Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Chính sách
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
aa
Hoàn thiện pháp luật đất đai trong hoạt động xử lí tài sản bảo đảm của công ty quản lý tài sản Hoàn thiện quy định pháp luật về thi hành án dân sự đối với cổ phần là tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng Xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng - Từ quy định pháp luật đến thực tiễn thực hiện

Sự kiện có sự góp mặt của gần 100 đại biểu là lãnh đạo, đại diện các bộ, ngành liên quan; các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách, các tổ chức tài chính uy tín trong và ngoài nước; đại diện các tổ chức tín dụng...

Bà Lê Thị Thúy Sen - Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng: Hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon sẽ góp phần thúc đẩy vốn ra nền kinh tế

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Lê Thị Thúy Sen - Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng cho biết, bên cạnh việc tổ chức xuất bản các ấn phẩm Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng và tham gia vận hành Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), thời gian qua Thời báo Ngân hàng còn tổ chức nhiều sự kiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách, tổ chức các diễn đàn nghiên cứu, gợi mở cho cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn.

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon
Bà Lê Thị Thúy Sen - Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng phát biểu tại Hội thảo

Vấn đề tài sản bảo đảm ngân hàng cũng là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, có những loại tài sản mà trước đây chưa chính thức được công nhận như tài sản số, tín chỉ carbon. Đây rõ ràng là một loại hình tài sản rất tiềm năng, có thể đưa ra làm tài sản bảo đảm, thế chấp cho khoản vay. Chính vì vậy, Hội thảo kỳ vọng sẽ tạo ra một diễn đàn thảo luận chuyên sâu về tài sản bảo đảm ngân hàng, nhất là những loại tài sản mới ở Việt Nam hiện nay. Hành lang pháp lý, những rủi ro, cách thức triển khai như thế nào nếu xác định tài sản bảo đảm có thể là tài sản số, tín chỉ carbon… Tất cả những vấn đề này sẽ được thảo luận dựa trên thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế. Với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm, đại diện một số bộ, ngành, viện nghiên cứu và các đơn vị liên quan tới vấn đề tài sản bảo đảm, Hội thảo là diễn đàn chuyên sâu, đa chiều, kết nối giữa lý luận và thực tiễn, giữa kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam, giữa khung pháp lý và nhu cầu thị trường, để các cơ quan quản lý có thêm kênh thông tin tham vấn trong quá trình xây dựng chính sách về vấn đề này.

Tiến sĩ danh dự Giacomo Merello - Chủ tịch Hội đồng Thúc đẩy Kinh doanh Tài sản Kỹ thuật số Antigua & Barbuda, đặc phái viên Kinh tế đặc biệt của Thủ tướng Antigua và Barbuda tại Cộng hòa Singapore: Tận dụng kinh nghiệm quốc tế để Việt Nam quản lý tài sản điện tử hiệu quả

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon
Tiến sĩ danh dự Giacomo Merello, Chủ tịch Hội đồng Thúc đẩy Kinh doanh Tài sản Kỹ thuật số Antigua & Barbuda, đặc phái viên Kinh tế đặc biệt của Thủ tướng Antigua và Barbuda tại Cộng hòa Singapore trao đổi tại Hội thảo

Trong khuôn khổ Hội thảo, TS. Giacomo Merello - Chủ tịch Hội đồng Thúc đẩy Kinh doanh Tài sản Kỹ thuật số Antigua và Barbuda, đặc phái viên Kinh tế đặc biệt của Thủ tướng Antigua và Barbuda tại Cộng hòa Singapore chia sẻ: Trong kỷ nguyên số hóa, công nghệ chuỗi khối (Blockchain) nổi lên như một cuộc cách mạng về công nghệ, đóng vai trò là nền tảng vững chắc cho nhiều ứng dụng đột phá, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Về bản chất, Blockchain là một mạng lưới phi tập trung, bao gồm vô số máy tính (hay còn gọi là các nút mạng) cùng nhau duy trì một “sổ cái” kỹ thuật số ghi lại mọi giao dịch. Tiền điện tử và mã thông báo trên Blockchain hoạt động như các hình thức tài sản tài chính mới (chuỗi liên khối), trở thành những hình thức tài sản tài chính mới đầy tiềm năng. Điển hình có thể kể đến Bitcoin, Ethereum, Stablecoin. Dù còn nhiều vấn đề song tại một số quốc gia, tài sản mã hóa đã được chấp nhận là tài sản bảo đảm ngân hàng.

Thị trường tiền điện tử của Việt Nam có nhiều tiềm năng và người dân dành rất nhiều sự quan tâm cho thị trường này khi có gần 17 triệu người Việt Nam nắm giữ tài sản kỹ thuật số (tính đến năm 2024), với giá trị thị trường trên 100 tỉ USD. Việt Nam đứng thứ 5 toàn cầu về sự quan tâm đến tiền điện tử và thứ 3 về việc sử dụng sàn giao dịch, cho thấy nhu cầu trong nước là vô cùng mạnh mẽ. Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng khuôn khổ tiền điện tử. Các dự thảo luật hiện định nghĩa "tài sản kỹ thuật số" và trung tâm tài chính - nơi giao dịch tiền điện tử được cấp phép hoạt động (mục tiêu khoảng tháng 7/2026). Để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho loại hình này, Việt Nam có thể tận dụng các kinh nghiệm quốc tế như: Xây dựng bộ luật rõ ràng về tiền điện tử; thực hiện các quy tắc cấp phép và lưu ký, khuyến khích mã hóa (trái phiếu kỹ thuật số) tại trung tâm tài chính sẽ hình thành tới đây.

Tuy nhiên, bất kỳ khuôn khổ pháp lý nào cho tài sản kỹ thuật số ở Việt Nam cũng phải hướng tới mục tiêu kép, vừa tạo điều kiện cho sự đổi mới và thu hút đầu tư, vừa bảo đảm an toàn cho hệ thống tài chính. Để xây dựng một khung pháp lý hiệu quả cho tài sản kỹ thuật số, Việt Nam cần đồng thời giải quyết các vấn đề về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố (AML/CFT) cũng như các chính sách thuế, trong đó, có thể nghiên cứu mức thuế 0,1% đối với tiền điện tử. Đồng thời, các cơ quan quản lý có thể khuyến khích sự đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư, bằng cách yêu cầu tính minh bạch của tài sản thế chấp và giám sát chặt chẽ tỉ lệ cho vay trên giá trị tài sản, nhằm bảo vệ sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

Như vậy, tài sản kỹ thuật số cung cấp các hình thức thế chấp mới nhưng đi kèm với những thách thức pháp lý/kỹ thuật mới. Đặc biệt, khi mở cửa trung tâm tài chính của mình cho tiền điện tử, Việt Nam có thể áp dụng các thông lệ tốt nhất (như pháp luật thế chấp rõ ràng, có cơ chế kiểm soát rủi ro chặt chẽ) để khai thác xu hướng này một cách an toàn. Các ngân hàng nên định giá tài sản thế chấp tiền điện tử biến động ra sao, xem cần có những thay đổi pháp lý nào (quyền sở hữu, hồ sơ chứng khoán) để quản lý quyền lưu ký và rủi ro mạng…

TS. Lê Thị Giang - Giảng viên chính Trường Đại học Luật Hà Nội: Thừa nhận tài sản số và tín chỉ carbon là tài sản bảo đảm sẽ mang lại nhiều lợi ích

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon
TS. Lê Thị Giang - Giảng viên chính Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng việc thừa nhận tài sản số và tín chỉ carbon là tài sản bảo đảm sẽ mang lại nhiều lợi ích

Tài sản số được hiểu là sản phẩm công nghệ số được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực quyền sở hữu bằng Blockchain mà con người có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan. Tài sản số không cần hình thức vật lý, tồn tại trên Blockchain, điện toán đám mây, cơ sở dữ liệu; có thể chia nhỏ, lập trình, giao dịch toàn cầu, chống làm giả. Đây là động lực tăng trưởng kinh tế trong kỷ nguyên số hóa. Hiện nay, khung pháp lý cho tài sản số vẫn đang trong quá trình xây dựng. Đáng chú ý, Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số đã bước đầu xác lập khái niệm tài sản số và quyền sở hữu với tài sản này. Đây là bước đi quan trọng mở đường cho việc xác lập và giao dịch bảo đảm đối với tài sản số trong tương lai. Còn tín chỉ carbon là loại tài sản gắn với xu hướng chuyển đổi xanh và được quan tâm ngày càng nhiều trong lĩnh vực tài chính. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 xác định, tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch, thể hiện quyền phát thải một tấn CO₂ hoặc tương đương. Tín chỉ này thường được tạo ra từ các dự án giảm phát thải như trồng rừng, sử dụng năng lượng tái tạo hoặc cải tiến công nghệ. Trên thực tế, tín chỉ carbon đang dần trở thành công cụ tài chính hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi mô hình phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc xác lập giao dịch bảo đảm đối với tín chỉ carbon vẫn chưa có quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam.

Chính vì vậy, nếu coi tài sản số, tín chỉ carbon là tài sản bảo đảm ngân hàng, ngân hàng sẽ e ngại bởi khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào phải dựa trên cơ sở pháp lý được quy định rõ ràng. Hiện chưa có quy định pháp luật nào chỉ ra, ngoài các tài sản bảo đảm thông thường, truyền thống thì tín chỉ carbon, tài sản số có thể coi là tài sản bảo đảm.

Dù chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh, song một số quy định hiện hành đã manh nha định hướng cho việc này. Tại Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ hướng dẫn Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định: Tài sản bảo đảm bao gồm tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai trừ tài sản đang bị cấm mua, bán, cấm chuyển nhượng, cấm chuyển giao. Vì vậy hoàn toàn có thể khẳng định, Luật đã quy định rất rộng về tài sản bảo đảm. Nếu đối chiếu với quy định này, có thể thấy Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã trực tiếp đề cập đến tín chỉ carbon. Hiện nay, tại Việt Nam, hoạt động giao dịch tín chỉ carbon đang ngày càng phổ biến và không bị cấm mua bán, chuyển nhượng. Do đó, có thể hiểu rằng việc nhận bảo đảm bằng tài sản là tín chỉ carbon là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, việc triển khai trên thực tế lại là một bài toán vô cùng khó đối với các ngân hàng. Đối với tài sản bảo đảm truyền thống như đất đai, nhà ở, các ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm, nghiệp vụ xử lý, thì với tín chỉ carbon còn là một loại tài sản rất mới mẻ, do đó, việc chấp nhận tín chỉ carbon như tài sản bảo đảm là thách thức không nhỏ đối với những ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực này.

Theo TS. Lê Thị Giang, sự hiện diện của tài sản số và tín chỉ carbon là thực sự cần thiết đối với đời sống. Trước hết, cần xác lập rõ ràng địa vị pháp lý của tài sản số và tín chỉ carbon, coi đây là loại hình tài sản trong Bộ luật Dân sự. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để hai loại tài sản này có thể sử dụng làm tài sản bảo đảm trong các giao dịch tài chính.

PGS.,TS. Nguyễn Đình Thọ - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách nông nghiệp và môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Việt Nam đã có ví dụ coi tín chỉ carbon là tài sản bảo đảm

PGS.,TS. Nguyễn Đình Thọ - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách nông nghiệp và môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường
PGS.,TS. Nguyễn Đình Thọ - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách nông nghiệp và môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.,TS. Nguyễn Đình Thọ - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách nông nghiệp và môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, theo Bộ luật Dân sự, tài sản số hay tín chỉ carbon đều có quyền tài sản. Về lo ngại vấn đề mất giá, PGS.,TS. Nguyễn Đình Thọ cho rằng, không chỉ tài sản số hay tín chỉ carbon, mà ngay cả vàng, USD, bất động sản... cũng có thể mất giá. Bên cạnh đó, khi sử dụng tài sản làm bảo đảm, Nhà nước không có nghĩa vụ xác định giá trị tài sản. Do đó, mong muốn Nhà nước ban hành quy trình định giá các loại tài sản này để giảm thiểu rủi ro là không thực sự cần thiết.

Tín chỉ carbon đã được khẳng định địa vị pháp lý trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Hiện nay, Chính phủ đang triển khai lộ trình thí điểm xây dựng thị trường tín chỉ carbon. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định yêu cầu 2.166 doanh nghiệp thực hiện kiểm kê và báo cáo phát thải khí nhà kính, với thời hạn hoàn thành trước ngày 31/3/2025. Trên cơ sở các báo cáo này, Chính phủ sẽ tiến hành phân bổ hạn ngạch phát thải, đồng thời xác định phần hạn ngạch có thể giao dịch.

Có thể thấy, hệ thống pháp luật Việt Nam đã bước đầu khẳng định tín chỉ carbon trong tương lai sẽ là một loại tài sản có thể giao dịch và biến động về giá trị. Thực tế, Việt Nam đang tiến tới sử dụng tín chỉ carbon như một tài sản bảo đảm. Một minh chứng rõ ràng là thỏa thuận giữa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) về việc WB cam kết mua tín chỉ carbon với mức giá 5 USD mỗi tín chỉ. Năm 2023, Việt Nam đã thu về 10,5 triệu tín chỉ carbon, đem lại khoản thu 51,5 triệu USD. Điều này cho thấy tín chỉ carbon đang đem lại nhiều giá trị thiết thực cho Việt Nam, nhất là trong việc phát triển các dự án hạ tầng.

Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI: "Câu chuyện không chỉ đơn giản, không cấm là xong!"

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon
Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng vấn đề về các loại tài sản bảo đảm mới như tài sản số, tín chỉ carbon là một vấn đề mới và quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng trong tương lai

Vấn đề về các loại tài sản bảo đảm mới như tài sản số, tín chỉ carbon là một vấn đề mới, vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng trong tương lai. Hiện nay, chưa có luật nào ở Việt Nam cấm giao dịch, sở hữu hay lấy tiền ảo, tài sản số là tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, "câu chuyện không chỉ đơn giản, không cấm là xong" - Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI chia sẻ tại Hội thảo.

Luật sư Trương Thanh Đức nhấn mạnh: Theo pháp luật dân sự, tài sản bảo đảm được hiểu là tài sản hiện hữu hoặc sẽ hình thành trong tương lai; trong khi các luật về tài chính, kế toán có sự phân định giữa tài sản hữu hình và vô hình. Tín chỉ carbon thuộc quyền sở hữu của chủ thể và không bị cấm mua, bán. Theo nguyên tắc, để được công nhận là tài sản bảo đảm, tài sản cần đáp ứng hai điều kiện là có quyền sở hữu và không bị cấm giao dịch.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là mục đích của việc nhận tài sản bảo đảm nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro, trong khi tài sản số và tín chỉ carbon lại tiềm ẩn nhiều biến động về giá trị. Đây chính là điểm gây khó khăn cho các ngân hàng. Ngoài rủi ro về giá, việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ cho vay, sụt giảm giá trị tài sản... cũng sẽ phát sinh nhiều vướng mắc và phức tạp trong thực tiễn.

Ông Đỗ Giang Nam - Thành viên Hội đồng thành viên Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC): Tín chỉ carbon là tài sản bảo đảm tiềm năng

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon
Ông Đỗ Giang Nam - Thành viên Hội đồng thành viên VAMC cho rằng tín chỉ carbon là tài sản đảm bảo tiềm năng

Đứng từ góc độ của VAMC, ông Đỗ Giang Nam - Thành viên Hội đồng thành viên VAMC cho biết: Nguyên tắc nhận tài sản bảo đảm gồm hai điều kiện. Thứ nhất, về hành lang pháp lý, hiện nay tài sản số và thị trường tín chỉ carbon đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để được chính thức thừa nhận là đối tượng của tài sản bảo đảm. Khi hành lang pháp lý hoàn thiện, đây sẽ là điều kiện cần. Thứ hai, điều kiện đủ là việc ngân hàng có nhận các loại tài sản này làm tài sản bảo đảm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là khả năng quản lý và xử lý những tài sản đó khi rủi ro xảy ra đối với khách hàng vay vốn.

Tín chỉ carbon được coi là một loại tài sản số nhưng mang tính đặc thù. Tín chỉ này phát sinh từ các dự án nhằm mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Thông thường, chủ sở hữu tín chỉ carbon có thể thế chấp chúng để vay vốn ngân hàng, đặc biệt trong trường hợp đầu cơ - khi họ kỳ vọng tín chỉ tăng giá hoặc chưa tìm được đối tác mua bán, tương tự như cách thức thế chấp các tài sản khác. Tín chỉ carbon không chỉ đóng vai trò thúc đẩy tín dụng xanh và phát triển thị trường tài chính xanh, mà còn được kỳ vọng gia tăng giá trị thương mại trong tương lai. Dưới góc độ ngân hàng, đây là loại tài sản bảo đảm tiềm năng nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quản lý rủi ro trong hoạt động.

Việt Nam đang hướng tới mục tiêu hình thành thị trường giao dịch tín chỉ carbon tương đối đầy đủ vào năm 2028. Tuy nhiên, để thực hiện các giao dịch tín chỉ carbon, cần phải cân nhắc kỹ các yếu tố, nhất là biến động giá cả, do giá tín chỉ phụ thuộc vào cung - cầu thị trường. Trong bối cảnh hiện nay, nhiều chủ đầu tư đang có xu hướng đầu tư nâng cấp công nghệ để giảm lượng khí thải thay vì mua tín chỉ carbon, điều này tác động đến nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, giá trị tín chỉ còn phụ thuộc vào chất lượng tín chỉ, yếu tố nằm ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng. Vì vậy, nếu ngân hàng nhận tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm, cần có sự đánh giá hết sức thận trọng về giá trị, độ uy tín, chất lượng chứng chỉ cũng như phương thức quản lý tín chỉ carbon.

Tiến sĩ Vũ Thị Vân Anh - Trưởng phòng Cao cấp Khối ESG - KPMG Việt Nam: Việc quản lý, giám sát các loại tài sản mới là rất quan trọng

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon
Tiến sĩ Vũ Thị Vân Anh - Trưởng phòng Cao cấp Khối ESG - KPMG Việt Nam cho rằng việc quản lý, giám sát các loại tài sản mới là rất quan trọng

Đối với KPMG, từ khía cạnh góc nhìn của một doanh nghiệp kiểm toán và tư vấn, TS. Vũ Thị Vân Anh - Trưởng phòng Cao cấp Khối ESG - KPMG Việt Nam nhận thấy rằng, xu hướng hiện nay của các tài sản phi chính thức như tài sản xanh, tài sản số đang đặt các doanh nghiệp cũng như tổ chức liên quan trong một tình huống mà phải đặt ra những quy định, thực hành chưa có tiền lệ. Chính vì vậy, sự phối - kết hợp trong quá trình quản lý và giám sát đối với các tài sản phi chính thức, đặc biệt là tài sản số rất quan trọng; TS. Vũ Thị Vân Anh cũng cho biết, EU là một trong những khu vực tốt nhất hiện tại liên quan đến thị trường tài sản số, tài sản xanh để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời cũng là một ví dụ điển hình để Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm trong việc phát triển các loại hình tài sản bảo đảm mới như tài sản số và tín chỉ carbon.

Ông Nguyễn Kim Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Kim Nam: Doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến giải pháp thay vì thể chế

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon
Ông Nguyễn Kim Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Kim Nam cho biết, doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến giải pháp thay vì thể chế

Ông Nguyễn Kim Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Kim Nam cho rằng, bên cạnh những vấn về thể chế, các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến giải pháp thực tiễn trong việc sử dụng tài sản số. Thực tế, mặc dù Việt Nam chưa hoàn thiện khung pháp lý, nhưng vẫn nằm trong nhóm các quốc gia có tỉ lệ đầu tư và nắm giữ tài sản số cao trên thế giới. Ông Nguyễn Kim Hùng đặt vấn đề: Nếu chưa có giải pháp cụ thể, làm thế nào để đánh giá giá trị tài sản số khi mà giá trị của chúng biến động liên tục chỉ trong vài giờ? Liệu đã có công ty kiểm toán nào đứng ra giám định và cấp chứng thư định giá tài sản số hay chưa? Nếu doanh nghiệp không có chứng thư định giá thì tài sản số thì loại tài sản này khó có ý nghĩa thực tế trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, ông nhấn mạnh rằng, Chính phủ cần đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng giải pháp, thay vì để các tổ chức riêng lẻ tự thực hiện.

Liên quan đến trách nhiệm quản lý, một số ý kiến hiện nay đang thiên về giao Bộ Tài chính phụ trách, tuy nhiên, theo ông Nguyễn Kim Hùng, Bộ Tài chính không phải là cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về tài sản số. Thay vào đó, Bộ Khoa học và Công nghệ mới thực sự là đơn vị được giao nhiệm vụ chính theo Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ông cũng nêu thêm một số bài toán thực tiễn: Một doanh nghiệp cung cấp phần mềm có thể được hạch toán tài sản hay không? Các loại tài sản số như sở hữu trí tuệ, thương hiệu doanh nghiệp có thể quy đổi ra tiền để ghi nhận trên sổ sách hay không? Đây là những vấn đề chưa có lời giải rõ ràng, khiến cho hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn khi xem xét tài sản bảo đảm.

Về khả năng sử dụng tài sản số làm tài sản bảo đảm, ông Nguyễn Kim Hùng đánh giá là hoàn toàn khả thi. "Trên thế giới, công nghệ số, Big Data, mã nguồn mở đang phát triển rất mạnh mẽ. Nếu chúng ta giảm bớt sự can thiệp hành chính và dựa nhiều hơn vào công nghệ, thị trường sẽ tự minh bạch hóa" - ông Nguyễn Kim Hùng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn còn nhiều băn khoăn xoay quanh quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản số. Một số quốc gia đã rất thành công trong việc nhượng quyền tài sản phi vật chất như thương hiệu, bằng sáng chế... nhưng ở Việt Nam, việc phân định bao giờ có quyền sở hữu hay bao giờ có quyền sử dụng tài sản số vẫn còn chưa rõ ràng. Ông Nguyễn Kim Hùng đưa ví dụ, nếu một doanh nghiệp bán cổ phần và chỉ nhận được 80% giá trị thanh toán, còn 20% bị chậm trễ hoặc không thanh toán, thì quyền đòi lại cổ phần như thế nào? Với tài sản số, vấn đề này còn xảy ra nhanh hơn và rủi ro lớn hơn. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp rất mong muốn các cơ quan quản lý làm rõ những quy định liên quan để bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.

Quỳnh Trang - Ảnh: Hoàng Giáp

Tin bài khác

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Sửa quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Sửa quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.
Giải pháp cho quyền tiếp cận đất đai của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Giải pháp cho quyền tiếp cận đất đai của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Quyền tiếp cận đất đai của các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế và hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, quá trình này vẫn gặp phải nhiều bất cập do những hạn chế về pháp lý, thủ tục hành chính phức tạp, thời hạn sử dụng đất ngắn và thiếu sự minh bạch trong quản lý đất đai. Các rào cản này không chỉ làm giảm sức hút của môi trường đầu tư Việt Nam mà còn cản trở sự phát triển bền vững của các dự án FDI. Để nâng cao hiệu quả quyền tiếp cận đất đai của các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp...
Vận dụng “Binh pháp Tôn Tử” vào trong hoạt động của ngân hàng trung ương

Vận dụng “Binh pháp Tôn Tử” vào trong hoạt động của ngân hàng trung ương

Chính sách tiền tệ đòi hỏi sự linh hoạt và sự kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau, tương tự như nghệ thuật chiến tranh được mô tả trong chuyên luận nổi tiếng của Tôn Tử. Các ngân hàng trung ương (NHTW) có thể học được điều gì đó từ một chiến lược gia người Trung Quốc sống cách đây hơn 2.500 năm. Bài viết giới thiệu sáu nguyên tắc chiến lược được vận dụng tư tưởng của Tôn Tử dành cho các NHTW, được đề xuất bởi Giáo sư Kristin Forbes - Trường Quản lý Sloan thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), nhằm qua đó, giúp họ quản lý hiệu quả các khủng hoảng và duy trì sự ổn định kinh tế.
Xem thêm
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc