Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Sự kiện
Trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
aa
Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Nhận lời mời của Tôi và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025, trong năm nhân dân hai nước hân hoan chào mừng kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (ngày 18/01/1950 - 18/01/2025) và Năm giao lưu nhân văn Việt - Trung.

Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ tư của đồng chí Tập Cận Bình kể từ khi đảm nhiệm trọng trách Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc, cũng là chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Đồng chí trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Là Nhà Lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thăm Việt Nam nhiều nhất trong lịch sử, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình là người đồng chí chân thành, người bạn lớn thân thiết của Việt Nam. Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam nhiệt liệt chào mừng và tin tưởng chuyến thăm nhất định sẽ thành công tốt đẹp, góp phần to lớn, quan trọng phát huy mạnh mẽ truyền thống hữu nghị, mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ Việt - Trung.

I- Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: Lịch sử hữu nghị bền chặt, thành tựu hợp tác toàn diện

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, núi sông liền một dải, nhân dân hai nước có nhiều nét tương đồng về văn hóa và phong tục tập quán, cùng nhau vun đắp quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời trải qua hàng nghìn năm lịch sử.

Trong chặng đường cách mạng gắn bó từ thủa ban đầu với muôn vàn khó khăn, các thế hệ Lãnh đạo tiền bối hai Đảng, hai nước, trực tiếp là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông, đã không ngừng dày công vun đắp nên "mối tình thắm thiết Việt - Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em". Trong nhiều năm hoạt động cách mạng ở Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhận được tình cảm trân quý, sự giúp đỡ nhiệt thành của những người cộng sản và Nhân dân Trung Quốc. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những người cộng sản Việt Nam cũng tích cực tham gia vào phong trào cách mạng ở Trung Quốc. Lịch sử kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ giữa các nhà cách mạng tiền bối hai nước là tấm gương sáng trong phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản thế giới, đặt nền móng vững chắc cho quan hệ hữu nghị Việt - Trung sau này.

Trên cơ sở quan hệ tin cậy giữa hai Đảng Cộng sản, ngày 18/01/1950, sau khi thành lập không lâu, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Việt Nam cũng là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Đây là mốc son lịch sử chói lọi, mở ra kỷ nguyên mới cho quan hệ hữu nghị Việt - Trung. Dưới ánh sáng soi đường của hai Đảng Cộng sản, Nhân dân hai nước đã dành cho nhau sự giúp đỡ, ủng hộ chí nghĩa, chí tình, góp phần vào thắng lợi, thành công của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước.

75 năm qua, hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển luôn là dòng chảy chính trong quan hệ giữa hai nước, bởi hai Đảng, hai nước chia sẻ một nhận thức chung không thay đổi là sự phát triển ổn định, bền vững lâu dài của quan hệ hữu nghị hợp tác Việt - Trung là lợi ích căn bản, lâu dài, là nguyện vọng thiết tha từ bao đời của hai dân tộc về hòa bình và hữu nghị, có ý nghĩa hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng ở mỗi nước, thuận theo xu thế lớn của thời đại là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển thịnh vượng.

Trong tổng thể đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn kiên trì, nhất quán ưu tiên hàng đầu, quyết tâm cùng Đảng và Nhà nước Trung Quốc phát triển quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của toàn nhân loại. Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ to lớn và hiệu quả của Nhân dân Trung Quốc trong các giai đoạn lịch sử. Việt Nam luôn coi sự phát triển thịnh vượng của Trung Quốc là cơ hội cho mình, đồng thời vui mừng, đánh giá cao Trung Quốc khẳng định ưu tiên phát triển quan hệ với Việt Nam trong ngoại giao láng giềng và coi đây là sự lựa chọn chiến lược của cả hai nước.

Từ những nhận thức chung quan trọng đó, quan hệ Việt - Trung những năm qua không ngừng được thúc đẩy phát triển lên tầm cao mới, đạt được rất nhiều thành tựu và dấu ấn quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước duy trì thường xuyên trao đổi chiến lược với nhiều hình thức linh hoạt, kịp thời đề ra những quyết sách quan trọng để định hướng, định hình cho sự phát triển không ngừng của quan hệ Việt - Trung ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả hơn. Mới đây nhất là sự kiện hai nước nhất trí nâng tầm quan hệ lên Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược nhân chuyến thăm Việt Nam có tầm vóc lịch sử của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình (tháng 12/2023).

Cùng với đó, các cơ chế giao lưu, hợp tác đa dạng trên các kênh, trong mọi lĩnh vực, từ trung ương đến địa phương, cũng như hợp tác trên các diễn đàn, thể chế đa phương quốc tế cũng có những bước phát triển rõ nét ngày càng thực chất, góp phần làm phong phú và làm sâu sắc hơn nội hàm khuôn khổ quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.

Quan hệ kinh tế - thương mại không ngừng phát triển mạnh mẽ, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho Nhân dân hai nước. Trong hơn ba thập kỷ gần đây, kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng bứt phá hơn 6.400 lần, xác lập đỉnh cao mới, vượt 200 tỉ USD vào năm 2024. Việt Nam duy trì là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc trên thế giới; Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Đến nay, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 tại Việt Nam, dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư mới.

Các lĩnh vực giao lưu nhân dân, văn hóa, giáo dục, du lịch giữa hai nước đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ, ngày càng sôi động và trở thành điểm sáng mới góp phần củng cố nền tảng xã hội vững chắc hơn cho quan hệ Việt - Trung. Có thể nói, tình cảm hữu nghị giữa các tầng lớp nhân dân hai nước ngày càng khăng khít, như hình ảnh mà đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình từng khái quát rất súc tích là "các dòng suối nhỏ vươn dài chảy mãi, hội tụ thành dòng sông giao lưu hữu nghị rộng lớn giữa hai nước".

Hai bên đã giải quyết ổn thỏa nhiều vấn đề do lịch sử để lại; nhất trí kiên trì xử lý thỏa đáng và tích cực giải quyết bất đồng thông qua biện pháp hòa bình trên cơ sở hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Để quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển tốt đẹp, toàn diện như ngày hôm nay, bài học kinh nghiệm quan trọng nhất chính là ở sự chân thành, tin cậy, thấu hiểu lẫn nhau giữa hai nước láng giềng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, bắt nguồn sâu xa từ truyền thống nhân ái, trọng nghĩa tình của hai dân tộc; là tầm nhìn trí tuệ, quyết tâm và hành động của các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai nước; là sự chung tay, vào cuộc của hệ thống chính trị và người dân hai nước. Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam trân trọng và đánh giá cao những tình cảm, tâm huyết và công lao to lớn đặc biệt quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đối với quan hệ Việt - Trung trong nhiều năm qua.

II- Tầm nhìn cho kỷ nguyên phát triển mới: Vì hạnh phúc của Nhân dân hai nước, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại

Thế giới đang đứng trước những thay đổi to lớn căn bản mang tính thời đại, biến đổi sâu sắc về mọi mặt dưới tác động của các chuyển dịch lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học công nghệ. Từ nay đến năm 2030 và nhìn xa hơn là đến năm 2045, cũng như đến năm 2050, giữa thế kỷ 21 - những thời điểm then chốt gắn với các dấu mốc lớn trong sự nghiệp cách mạng của hai Đảng, hai nước, là giai đoạn quan trọng nhất để định hình trật tự thế giới mới, mở ra những vận hội lớn cùng không ít thách thức với các nước.

Đối với Việt Nam, đây là thời kỳ cơ hội chiến lược quan trọng, giai đoạn nước rút để kiến tạo kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc và thực hiện di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh về "xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới". Đối với Trung Quốc, đây là thời kỳ then chốt và cất bước trong thực hiện mục tiêu 100 năm thứ hai, xây dựng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trở thành cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp.

Bối cảnh trên đòi hỏi hai nước cần có tầm nhìn quốc tế và hành động quốc gia để tận dụng tối đa thời cơ chiến lược, chuyển hóa các thách thức thành cơ hội và xây dựng tương lai thịnh vượng cho cả hai đất nước. Chúng ta có đủ cơ sở và niềm tin để thực hiện các mục tiêu phát triển dài hạn của mỗi nước, và hiện nay là thời điểm thuận lợi để hai Đảng, hai nước cùng nhau xác định tầm nhìn cho kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ Việt - Trung, vì hạnh phúc của Nhân dân hai nước, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại. Cụ thể như sau:

Một là, duy trì trao đổi chiến lược, nâng tầm tin cậy chính trị. Đây là vấn đề quan trọng nhất, là tiền đề để thực hiện thành công các chương trình, kế hoạch, thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, bảo đảm chính trị cho quan hệ hai Đảng, hai nước Việt - Trung phát triển đúng hướng, lành mạnh. Hai bên tiếp tục triển khai tốt các cơ chế giao lưu, tiếp xúc cấp cao, kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn giữa các kênh đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; nâng cao hiệu quả và nâng tầm hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh và giữa các cấp, các ngành, địa phương hai nước.

Hai là, tăng cường hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, tạo thêm những cực tăng trưởng mới. Việt Nam luôn sẵn sàng cùng Trung Quốc chung tay đưa hợp tác giữa hai nước ngày càng thực chất, sâu sắc, cân bằng, bền vững hơn, trở thành hình mẫu hợp tác chân thành, hiệu quả giữa hai nước láng giềng xã hội chủ nghĩa và đang phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn lợi ích của nhân dân hai nước. Hai bên cùng nhau suy nghĩ sáng tạo về các hình thức hợp tác mới, phù hợp với định hướng trọng điểm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mỗi nước; tập trung triển khai những dự án lớn, biểu tượng hợp tác mới của quan hệ Việt - Trung, trong đó coi triển khai 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối hai nước là ưu tiên cao nhất trong hợp tác kết nối hạ tầng chiến lược giữa hai bên; mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mà Trung Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực chất lượng cao, để trở thành những điểm sáng mới trong hợp tác song phương, phù hợp với xu thế phát triển chung của quốc tế.

Ba là, củng cố vững chắc hơn nền tảng xã hội thuận lợi cho quan hệ Việt - Trung. Tại cuộc điện đàm đầu năm nay, Tôi và đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã cùng tuyên bố khởi động Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc 2025. Đây là thời điểm không thể phù hợp hơn để đẩy mạnh giao lưu nhân dân và tăng cường tuyên truyền về quan hệ hữu nghị giữa hai Đảng, hai nước và Nhân dân hai nước; thúc đẩy thực chất hợp tác văn hóa, du lịch, giáo dục, đào tạo; phát huy hiệu quả các di tích "đỏ" mang dấu ấn cách mạng hai nước ở cả Việt Nam và Trung Quốc để nâng cao sự tự hào và niềm tin của các tầng lớp nhân dân hai nước về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà hai Đảng, Nhân dân hai nước đã lựa chọn và truyền thống hữu nghị Việt - Trung. Trong đó, vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông chủ lực hai nước là rất quan trọng trong việc tăng cường tình cảm và hiểu biết giữa hai dân tộc, giúp hai nước gắn bó chặt chẽ hơn, góp phần thúc đẩy hợp tác, hữu nghị và cùng có lợi.

Bốn là, chung tay xây dựng môi trường hòa bình, ổn định cho kỷ nguyên mới, thời đại phát triển mới của mỗi nước. Việc hai nước chúng ta không ngừng thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển tốt đẹp, lành mạnh, nỗ lực cùng nhau kiểm soát và giải quyết thoả đáng bất đồng trên cơ sở nhận thức chung cấp cao, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, là nhân tố ổn định quan trọng trong cục diện quốc tế, khu vực đang có nhiều biến động phức tạp, khó lường hiện nay, phù hợp với truyền thống và nguyện vọng chung thiết tha của cả hai dân tộc về hòa bình, hữu nghị, hợp tác vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng của mỗi quốc gia.

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam tháng 12/2023, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã tổng kết rất sâu sắc: "Hai nước Trung Quốc và Việt Nam đều là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Hai nước nên trở thành lực lượng cốt cán thúc đẩy sự nghiệp tiến bộ của nhân loại". Trên cơ sở truyền thống lịch sử 75 năm quan hệ hữu nghị, với nhiều nét tương đồng về văn hóa và gắn bó lợi ích về hòa bình và phát triển của Nhân dân hai nước, hai Đảng, hai nước và hai dân tộc chúng ta vững tin và quyết tâm thúc đẩy sự nghiệp vinh quang và vĩ đại, tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, phát triển đất nước nhanh và bền vững; xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước, vững vàng bước vào kỷ nguyên phát triển mới.

Thành công của sự nghiệp hữu nghị giữa hai Đảng, hai nước chúng ta không chỉ mang lại hạnh phúc và phục vụ tốt nhất lợi ích của Nhân dân hai nước, còn đóng góp ngày càng thiết thực, có trách nhiệm cho hòa bình, ổn định, tiến bộ xã hội và phát triển phồn vinh của các dân tộc trong khu vực và trên thế giới.

Theo baochinhphu.vn

Tin bài khác

Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Sáng 30/6/2025, các tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ đồng thời tổ chức "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương".
Sức mạnh của đoàn kết

Sức mạnh của đoàn kết

Trân trọng giới thiệu bài viết: "Sức mạnh của đoàn kết" của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Báo chí được coi là “người dẫn đường” cho xã hội về thông tin, nhận thức và định hướng dư luận. Tuy nhiên, giữa kỷ nguyên số, vai trò ấy đang bị thách thức bởi một câu hỏi rất thực tế: Báo chí sống bằng gì? Nếu coi báo chí là một nghề, thì như mọi nghề khác, nó phải tự nuôi được chính mình. Báo chí không thể sống mãi bằng lý tưởng hay tồn tại nếu không có dòng tiền.
Thực hành tiết kiệm

Thực hành tiết kiệm

Trân trọng giới thiệu bài viết "THỰC HÀNH TIẾT KIỆM” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thanh toán không dùng tiền mặt tạo lập thói quen chi tiêu của người dân

Thanh toán không dùng tiền mặt tạo lập thói quen chi tiêu của người dân

Theo Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng và trung gian thanh toán đã đáp ứng tốt dịch vụ thanh toán và bắt đầu tạo lập thói quen của người dân thanh toán không dùng tiền mặt.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Phát biểu tại Tọa đàm của Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân ngày 31/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng khẳng định, đây là sự kiện thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân.
Ngành Ngân hàng quyết tâm xây dựng hệ sinh thái tài chính số thông minh trong kỷ nguyên mới

Ngành Ngân hàng quyết tâm xây dựng hệ sinh thái tài chính số thông minh trong kỷ nguyên mới

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng với chủ đề “Hệ sinh thái số thông minh trong kỷ nguyên mới” sắp diễn ra vào chiều 29/5/2025 tại Văn phòng Chính phủ. Sự kiện hứa hẹn sẽ tạo dấu ấn mạnh mẽ, không chỉ mang đến trải nghiệm thiết thực cho doanh nghiệp và người dân mà còn khẳng định quyết tâm đổi mới và vai trò tiên phong của ngành Ngân hàng trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Ngày 18/5/2025 đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Xem thêm
Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng vào việc giúp đỡ, khuyến khích các đối tượng chính sách xã hội vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu chính đáng, là chủ trương đúng đắn, sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc, qua đó, góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, là yêu cầu có tính nguyên tắc bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Tài sản số và tín chỉ carbon đang mở ra những cơ hội mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, từ việc đa dạng hóa tài sản bảo đảm đến thúc đẩy phát triển bền vững và đổi mới tài chính. Với tiềm năng lớn về nguồn cung tín chỉ carbon và sự phát triển của nền kinh tế số, Việt Nam có thể tận dụng các loại tài sản này để hỗ trợ mục tiêu Net Zero vào năm 2050 và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, những rào cản về pháp lý, công nghệ và quản lý rủi ro hiện nay đang hạn chế khả năng ứng dụng của tài sản số, tín chỉ carbon. Việc hoàn thiện khung pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và thúc đẩy hợp tác quốc tế là chìa khóa để giải quyết các thách thức này.
Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Quán triệt Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tạo động lực làm giàu trong toàn dân để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Nghị quyết, từ năm 2026, Việt Nam sẽ chấm dứt cơ chế thuế khoán với hộ kinh doanh, chuyển sang cơ chế tự kê khai và nộp thuế theo doanh thu thực tế, đồng thời đẩy mạnh thu thuế điện tử.
Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc là một minh họa hậu quả sâu rộng của các xung đột thương mại. Tác động của nó còn vượt ra ngoài phạm vi hai nước này, khi các nền kinh tế phụ thuộc như Canada và Mexico cũng phải đối mặt với nguy cơ suy thoái tiềm ẩn. Tuy nhiên, một số quốc gia lại tìm thấy cơ hội phát triển khi xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc xảy ra do sở hữu khả năng thay thế hàng hóa xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi thuế quan giữa hai quốc gia trên. Điều này phản ánh cách thức phức tạp và khó lường mà xung đột thương mại có thể định hình lại dòng chảy thương mại toàn cầu.
Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia  và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong xu hướng phát triển nền kinh tế số, các giao dịch thường xuyên được thực hiện qua phương thức trực tuyến từ dịch vụ công đến các dịch vụ tài chính, cũng từ đó, rủi ro về bảo mật thông tin ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Các thông tin dữ liệu nói chung và thông tin dữ liệu cá nhân nói riêng là những vấn đề quan trọng trong các quan hệ xã hội và cần được bảo vệ như những quyền lợi chính đáng của con người.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng