Hoàn thiện quy định pháp luật về thi hành án dân sự đối với cổ phần là tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng

Chính sách
Để đảm bảo quyền thu hồi nợ, các tổ chức tín dụng (TCTD) quy định khoản vay phải có tài sản bảo đảm (TSBĐ).
aa

Tóm tắt: Để đảm bảo quyền thu hồi nợ, các tổ chức tín dụng (TCTD) quy định khoản vay phải có tài sản bảo đảm (TSBĐ). Đối với doanh nghiệp, TSBĐ cho khoản vay khá đa dạng, trong đó cổ phần cũng được xác định là một loại TSBĐ. Tuy nhiên, hiện nay, việc thi hành án cổ phần còn nhiều hạn chế, vướng mắc do pháp luật hiện hành thiếu vắng các quy định cụ thể. Bài viết tập trung phân tích vấn đề thi hành án cổ phần là đối tượng trong giao dịch bảo đảm thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự. Cổ phần, cổ phiếu dưới góc độ chứng khoán được điều chỉnh bởi quy định về giao dịch chứng khoán không thuộc phạm vi nghiên cứu của bài viết này.

Từ khóa: Thi hành án cổ phần, cổ phần và cổ phiếu, giao dịch bảo đảm.


IMPROVING LEGAL REGULATIONS ON ENFORCEMENT OF CIVIL JUDGMENTS FOR SHARES
AS COLLATERAL AT CREDIT INSTITUTIONS

Abstract: In order to ensure the right to debt colletion, the credit institutions (CIs) require loans to have collateral. For businesses, collateral for loans is quite perse, in which “shares” are also identified as a type of collateral. However, at present, the judgments enforcement related to “shares” still has many limitations and obstacles due to the absence of specific provisions in the current law. The article focuses on analyzing the issue of enforcement of shares as the subject of secured transactions within the scope of civil law. Shares, stocks under the perspective of securities are governed by regulations on securities trading that are not within the scope of this article's research.

Keywords: Execution of share judgments, shares and stocks, secured transactions


1. Cổ phần là tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành

Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã định nghĩa về cổ phần và cổ phiếu, tuy nhiên, trong quan hệ giao dịch bảo đảm vẫn tồn tại nhầm lẫn trong việc xác định TSBĐ là cổ phần hay cổ phiếu. Khoản 1 Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Như vậy, dưới góc độ pháp luật dân sự về giao dịch bảo đảm thì cổ phiếu là giấy tờ có giá xác nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần mà tự thân nó không làm phát sinh các nhóm quyền đối với công ty (biểu quyết, nhận cổ tức…) cho cổ đông. “Xét về bản chất, cổ phần mới là đối tượng thực của giao dịch bảo đảm, chứ không phải cổ phiếu”.
1

Trong khi đó, cổ phần là phần vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành các phần bằng nhau và là căn cứ về việc góp vốn của các thành viên trong công ty cổ phần. Giá trị cổ phần được thể hiện bằng cổ phiếu. Căn cứ Điều 105, Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) thì cổ phần là một quyền tài sản và là đối tượng trong các giao dịch bảo đảm.



Để đảm bảo quyền thu hồi nợ, các tổ chức tín dụng quy định khoản vay phải có tài sản bảo đảm
(
Nguồn ảnh: Internet)


Việc thế chấp cổ phần để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tuy không được quy định trực tiếp trong BLDS nhưng với bản chất là một loại quyền tài sản, cổ phần được coi là đối tượng trong giao dịch bảo đảm theo quy định tại Điều 295 BLDS 2015 (điều kiện để tài sản được sử dụng làm tài sản bảo đảm theo pháp luật dân sự là tài sản phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và phải xác định được). Do đó, khách hàng có thể dùng cổ phần thuộc sở hữu để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vay tại TCTD. Trong quan hệ thế chấp, khách hàng không cần chuyển giao cổ phần cho bên nhận thế chấp. Cổ phần sẽ thuộc quyền sở hữu của khách hàng và khách hàng vẫn có các quyền và nghĩa vụ trong công ty cổ phần đó theo quy định tại Điều 317 BLDS.

Trình tự, thủ tục thế chấp cổ phần tuân thủ quy định chung của giao dịch bảo đảm và quy định nội bộ của TCTD. Khi kí kết hợp đồng thế chấp, bên thế chấp bàn giao sổ chứng nhận sở hữu cổ phần (bản gốc) hoặc tài liệu khác chứng minh sở hữu cổ phần cho TCTD. Khi có yêu cầu, các bên có thể đăng kí giao dịch bảo đảm đối với hợp đồng thế chấp cổ phần như các tài sản thông thường theo quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTP ngày 20/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và văn bản hướng dẫn liên quan. Trong văn bản đăng kí thế chấp sẽ ghi nhận tài sản thế chấp là cổ phần với mệnh giá, người sở hữu, thời gian phát hành…). Tại thời điểm đăng kí giao dịch bảo đảm, sẽ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba, do đó TCTD thường thực hiện đầy đủ các thủ tục này nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp khi có xung đột.

2. Khó khăn, vướng mắc khi thi hành án tài sản bảo đảm là cổ phần

Trong quá trình xác lập quan hệ tín dụng, giữa TCTD và khách hàng hoặc bên thế chấp sẽ thỏa thuận về TSBĐ và phương thức xử lí TSBĐ như bán đấu giá tài sản; bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm hoặc phương thức khác (Điều 303 BLDS). Tuy nhiên, phương thức xử lí nêu trên chỉ thực hiện được khi bên thế chấp phối hợp với TCTD để xử lí hoặc bàn giao cho TCTD xử lí. Trường hợp khách hàng hoặc bên thế chấp không phối hợp, TCTD phải khởi kiện khách ra Tòa án có thẩm quyền để thu hồi nợ, khi đó việc xử lí cổ phần sẽ theo thủ tục thi hành án. Tuy nhiên, trong quá trình thi hành bản án có tài sản là cổ phần sẽ phát sinh những vấn đề như sau:

2.1. Vướng mắc trong quá trình cơ quan thi hành án xác minh hiện trạng và cưỡng chế, kê biên tài sản bảo đảm là cổ phần

Theo quy trình thi hành án, việc xác minh hiện trạng tài sản là thủ tục bắt buộc trước khi cơ quan thi hành án kê biên, cưỡng chế tài sản. Tuy nhiên, Chấp hành viên gặp khó khăn, lúng túng trong quá trình xác minh và kê biên, cưỡng chế đối với tài sản là cổ phần do quy định pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể đối với tài sản này.

Thứ nhất, Chấp hành viên chỉ xác định được số cổ phiếu ghi nhận giá trị cổ phần hoặc trình trạng doanh nghiệp còn hoạt động hay dừng hoạt động mà chưa có hướng dẫn đặc thù về trình tự, thủ tục và nội dung cần đảm bảo trong quá trình xác minh hiện trạng cổ phần, cổ phiếu. Trong khi đó, giữa cổ phiếu đã niêm yết và chưa niêm yết cũng có tính chất khác biệt nên cần thiết phải có quy định cụ thể đối với tài sản đặc thù như cổ phần.

Thứ hai, sau khi xác minh hiện trạng tài sản, việc xác định có đủ điều kiện hay chưa có điều kiện thi hành án đối với cổ phần cũng chưa có hướng dẫn cụ thể. Bên cạnh đó, để đảm bảo việc xác minh hiện trạng tài sản thi hành án khách quan, chính xác, cơ quan thi hành án được mời các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tham gia vào quá trình xác minh. Đối với việc xác minh điều kiện thi hành án đối với cổ phần, do chưa có quy định hướng dẫn cụ thể việc tham vấn ý kiến của cá nhân, tổ chức chuyên môn trong lĩnh vực này nên việc triển khai trên thực tế gặp khó khăn, thậm chí việc Chấp hành viên trưng cầu/mời chuyên gia tham gia rất hạn chế hoặc không có.

Thứ ba, việc kê biên tài sản là cổ phần cũng phát sinh khó khăn, lúng túng trên thực tế bởi cổ phần là phần vốn điều lệ của công ty được chia thành các phần bằng nhau nên tự thân “cổ phần” không phải là tài sản hữu hình để Chấp hành viên có thể kiểm kê, lập danh sách. Thực tế, Chấp hành viên chủ yếu chỉ kê biên được về mặt hình thức số cổ phiếu ghi nhận quyền sở hữu bao nhiêu cổ phần của thành viên góp vốn trong sổ cổ đông hoặc hình thức khác. Trong khi đó, có nhiều doanh nghiệp đã phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể tại thời điểm thi hành án nên Chấp hành viên không liên lạc được với người đại diện hoặc không thu thập đầy đủ hồ sơ, sổ sách doanh nghiệp. Đồng thời, giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp vào thời điểm xử lí đã nhỏ hơn rất nhiều so với số vốn được ghi trong giấy phép đăng kí kinh doanh.

2.2. Vướng mắc trong việc thẩm định giá và bán đấu giá tài sản cổ phần

2.2.1. Đối với việc thẩm định giá tài sản

Pháp luật hiện hành chưa có quy định đặc thù về thẩm định giá cổ phần nên việc thẩm định giá cổ phần căn cứ theo quy định chung. Khác với cổ phần được công ty cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán đã có giá mua, bán cụ thể, cổ phần chưa niêm yết khi thi hành án sẽ phải thẩm định giá như một loại tài sản trong giao dịch dân sự. Cổ phần với bản chất là quyền tài sản hay là quyền đối với tài sản của công ty của mỗi thành viên góp vốn, mệnh giá cổ phần phải được xác định căn cứ vào giá trị tài sản của công ty tại thời điểm thi hành án.

Pháp luật hiện hành quy định về thẩm định giá trị doanh nghiệp với các phương pháp thẩm định, hồ sơ thẩm định gồm hồ sơ pháp lí doanh nghiệp, hồ sơ tài sản, hồ sơ tài chính, kế hoạch kinh doanh…Tuy nhiên, đối với việc thẩm định giá trị doanh nghiệp để xác định mệnh giá cổ phần tại giai đoạn thi hành án, thông thường công ty đã không còn phối hợp cung cấp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của công ty thẩm định giá. Bên cạnh đó, giá trị của doanh nghiệp được xác định bởi các yếu tố như tài sản, khoản nợ phải trả ngắn hạn, dài hạn… nên việc thẩm định toàn bộ giá trị của doanh nghiệp trên thực tế gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, có trường hợp sau khi thẩm định, mệnh giá cổ phiếu chỉ bằng 0 hoặc âm nhưng cơ quan thi hành án vẫn phải tiến hành bán đấu giá là không phù hợp. Vì vậy, đối với doanh nghiệp đã phá sản, đang làm thủ tục giải thể hoặc dừng hoạt động, pháp luật hiện hành cần có quy định riêng trong việc thẩm định giá cổ phần của công ty này nhằm tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thi hành án.

Đối với cổ phần sau khi thẩm định giá có giá trị bằng 0 hoặc giá trị âm, văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa quy định về việc xử lí đối với tài sản này. Việc xác định giá trị cổ phiếu bằng 0 hoặc âm phụ thuộc vào phương pháp thẩm định giá nhưng cách thức để xử lí cổ phần khi đã âm hoặc bằng 0 đảm bảo quyền lợi của người được thi hành án thì chưa được hướng dẫn. Dưới góc độ TCTD, khi giá trị thẩm định cổ phần bằng 0 hoặc âm sẽ không đảm bảo hiệu quả thu hồi nợ nên TCTD sẽ đề nghị cơ quan thi hành án chưa/không tổ chức bán đấu giá do chưa đủ điều kiện thi hành án. Điều này có thể dẫn đến khiếu nại hoặc tranh chấp trong trường hợp cơ quan thi hành án vẫn tổ chức bán đấu giá mặc dù mệnh giá cổ phần đã về âm hoặc bằng 0.

2.2.2. Đối với việc bán đấu giá cổ phần giá trị bằng 0 hoặc âm

Cũng như đối với thẩm định giá cổ phần, pháp luật hiện hành còn thiếu vắng các quy định hướng dẫn về bán đấu giá cổ phần giá trị bằng 0 hoặc âm. Việc bán đấu giá cổ phần giá trị âm hay không đều phát sinh vướng mắc như:

Từ góc độ của TCTD, việc bán đấu giá cổ phần giá trị âm không đảm bảo hiệu quả thu hồi nợ xấu như: Việc tổ chức bán đấu giá vẫn phát sinh thêm thời gian, chi phí (lựa chọn tổ chức bán đấu giá, phí dịch vụ đấu giá, …) nhưng không có người tham gia bán đấu giá hoặc kết quả bán đấu giá tài sản thấp hơn chi phí cưỡng chế thi hành án. Theo quy định tại khoản 3 Điều 104 Luật Thi hành án dân sự, giá trị cổ phần sau khi thẩm định thấp hơn chi phí cưỡng chế thi hành án là không đủ điều kiện để xử lí, dẫn đến việc vẫn tổ chức bán đấu giá đối với cổ phần âm là không phù hợp.

Từ góc độ cơ quan thi hành án, việc chưa thực hiện đấu giá tài sản cổ phần giá trị âm với lí do chưa đủ điều kiện thi hành án là không phù hợp do cơ quan thi hành án đã hoàn tất thủ tục xác minh điều kiện thi hành án trước khi tiến hành thẩm định, đấu giá tài sản. Mặt khác, việc tạm dừng tổ chức đấu giá phải có cơ sở theo quy định về hoãn thi hành án nên không có cơ sở chấp thuận yêu cầu của TCTD. Điều này dẫn tới việc các bên không thống nhất quan điểm xử lí, ảnh hưởng tiến độ thi hành án.

Ngoài ra, trường hợp bán đấu giá thành công thì việc chuyển nhượng cổ phần/vốn góp cho người trúng đấu giá cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục do đa phần cổ phần này chưa niêm yết nên không áp dụng quy định về giao dịch chứng khoán.

Vì vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần sửa đổi văn bản hướng dẫn theo hướng không tổ chức bán đấu giá tài sản cổ phần giá trị âm nhằm hạn chế phát sinh chi phí, thủ tục và đảm bảo hiệu quả thi hành án. Trường hợp, giá trị cổ phiếu tăng lên và lớn hơn hoặc bằng chi phí cưỡng chế, cơ quan thi hành án tiến hành bán đấu giá theo quy định. Đồng thời, bên cạnh quy định nội bộ ngành, cần thiết phải ban hành các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật để thống nhất cách hiểu và thi hành án đối với cổ phần là loại tài sản đặc thù.

2.3. Vướng mắc liên quan đến chi phí thi hành án

Về chi phí khi thi hành án cổ phần giá trị âm, tại văn bản của Tổng cục Thi hành án dân sự hướng dẫn “nguồn kinh phí chi trả cưỡng chế trong trường hợp không có người đăng kí mua cổ phần giá trị âm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ”. Theo đó, người phải thi hành án phải nộp chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc được khấu trừ vào tiền thu được, tiền bán đấu giá tài sản kê biên (Điều 73 Luật Thi hành án dân sự).

Tuy vậy, thực tế việc thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án cổ phần âm phát sinh khó khăn như người phải thi hành án thường không nộp tiền cưỡng chế thi hành án nên chi phí được trừ sau khi xử lí xong tài sản. Trường hợp, cổ phần là tài sản duy nhất của doanh nghiệp hoặc có tài sản khác nhưng không đủ xử lí thì việc thanh toán chi phí là không thực hiện được. Như vậy, để hạn chế kể từ giai đoạn xác minh điều kiện thi hành án, nếu cơ quan thi hành án xác định doanh nghiệp đã dừng hoạt động, phá sản hoặc đã giải thể thì cần xác định là chưa đủ điều kiện thi hành án để không phát sinh các thủ tục và chi phí cho các giai đoạn sau như kê biên, thẩm định, bán đấu giá tài sản.

3. Một số kiến nghị hoàn thiện

Như vậy, hiện nay, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam còn thiếu các quy định cụ thể về việc thi hành án đối với cổ phần nói chung và cổ phần giá trị âm nói riêng. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xử lí của các Chấp hành viên mà còn dẫn đến phát sinh các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện giữa các bên liên quan đến việc thi hành Bản án có tài sản bảo đảm là cổ phần. Sau cùng, từ việc thiếu các quy định mang tính chất hướng dẫn, giải thích quá trình thi hành án dẫn đến Chấp hành viên thiếu công cụ pháp luật, trở thành rào cản kéo dài tiến độ thi hành án cũng như gia tăng nợ xấu khó xử lí. Do đó, để góp phần hạn chế vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật về thi hành án đối với cổ phần, nhất là cổ phần giá trị âm hoặc bằng 0, tác giả đề xuất các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể về thi hành án cổ phần, trong đó lưu ý một số nội dung gồm:

Thứ nhất, quy định pháp luật cần phản ánh được sự khác nhau giữa cổ phần trong công ty cổ phần chưa niêm yết với cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán trong quá trình thi hành án.

Thứ hai, cổ phần là tài sản bảo đảm cho doanh nghiệp theo pháp luật dân sự là tài sản đặc thù nên quy trình thi hành án đối với tài sản này phải được hướng dẫn đầy đủ qua các giai đoạn như xác minh, cưỡng chế, kê biên, thẩm định giá, bán đấu giá và chuyển nhượng phần vốn góp...

Thứ ba, đối với giá trị cổ phần âm hoặc bằng 0, pháp luật nên quy định thuộc trường hợp không đủ điều kiện thi hành án theo khoản 3 Điều 104 Luật Thi hành án dân sự. Trường hợp, sau đó giá trị cổ phiếu tăng lên và lớn hơn chi phí cưỡng chế, người được thi hành án vẫn có quyền yêu cầu tiếp tục xử lí tài sản bảo đảm theo quy định.


1 Bùi Đức Giang, Nhận tài sản bảo đảm là phần vốn góp cổ phần từ quy định pháp luật đến thực tiễn, http://tapchinganhang.gov.vn, truy cập ngày 05/12/2022

Tài liệu tham khảo:

1. Bùi Đức Giang, Nhận tài sản bảo đảm là phần vốn góp cổ phần từ quy định pháp luật đến thực tiễn,
http://tapchinganhang.gov.vn, truy cập ngày 23/11/2023.
2. Bộ luật Dân sự năm 2015 (các Điều 105,115, 295, 303, 307).
3. Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi năm 2014.
4. Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

ThS. Trần Thị Thủy
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Sửa quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Sửa quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.
Giải pháp cho quyền tiếp cận đất đai của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Giải pháp cho quyền tiếp cận đất đai của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Quyền tiếp cận đất đai của các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế và hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, quá trình này vẫn gặp phải nhiều bất cập do những hạn chế về pháp lý, thủ tục hành chính phức tạp, thời hạn sử dụng đất ngắn và thiếu sự minh bạch trong quản lý đất đai. Các rào cản này không chỉ làm giảm sức hút của môi trường đầu tư Việt Nam mà còn cản trở sự phát triển bền vững của các dự án FDI. Để nâng cao hiệu quả quyền tiếp cận đất đai của các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp...
Xem thêm
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc