người xem, ông Bùi Sỹ Lợi, phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhận định: Cử tri và nhân dân đánh giá cao các chương trình, hình thức giáo dục tài chính cộng đồng với các nội dung và hình thức rất thiết thực và đảm bảo được hiệu quả xã hội”. Cho đến nay, chương trình đã góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của người sử dụng dịch vụ tài chính, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, góp phần giảm thiểu chi phí xã hội, tránh rủi ro cho người sử dụng dịch vụ tài chính và nâng cao niềm tin công chúng đối với hệ thống ngân hàng.

Hữu ích cho người dân, hiệu ứng lan tỏa trong xã hội

Mục tiêu của chương trình hướng đến thay đổi hành vi, giảm chi phí xã hội, đảm bảo an toàn, bảo mật và giảm thiểu rủi ro cho người sử dụng dịch vụ tài chính tại Việt Nam. Nội dung chương trình cung cấp cho đông đảo khán giả các thông tin hướng dẫn về các dịch vụ thanh toán, đặc biệt là cách sử dụng thẻ, các dịch vụ tiêu dùng tài chính cá nhân, ví dụ như dịch vụ gửi tiết kiệm, gửi tiền du học, vay vốn hoặc tín dụng cho học sinh, sinh viên, phụ nữ nghèo ở các vùng nông thôn…

Sau hai mùa phát sóng với 24 chương trình truyền hình, “Tiền khéo tiền khôn” đã đảm bảo tính chính xác và hữu ích về mặt nội dung, được dư luận đánh giá cao. Nội dung dễ hiểu, dễ tiếp cận với sự tham gia của rất nhiều người nổi tiếng, chương trình đã thu hút đông đảo công chúng và có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng.


“Tiền khéo tiền khôn” có nhiều yếu tố mới lạ, bất ngờ với những thông tin chính xác, thú vị từ Ban cố vấn chương trình

Bám sát kim chỉ nam đó, chương trình “Tiền khéo tiền khôn” đã được dư luận đánh giá tốt về nội dung và sáng tạo trong hình thức thể hiện, tạo hiệu ứng tốt trong xã hội và mang lại giá trị cho cộng đồng. Sau thời gian phát sóng vừa qua, chương trình được đánh giá là một trong những gameshow truyền hình nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khán giả nhất. Theo số liệu của Đài Truyền hình Việt Nam, tỷ lệ người xem vào khung giờ từ 15h00 – 16h00 trên VTV3 sau khi phát sóng chương trình “Tiền khéo tiền khôn” đã tăng lên đáng kể; thu hút lượng lớn khán giả ở khắp các vùng miền Tổ quốc. Chương trình cũng nhận được sự đánh giá cao từ phía các cơ quan quản lý báo chí, truyền thông, các đại biểu Quốc hội cũng như các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Đối với những cán bộ hưu trí như bà Nguyễn Thị An (Hà Nội), chương trình còn là cẩm nang rất thiết thực. Bà cho hay: “Chương trình vừa là trò chơi nhưng lại vừa là hướng dẫn rất bổ ích. Nhờ đó, chúng tôi hiểu rằng việc thanh toán điện, thanh toán nước, thanh toán online... qua ngân hàng là rất tiện lợi”.

Với giới văn nghệ sĩ, những người tưởng như xa lạ với lĩnh vực tài chính – ngân hàng khô khan, khi tham gia chương trình với vai trò là những người chơi, họ đã bày tỏ sự yêu thích đối với các câu hỏi, các trò chơi trong “Tiền khéo tiền khôn” và tin tưởng, thông qua chương trình, khán giả sẽ có cơ hội nâng cao khả năng quản lý tài chính, tiếp cận đến các dịch vụ ngân hàng và tăng cường tính bảo mật, an toàn trong giao dịch ngân hàng.

Diễn viên Lan Phương cho biết: “Tiền khéo tiền khôn” có rất nhiều thông tin bổ ích về máy cà thẻ POS, nhờ tham gia chương trình tôi mới biết rằng nếu mình không để ý thì người ta có thể gian dối để lấy tiền của mình, điều mà trước đó tôi không hề biết. Còn về các thông tin về gia hạn thẻ, các hình thức thanh toán... thì tôi cũng có biết đôi chút, nhưng không có thông tin tổng quát”. Chia sẻ về trải nghiệm cá nhân của mình, Lan Phương tiết lộ, cô từng bị giật túi xách và rất may trong túi không có tiền mặt mà chỉ có thẻ ngân hàng. Vì thế, Lan Phương nhanh chóng gọi ngay đến ngân hàng để khóa thẻ và bảo toàn được số tiền của mình. Nữ diễn viên chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng, mọi người nên sử dụng thẻ nhiều hơn, vì nguy cơ bị mất tiền ít hơn”.

Nam diễn viên chính trong bộ phim “Người phán xử” Việt Anh vô cùng thích thú với “Tiền khéo tiền khôn” vì khi đến đây, mọi người không chỉ được chơi, mà quan trọng là có thể hiểu được các đặc thù của ngân hàng, để làm sao có được những kiến thức cơ bản nhất khi bước chân vào giao dịch với ngân hàng hoặc sử dụng thẻ ngân hàng. Anh khẳng định: “Thẻ visa hay ATM đều đã trở thành tiện ích, là trào lưu. Tham gia chương trình và xem chương trình giúp chúng ta có kiến thức cơ bản và an toàn khi giao dịch, không bị mất tiền do thiếu hiểu biết”.

Sau hai mùa phát sóng, hiệu quả chương trình không chỉ được đo đếm bằng lượng rating phát sóng của nhà Đài, hiệu ứng lan tỏa trong xã hội, mà còn được ghi nhận ngay trong giao dịch hàng ngày tại các ngân hàng thương mại. Khẳng định, chương trình đã giúp phía ngân hàng tiếp cận và làm việc với khách hàng thuận lợi hơn, ông Vũ Khắc Trường – Phó Trưởng phòng chính sách sản phẩm bán lẻ - Ngân hàng TMCP Ngoại thương nhận định: “Tiền khéo tiền khôn” là một chương trình thiết thực, rất có ý nghĩa, cung cấp đến cho khán giả, người dân Việt Nam những kiến thức cơ bản, những thông tin cần thiết để họ sử dụng những dịch vụ cần thiết của tài chính ngân hàng. Chương trình được chuẩn bị chu đáo, cẩn thận khi BTC chương trình, đơn vị chuẩn bị nội dung đã phối hợp cùng với ngân hàng và đưa các cán bộ ngân hàng vào trong Ban Cố vấn cung cấp những tình tiết thiết thực, hữu ích. Khi thực hiện các hoạt động của ngân hàng bán lẻ, chúng tôi luôn luôn mong muốn mở rộng các dịch vụ của mình đến đông đảo người dân Việt Nam. Tuy nhiên, với điều kiện ở Việt Nam, mọi người đều cần được nâng cao hơn kiến thức cơ bản về các dịch vụ tài chính, nên tổ chức các chương trình như thế này để chúng ta cung cấp thông tin, hướng dẫn để người dân, khách hàng của các ngân hàng hiểu biết hơn về dịch vụ, qua đó, khi sử dụng dịch vụ, họ sẽ chủ động biết được mình cần phải làm gì cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của mình đến đâu. Chúng tôi mong muốn, trong các mùa sau, “Tiền khéo tiền khôn” sẽ tiếp tục được triển khai để ngày càng cung cấp cho khách hàng những thông tin gắn đến các dịch vụ ngân hàng hiện đại theo hướng cung cấp dịch vụ ngân hàng số, ngân hàng điện tử vì hiện nay, nhu cầu nắm bắt các thông tin đảm bảo an toàn và thực hiện các giao dịch an toàn nên dịch vụ ngân hàng điện tử rất quan trọng, điều đó rất tốt cho cả khách hàng và ngân hàng.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mỗi người dân cần phải có kiến thức để bảo vệ, quản lý, chi tiêu đồng tiền một cách hiệu quả nhất, bà Lê Thị Mỹ Linh – Giám đốc Trung tâm huy động vốn và phí – Khối bán lẻ - Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam lấy ví dụ: Người dân đôi khi vì để tiện cho cá nhân mình mà nhờ người khác đến ngân hàng gửi hộ tiền hoặc ký sẵn hồ sơ giấy tờ cho nhân viên của ngân hàng mà đó lại chính là những rủi ro cho họ, bởi lẽ có thể có những trường hợp nhân viên ngân hàng lợi dụng hoặc sai sót dẫn đến rủi ro và mất tiền cho chính bản thân người dân. Do đó, chương trình Tiền khéo tiền khôn cung cấp những kiến thức rất cơ bản cho người dân những kiến thức về tài chính cũng như hoạt động ngân hàng, khi đó người dân sẽ hiểu biết, tự tin quản lý dòng tiền của mình một cách hiệu quả, bảo vệ mình tránh khỏi những rủi ro, có thông tin để tiếp xúc với những sản phẩm, dịch vụ tiện ích, mang lại hiệu quả hơn, ví dụ như dịch vụ thanh toán hóa đơn thông qua mobile internet, gửi tiền tiết kiệm tích lũy…những điều ngân hàng tạo ra với mong muốn hỗ trợ cho nguời dân quản lý tiền, chi tiêu trong sinh hoạt hàng ngày.

Dễ hiểu, dễ tiếp cận

Đây là tiêu chí quan trọng khi triển khai các chương trình giáo dục tài chính và Tiền khéo tiền khôn đã đáp ứng được yêu cầu đó. Diễn viên Lan Phương nhận xét: “Chương trình thực sự rất vui và không khó quá như Lan Phương nghĩ khi nhận lời mời. Ban đầu, tôi rất lo, nhưng khi vào cuộc chơi, các câu hỏi đưa ra đều rất thú vị khiến chúng tôi nỗ lực chơi hết mình, tạo nên kịch tính cho chương trình. Tôi nghĩ không có gameshow nào lại có người chơi tuy thua cuộc như tôi nhưng lại vui mừng như thể là mình chiến thắng vậy”.


Gameshow nhận được sự quan tâm, yêu thích của đông đảo giới nghệ sĩ và các bạn trẻ

Trong khi đó, nhạc sĩ Châu Đăng Khoa đánh giá cao bộ câu hỏi đã giúp người xem tiếp nhận thoải mái hơn, thông tin được lưu giữ lâu hơn trong trí nhớ. “Format chương trình thú vị, mới lạ, nội dung dễ hiểu, cách truyền đạt thông tin với nhiều tiểu phẩm hài hước với mục đích hướng dẫn cho người dân hiểu biết về đồng tiền và cách sử dụng đồng tiền đúng cách bởi thực ra, không phải ai cũng biết cách sử dụng các dịch vụ thanh toán”, anh khẳng định.

Gửi lời cảm ơn đến NHNN và Đài truyền hình Việt Nam, ca sĩ Sao Mai Lê Việt Anh cho rằng đây là một cơ hội để các nghệ sĩ được tham dự một sân chơi vừa vui, vừa có kiến thức bổ ích với kiến thức về tài chính, hiểu biết về thẻ và các dịch vụ thẻ, lại đan xen với chơi các trò chơi vận động thú vị. “Bản thân Việt Anh hiện đang dùng thẻ tín dụng, cũng thường xuyên làm việc với ngân hàng, thời đại hiện nay, công nghệ phát triển rất nhanh, do đó việc cung cấp những thông tin như trong gameshow đã làm được là vô cùng cần thiết. Các thông tin này vô cùng gần gũi, các câu hỏi không quá khó, nhưng đòi hỏi người chơi, người sử dụng phải suy nghĩ để tìm ra phương án trả lời chính xác nhất”, nam ca sĩ nhận xét.

Nhờ tham gia chương trình mà ca sĩ Tạ Quang Thắng đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích, lại có thêm nhiều phút giây vui vẻ và thoải mái. “Tôi là một người làm nghệ thuật, cũng có lúc giao dịch ngân hàng nhưng thú thật không thể nào có được kiến thức về chuyên môn, đặc biệt là cách quản lý tiền bạc cũng như cách làm việc với ngân hàng. Chương trình rất bổ ích với tôi, đồng thời đây cũng là một kỷ niệm của tôi và người chơi cùng - một người bạn lớn lên cùng nhau, có tuổi thơ bên nhau, giờ lại được cùng tham gia gameshow này”, anh nói.

Cũng trong tâm trạng bất ngờ khi đến với gameshow này, diễn viên Việt Anh thổ lộ: “Rõ ràng ai cũng quan niệm lĩnh vực tài chính ngân hàng rất khô khan và rất khó để tạo được ấn tượng khi làm gameshow, nhưng khi tham dự chương trình này, Việt Anh cùng các nghệ sĩ và những người chơi đều bất ngờ vì format rất lạ, rất độc đáo và không khí thực sự của một gameshow, rất vui chứ không hề cứng nhắc như mình hình dung.

Bà Lê Thị Thúy Sen, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông NHNN cho biết: Trong thời gian tới, chương trình giáo dục tài chính sẽ tập trung vào nội dung cung cấp thông tin về các dịch vụ ngân hàng như thanh toán, tiết kiệm, vay vốn… và hướng tới công chúng ở vùng sâu, vùng xa, giới trẻ và các nhóm ít thông tin về tài chính để góp phần tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Theo sbv.gov.vn


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và với sự chỉ đạo triển khai của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Ninh, những năm qua, Chương trình cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã tạo động lực giúp hàng trăm phụ nữ trên địa bàn tỉnh mạnh dạn khởi nghiệp và phát triển kinh tế ổn định, hiệu quả, góp phần tích cực cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình...
Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Là “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trong việc truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với phụ nữ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Lộc, thành phố Huế luôn đồng hành, sát cánh với hội viên, giúp họ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, quyền năng kinh tế cho chị em, qua đó, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Bài viết tập trung phân tích hiệu quả nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2024 thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng.
Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang là một nền kinh tế có độ mở lớn, việc giao thương với các quốc gia trên thế giới đã mở ra nhiều cơ hội trong việc kinh doanh ngoại tệ nói chung và hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh tại các TCTD nói chung. Theo đó, các TCTD đã tận dụng tốt cơ hội và lợi thế để triển khai các sản phẩm phái sinh đến khách hàng dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng cũng như sự điều tiết của thị trường.
Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Sự phát triển công nghệ ngân hàng số diễn ra mạnh mẽ với tốc độ khá nhanh, kéo theo sự thay đổi nhanh chóng dịch vụ tài chính; các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới đa dạng đem lại những trải nghiệm mới và lợi ích sử dụng cho khách hàng.
“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Với lợi thế tự nhiên vừa có đồng bằng, miền núi, biên giới giáp với Vương quốc Campuchia và sự hỗ trợ từ những chính sách đặc thù, tỉnh An Giang đã và đang vươn lên trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển bền vững.
Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024, hệ thống ngân hàng đã phát huy vai trò là huyết mạch quan trọng, chủ động bảo đảm nguồn vốn lưu thông linh hoạt, đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng của tỉnh.
25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

Tại Việt Nam, vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, khi hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển từ một cấp thành hai cấp, định hướng hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường, hàng loạt quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng và cả một số ngân hàng lâm vào tình trạng mất vốn, nợ tồn đọng lớn, gây ảnh hưởng tới uy tín của hệ thống ngân hàng, lòng tin của người dân và doanh nghiệp.
Xem thêm
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết, trong đó nêu rõ các yêu cầu mục tiêu; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc