Quản lý tài chính cá nhân: Vai trò của lập ngân sách và tiết kiệm tài chính

Thị trường tài chính
Lập ngân sách và tiết kiệm đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân. Chúng không chỉ giúp kiểm soát chi tiêu, tạo điều kiện để đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn mà còn giảm bớt căng thẳng tài chính và chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp. Việc kết hợp giữa lập ngân sách và tiết kiệm giúp tăng cường kỷ luật tài chính, tạo điều kiện để cá nhân có thể đạt được sự ổn định và thịnh vượng trong cuộc sống.
aa

Tóm tắt: Bài viết này nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý tài chính cá nhân, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của việc lập ngân sách và tiết kiệm. Trong môi trường kinh tế đầy biến động, việc quản lý tài chính cá nhân giúp kiểm soát thu nhập, chi tiêu, chuẩn bị cho các tình huống bất ngờ và đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn như mua nhà, tài trợ học phí cho con cái... Tiết kiệm tài chính không chỉ là tích lũy tiền bạc mà còn là phát triển thói quen chi tiêu hợp lý và chuẩn bị quỹ khẩn cấp để vượt qua khó khăn tài chính như mất việc làm hoặc bệnh tật. Lập kế hoạch tài chính giúp cá nhân tự tin hơn trong việc đưa ra các quyết định chi tiêu hay đầu tư, giảm bớt căng thẳng tài chính và bảo đảm sự phát triển bền vững trong tương lai.

Từ khóa: Quản lý tài chính cá nhân, tiết kiệm, lập ngân sách.

PERSONAL FINANCIAL MANAGEMENT:
THE ROLE OF BUDGETING AND FINANCIAL SAVINGS

Abstract: This article emphasizes the importance of personal financial management, particularly budgeting and saving. In a volatile economic environment, personal financial management assists in controlling income and expenses, prepares for unexpected situations, and achieves long-term financial goals such as buying a house and funding children's education. Financial savings are not just about accumulating money but also about developing reasonable spending habits and preparing an emergency fund to overcome financial difficulties such as job loss or illness. As a result, individuals feel more confident in making spending and investment decisions, experience reduced financial stress, and ensures sustainable development in the future.

Keywords: Personal financial management, savings, budgeting.

1. Giới thiệu chung

1.1. Tài chính cá nhân

Tài chính cá nhân là một lĩnh vực quan trọng mà mỗi người cần phải quan tâm để bảo đảm một cuộc sống ổn định và thịnh vượng. Hai yếu tố quan trọng nhất trong tài chính cá nhân là lập kế hoạch tài chính và tiết kiệm. Trong đó, lập kế hoạch tài chính sẽ giúp cá nhân kiểm soát được thu nhập và chi phí hằng ngày, đồng thời giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho các tình huống bất ngờ trong tương lai. Tiết kiệm là việc tích lũy tài chính và phát triển thói quen chi tiêu hợp lý, có kế hoạch.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

1.2. Quản lý tài chính cá nhân

Quản lý tài chính cá nhân bao gồm lập ngân sách, quản lý thu nhập, chi phí, tiết kiệm, đầu tư, quản lý nợ và lập kế hoạch tài chính cho tương lai của mỗi cá nhân (Low, 2024). Mục tiêu chính của quản lý tài chính cá nhân là tối đa hóa việc sử dụng các nguồn tài chính khả dụng, giảm thiểu rủi ro và đạt được sự ổn định tài chính lâu dài. Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả giúp cá nhân hoặc gia đình đáp ứng được nhu cầu hiện tại, đạt được các mục tiêu tài chính trong tương lai và chuẩn bị cho những khả năng bất trắc về tài chính có thể xảy ra (Deventer, 2020).

Trong thời đại toàn cầu hóa và phát triển kinh tế ngày càng phức tạp, quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng rất quan trọng của mỗi người nhưng thường bị xem nhẹ. Nhiều cá nhân gặp khó khăn về tài chính không phải vì thu nhập thấp mà vì không có khả năng quản lý tài chính hiệu quả (Nayak, 2023). Hiện tượng này thể hiện rõ ở mức nợ tiêu dùng cao, tỉ lệ tiết kiệm thấp và tình trạng thiếu chuẩn bị tài chính cho việc nghỉ hưu tại nhiều quốc gia. Sarkar (2023) đã chia sẻ cách quản lý tài chính hiệu quả cho bản thân như sau: Thứ nhất, 50% nguồn tài chính sẽ dùng cho nhu cầu thiết yếu. Khoản này bao gồm các chi phí bắt buộc như tiền thuê nhà, tiện ích, thực phẩm, giao thông và các khoản bảo hiểm. Thứ hai, 30% nguồn tài chính dùng cho các mong muốn phát sinh. Đây là những chi phí không cần thiết như giải trí, ăn uống bên ngoài và chi tiêu vào ngày lễ. Thứ ba, 20% nguồn tài chính dùng cho trả nợ và tiết kiệm, bao gồm các khoản đầu tư, quỹ khẩn cấp, các khoản thanh toán quá mức để giảm nợ. Trong khi đó, Robert Kiyosaki (2017) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dành tiền tiết kiệm hoặc đầu tư trước khi sử dụng tiền cho các khoản chi phí khác.

Quản lý tài chính tốt đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân và gia đình. Bằng cách quản lý tài chính hiệu quả, mỗi người có thể bảo đảm rằng, thu nhập được sử dụng tối ưu để đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng như các mục tiêu tài chính dài hạn. Hơn nữa, trong khi tiết kiệm được công nhận là một thói quen tài chính quan trọng, nhiều cá nhân vẫn cần được giúp đỡ để thực hành tiết kiệm thường xuyên. Dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2022 cho thấy chỉ 42% người lớn ở các nước đang phát triển có khoản tiết kiệm tại các tổ chức tài chính chính thức. Mức tiết kiệm thấp này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi tài chính của cá nhân mà còn ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nói chung (Wang, 2023). Sự phát triển của công nghệ tài chính (Fintech) đã mở ra những cơ hội mới trong quản lý tài chính cá nhân. Tuy nhiên, những công nghệ này chỉ có thể được sử dụng tối ưu khi có sự hiểu biết và kỹ năng cơ bản về lập ngân sách và tiết kiệm (BEKTAŞ, 2021). Do đó, nghiên cứu về các chiến lược hiệu quả để lập ngân sách và tiết kiệm có liên quan và quan trọng.

Một trong những thách thức chính trong quản lý tài chính cá nhân là trình độ hiểu biết về tài chính thấp. Nhiều cá nhân vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về các khái niệm tài chính cơ bản như tiết kiệm, đầu tư và quản lý nợ (Homan, 2015). Điều này thường dẫn đến các quyết định tài chính chưa phù hợp, chẳng hạn như chi tiêu không kiểm soát hoặc sử dụng các dịch vụ cho vay lãi suất cao làm tình hình tài chính của họ trở nên tồi tệ hơn. Do vậy, quản lý tài chính hiệu quả sẽ giúp cá nhân tránh được những cạm bẫy của nợ nần quá mức và có thể tận dụng các cơ hội đầu tư để gia tăng của cải. Cuối cùng, khả năng quản lý tài chính tốt không chỉ tác động đến hạnh phúc cá nhân mà còn có thể mang lại cảm giác an toàn và tự do về tài chính tác động tích cực đến nhiều khía cạnh của cuộc sống (Analyn, 2024).

2. Vai trò của lập ngân sách và tiết kiệm trong quản lý tài chính cá nhân

Lập ngân sách và tiết kiệm là hai khía cạnh quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân. Chúng không chỉ giúp cá nhân và gia đình duy trì sự ổn định tài chính mà còn góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và tạo điều kiện để đạt được các mục tiêu dài hạn (Wang, 2023). Lập ngân sách là quá trình tạo ra một kế hoạch chi tiêu cho thu nhập của một cá nhân hoặc gia đình. Kế hoạch này bao gồm các khoản chi tiêu hằng tháng, khoản tiết kiệm và đầu tư. Vai trò của lập ngân sách có thể được hiểu từ nhiều góc độ khác nhau:

(i) Một trong những lợi ích chính của việc lập ngân sách là giúp kiểm soát chi tiêu. Khi có một ngân sách rõ ràng, cá nhân sẽ biết chính xác mình có bao nhiêu tiền để chi tiêu cho mỗi khoản mục, điều này giúp tránh tình trạng chi tiêu quá mức và nợ nần.

(ii) Lập ngân sách tài chính tốt sẽ cung cấp một kế hoạch chi tiết để tiết kiệm tiền cho các mục tiêu tài chính dài hạn như mua nhà, mua xe, hoặc tiết kiệm cho hưu trí. Bằng cách xác định rõ ràng các mục tiêu và khoản tiết kiệm hằng tháng, mỗi cá nhân có thể theo dõi tiến trình và điều chỉnh kế hoạch nếu cần. Một ngân sách tốt giúp giảm bớt căng thẳng tài chính, bảo đảm cá nhân có đủ tiền để chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản và không có khoản tiền nào bị lãng phí. Điều này tạo ra cảm giác an toàn và ổn định trong cuộc sống hằng ngày.

Cuộc sống luôn đầy rẫy những bất ngờ và không thể dự đoán trước. Vì vậy, có một quỹ tiết kiệm sẽ giúp cá nhân sẵn sàng đối phó với các tình huống như mất việc, tai nạn, hoặc các chi phí y tế đột xuất (Oha, 2022). Việc chuẩn bị này giúp cá nhân không bị rơi vào tình trạng nợ nần và có thể duy trì sự ổn định tài chính. Vai trò của tiết kiệm cũng rất đa dạng và quan trọng, được thể hiện chủ yếu trên các khía cạnh:

(i) Một trong những lý do quan trọng nhất để tiết kiệm là tạo ra một quỹ khẩn cấp. Quỹ này giúp cá nhân đối phó với các tình huống bất ngờ và giảm bớt áp lực tài chính khi gặp sự cố. Tiết kiệm cũng giúp bảo đảm cho tương lai bằng cách tích lũy tiền cho các mục tiêu dài hạn như mua nhà, hưu trí, chi phí học tập cho con cái… Bằng cách tiết kiệm đều đặn, cá nhân có thể tạo ra một khoản tiền lớn mà không cần phải dựa vào các khoản vay hoặc tín dụng.

(ii) Tiết kiệm không chỉ dừng lại ở việc tích lũy tiền mà còn mở ra cơ hội để đầu tư và tăng trưởng tài sản. Bằng cách đầu tư vào các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, cá nhân có thể tạo ra lợi nhuận và gia tăng giá trị tài sản của mình theo thời gian. Có một khoản tiết kiệm đủ giúp cá nhân giảm bớt áp lực tài chính khi đối mặt với các chi phí lớn hoặc các tình huống khẩn cấp. Điều này giúp duy trì sự ổn định và tự tin trong quản lý tài chính cá nhân.

Lập ngân sách và tiết kiệm không phải là hai khái niệm tách biệt mà chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Một ngân sách tốt giúp cá nhân xác định rõ ràng các khoản chi tiêu và tiết kiệm hằng tháng. Điều này tạo điều kiện để cá nhân có thể tiết kiệm đều đặn và đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn. Lập ngân sách giúp cá nhân xây dựng kế hoạch tiết kiệm bằng cách xác định rõ ràng các khoản tiết kiệm hằng tháng. Điều này giúp cá nhân không bị chi tiêu quá mức và luôn có đủ tiền để tiết kiệm cho các mục tiêu dài hạn. Lập ngân sách cũng giúp cá nhân theo dõi tiến trình tiết kiệm chi tiết và chính xác. Bằng cách theo dõi tiến trình, cá nhân có thể điều chỉnh kế hoạch tiết kiệm khi cần thiết.

Bên cạnh đó, lập ngân sách và tiết kiệm cũng giúp tăng cường kỷ luật tài chính bằng cách tạo ra một khuôn khổ rõ ràng, cụ thể. Điều này giúp cá nhân duy trì sự kiểm soát và tránh tình trạng chi tiêu quá mức hoặc nợ nần (Analyn, 2024). Lập ngân sách và tiết kiệm rất quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân. Chúng không chỉ giúp kiểm soát chi tiêu và tạo điều kiện để đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn mà còn giảm bớt căng thẳng tài chính và chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp. Việc kết hợp giữa lập ngân sách và tiết kiệm giúp tăng cường kỷ luật tài chính và tạo điều kiện để cá nhân có thể đạt được sự ổn định và thịnh vượng hơn trong cuộc sống.

3. Một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả việc lập ngân sách và tiết kiệm trong quản lý tài chính cá nhân

Để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, việc lập ngân sách và tiết kiệm là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số khuyến nghị để giúp cá nhân lập ngân sách và tiết kiệm một cách hiệu quả:

Thứ nhất, đánh giá tình hình tài chính hiện tại: Trước khi lập ngân sách, cá nhân cần đánh giá tình hình tài chính hiện tại của mình. Điều này bao gồm việc xác định tổng thu nhập hằng tháng, các nguồn thu nhập khác nhau, các khoản chi tiêu… Cá nhân cần liệt kê tất cả các chi phí cố định như tiền thuê nhà, hóa đơn điện nước, các chi phí biến đổi như mua sắm, giải trí…

Thứ hai, xác định mục tiêu tài chính: Việc xác định rõ ràng mục tiêu tài chính là rất quan trọng. Mục tiêu này có thể bao gồm các khoản chi tiêu ngắn hạn như mua một món đồ đắt tiền hoặc dài hạn như mua nhà, tích lũy tiền cho hưu trí hay việc học hành của con cái. Việc xác định mục tiêu tài chính giúp cá nhân có động lực cũng như hướng đi cụ thể trong việc lập kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm.

Thứ ba, tạo kế hoạch chi tiêu chi tiết: Sau khi đánh giá tình hình tài chính và xác định mục tiêu rõ ràng, cá nhân cần tạo một kế hoạch chi tiêu chi tiết. Kế hoạch này bao gồm các khoản chi tiêu hằng tháng, tiết kiệm hoặc đầu tư nếu có. Cá nhân nên phân bổ một phần thu nhập cho các chi phí thiết yếu, phần còn lại cho các chi phí khác và tiết kiệm. Điều này giúp cá nhân kiểm soát chi tiêu và bảo đảm có đủ tiền cho các nhu cầu cơ bản và mục tiêu tài chính.

Thứ tư, theo dõi và điều chỉnh ngân sách: Việc theo dõi ngân sách hằng tháng là rất quan trọng để bảo đảm rằng cá nhân đang đi đúng hướng. Cá nhân nên kiểm tra và cập nhật ngân sách thường xuyên, điều chỉnh nếu cần thiết để phù hợp với tình hình tài chính thực tế. Việc này giúp cá nhân duy trì sự kiểm soát, tránh tình trạng chi tiêu quá mức hoặc nợ nần, qua đó ổn định tài chính cá nhân trong ngắn và dài hạn.

4. Kết luận

Lập ngân sách và tiết kiệm đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân. Chúng không chỉ giúp kiểm soát chi tiêu, tạo điều kiện để đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn mà còn giảm bớt căng thẳng tài chính và chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp. Việc kết hợp giữa lập ngân sách và tiết kiệm giúp tăng cường kỷ luật tài chính, tạo điều kiện để cá nhân đạt được sự ổn định và có một tương lai tài chính bền vững.

Tài liệu tham khảo

1. Analyn, A. (2024). An Investigation Into the Determinants of Savings and Investment. ORGANIZE: Journal of Economics, Management and Finance, 3(1), pages 45-53. https://doi.org/10.58355/organize.v3i1.78

2. Deventer, M. v. (2020). African Generation Y students’ personal finance behavior and knowledge. Investment Management and Financial Innovations, 17(4), pages 136-144. https://doi.org/10.21511/imfi.17(4).2020.13

3. BEKTAŞ, N. B. (2021). Bütçe Yönetimi Kavramı ve Türkiye’de Bütçe Yönetiminin Başarısının Değerlendirilmesi. International Journal of Public Finance, 6(2), pages 233-262, https://doi.org/10.30927/ijpf.1001036

4. Homan, H. S. (2015). Comparative Study of Students Financial Literacy And Its Demographic Factors. pages 106–111. https://doi.org/10.2991/iceb-15.2015.16

5. Low, T. J. (2024). A Study on the Corporate Governance on Personal Finance Management. SSRN Electronic Journal, Query date: 2024-09-13 20:56:09. https://doi.org/10.2139/ssrn.4843689.

6. Kiyosaki, T. (2017). Rich Dad Poor Dad: What the Rich Teach Their Kids About Money That the Poor and Middle Class Do Not! Plata Publishing.

7. Oha, M. &. (2022). Analysis Customers’ Interest to IB Faedah Savings. Majapahit Journal of Islamic Finance and Management, 1(2), pages 151-163. https://doi.org/10.31538/mjifm.v1i2.19

8. Sarkar, D. B. (2023). A study on Financial Literacy and Management of Personal Finance among Indian Middle Class. Query date: 2024-09-13 20:56:09. https://doi.org/10.60148/studyonfinancialliteracy

9. Wang, H. ( 2023). Application of intelligent analysis based on project management in development decision-making of regional economic development. Applied Artificial Intelligence, 37(1), https://doi.org/10.1080/08839514.2023.2204263.

TS. Nguyễn Hồng Thu
Trường Đại học Thủ Dầu Một

Tin bài khác

Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu, đòi hỏi đầu tư tài chính lớn, đặc biệt từ ngân sách nhà nước và sự hỗ trợ của các nước phát triển. Việc cân bằng giữa mục tiêu khí hậu và tính bền vững nợ công là vấn đề phức tạp. Bài viết phân tích những hạn chế tài chính mà các nhà hoạch định chính sách gặp phải và đề xuất một số hàm ý chính sách.
Tận dụng cơ hội từ thuế tối thiểu toàn cầu: Góc nhìn từ thực thi chính sách pháp luật

Tận dụng cơ hội từ thuế tối thiểu toàn cầu: Góc nhìn từ thực thi chính sách pháp luật

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của các tập đoàn đa quốc gia, việc thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu đã trở thành một xu hướng tất yếu nhằm ngăn chặn tình trạng trốn thuế và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Đối với Việt Nam, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức đáng kể. Để tối ưu hóa những cơ hội và vượt qua những thách thức này, Việt Nam cần triển khai hiệu quả các biện pháp pháp lý và chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế và đầu tư vào một hệ thống quản lý thuế hiện đại.
Chuyển đổi hệ thống ngân hàng trong tiến trình xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Kinh nghiệm và khuyến nghị chiến lược

Chuyển đổi hệ thống ngân hàng trong tiến trình xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Kinh nghiệm và khuyến nghị chiến lược

Các ngân hàng tại Trung tâm tài chính quốc tế sẽ phải tham gia vào các hoạt động tài chính quốc tế với những yêu cầu về tính linh hoạt và khả năng đáp ứng cao, đặc biệt là trong môi trường tài chính toàn cầu hóa như hiện nay.
Việt Nam hướng đến xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tầm cỡ toàn cầu

Việt Nam hướng đến xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tầm cỡ toàn cầu

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng gắn kết và dòng vốn quốc tế liên tục dịch chuyển, việc phát triển trung tâm tài chính quốc tế (IFC) không chỉ là tham vọng chiến lược mà còn là cơ hội để Việt Nam tái định vị vị thế trên bản đồ tài chính khu vực. Đây là khẳng định của các chuyên gia tại sự kiện "Kinh nghiệm quốc tế và vai trò hệ thống ngân hàng trong trung tâm tài chính" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 16/4/2025.
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, nhiều quốc gia đã chủ động phát triển các trung tâm tài chính như một mũi nhọn chiến lược thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập. Với độ mở kinh tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam liệu đã hội tụ đủ các điều kiện để phát triển các trung tâm tài chính. Sự ra đời của Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến trung tâm tài chính tại Việt Nam chính là bước đi đầu tiên trong hành trình đó. Nhằm làm rõ thêm tiềm năng, điều kiện, thách thức cũng như những đề xuất cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn TS. Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính, Bộ Tài chính.
Tài chính xanh trong phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Tài chính xanh trong phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Mục tiêu chính của bài viết là phân tích vai trò của tài chính xanh trong thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Bài viết tập trung đánh giá các cơ chế tài chính hiện có, làm rõ mối quan hệ giữa tài chính xanh và năng lượng tái tạo, từ đó đề xuất chính sách cần thiết để tối ưu hóa tác động của tài chính xanh trong lĩnh vực này.
Kết nối tài chính xanh với thị trường carbon: Hướng đi “xanh” cho nền kinh tế

Kết nối tài chính xanh với thị trường carbon: Hướng đi “xanh” cho nền kinh tế

Mô hình kết nối tài chính xanh với thị trường carbon là huy động nguồn vốn xanh cho các dự án, chương trình, hoạt động giảm thiểu phát thải khí nhà kính đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bền vững. Ngoài ra, mô hình này còn thúc đẩy sự phát triển của các công cụ tài chính xanh trên cơ sở thị trường carbon.
Đồng bộ thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng hướng tới phát triển bền vững nền kinh tế

Đồng bộ thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng hướng tới phát triển bền vững nền kinh tế

Thế giới hiện nay đang trải qua một giai đoạn chuyển đổi sâu sắc, với những thay đổi lớn về chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ. Việt Nam cũng đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, tiếp nối các thành tựu của thời kỳ độc lập và đổi mới. Trong bối cảnh này, phát triển thị trường tài chính lành mạnh, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Điều này không chỉ hỗ trợ tăng trưởng bền vững mà còn góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế.
Xem thêm
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết, trong đó nêu rõ các yêu cầu mục tiêu; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc