Nỗ lực không ngừng của Ngân hàng Nhà nước trong công tác quản lý thị trường vàng

Kỷ niệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam
Để có được sự ổn định trên thị trường vàng trong những năm gần đây, đó là nhờ sự quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong “cuộc chiến” dai dẳng kéo dài. Trong 10 năm qua...
aa

Để có được sự ổn định trên thị trường vàng trong những năm gần đây, đó là nhờ sự quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong “cuộc chiến” dai dẳng kéo dài. Trong 10 năm qua, Việt Nam đã xây dựng và triển khai các khuôn khổ pháp lý để xóa bỏ hoàn toàn một “chợ” thị trường vàng hỗn loạn, từ đó sắp xếp, đưa thị trường vàng đi vào quỹ đạo ổn định.


“Cuộc chiến” dai dẳng trong bối cảnh những bất ổn kinh tế vĩ mô, xáo trộn trên thị trường vàng trong suốt giai đoạn 2008 - 2011

Giai đoạn 2008 - 2011, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu kéo theo sự bất ổn của kinh tế vĩ mô trong nước, thị trường ngoại tệ, thị trường vàng biến động mạnh và khó lường; lạm phát cao kỷ lục làm giảm sức mua của VND, ảnh hưởng đến lòng tin vào đồng nội tệ, gia tăng tâm lý găm giữ vàng, ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế như một phương tiện tiết kiệm, đảm bảo giá trị tài sản, phòng ngừa rủi ro mất giá của đồng nội tệ; thị trường bất động sản và chứng khoán sụt giảm mạnh, cán cân thanh toán đảo chiều, đồng nội tệ chịu áp lực mất giá mạnh, dự trữ ngoại hối Nhà nước (DTNHNN) ở mức thấp, thị trường ngoại tệ thường xuyên bất ổn.

Trong giai đoạn này, tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế càng trở nên trầm trọng, vàng được sử dụng rộng rãi làm thước đo giá trị, là phương tiện thanh toán và cất trữ. Nhu cầu vàng miếng trong nước ở mức cao, thường xuyên xuất hiện nhiều cơn “sốt vàng” ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội. Thị trường vàng thế giới và trong nước biến động mạnh, trong đó giá vàng thế giới liên tục tăng cao kỷ lục, gần 1.920 USD/oz vào tháng 9/2011, tăng 300% so với đầu năm; giá vàng trong nước tăng mạnh lên gần 50 triệu đồng/lượng, thị trường vàng hỗn loạn, người dân đổ xô đi mua vàng, nhiều đối tượng có hành vi làm giá, đầu cơ, tạo nên các cơn “sốt vàng” gây mất cân đối lớn về cung cầu vàng.

Việc xảy ra tình trạng trên là do các chính sách quản lý thị trường vàng không phù hợp trong điều kiện thị trường vàng biến động mạnh, tạo ra lợi ích của việc nắm giữ vàng, gia tăng bất ổn đến thị trường ngoại hối và kinh tế vĩ mô trong nước.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh thị trường vàng biến động mạnh, mục tiêu ban đầu của chính sách huy động và cho vay vốn bằng vàng để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội không còn phát huy tác dụng, thay vào đó càng làm gia tăng hoạt động đầu cơ, gián tiếp dẫn tới tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế, tạo ra những hệ lụy ảnh hưởng đến thanh khoản của hệ thống, càng làm gia tăng bất ổn kinh tế vĩ mô.

Giai đoạn này, mỗi khi chênh lệch giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới chỉ vài trăm nghìn đồng/lượng, thị trường thường xuất hiện tình trạng xuất, nhập lậu vàng qua biên giới để thu lợi, ảnh hưởng lớn đến tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do, gây áp lực lên thị trường ngoại tệ và tỷ giá chính thức, từ đó ảnh hưởng bất lợi tới việc điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát, cũng như ổn định kinh tế vĩ mô. Hằng năm, NHNN thường phải cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD), doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu với khối lượng lớn để sản xuất vàng miếng. Tuy nhiên, biện pháp này cũng không đủ để hạ nhiệt thị trường vàng, thị trường trong nước thường xuyên diễn biến căng thẳng, cung cầu vàng trong nước vẫn mất cân đối lớn, càng gây sức ép trầm trọng lên tỷ giá chính thức và tỷ giá tự do, tác động tiêu cực đến công tác điều hành chính sách tiền tệ. DTNHNN duy trì ở mức thấp và suy giảm mạnh (chạm xuống mức đáy vào tháng 12/2011), thị trường ngoại tệ biến động mạnh. Mặc dù, tháng 2/2011, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá tăng 9,3% nhưng sức ép lên thị trường ngoại tệ vẫn không suy giảm, cung cầu ngoại tệ mất cân bằng khiến NHNN phải thực hiện bán ngoại tệ can thiệp thị trường nhưng vẫn không làm dịu bớt căng thẳng trên thị trường ngoại tệ.

Những quyết sách kiên định, táo bạo và kịp thời của NHNN để thay đổi cục diện thị trường vàng

Xác định thói quen, tập quán nắm giữ vàng ở nước ta đã hình thành từ lâu đời; đồng thời, tâm lý khách hàng trên thị trường vàng thường dễ bị xáo trộn, càng làm gia tăng những bất ổn trong bối cảnh kinh tế vĩ mô gặp khó khăn trong giai đoạn này. Thay đổi thói quen và ổn định tâm lý trên thị trường vàng là rất khó khăn, cần một quá trình lâu dài; chỉ khi kinh tế vĩ mô duy trì ổn định bền vững, lạm phát được kiểm soát tốt, lòng tin vào giá trị đồng Việt Nam được nâng cao, môi trường đầu tư, kinh doanh được minh bạch, các kênh đầu tư khác được phát triển lành mạnh… sẽ khuyến khích người dân chuyển vàng thành tiền đưa vào sản xuất, kinh doanh, là tiền đề vững chắc để duy trì ổn định, bền vững trên thị trường vàng.

NHNN xác định những bất ổn trên thị trường vàng là một trong những nguyên nhân gây biến động tỷ giá, gia tăng áp lực lên thị trường ngoại tệ, ảnh hưởng đến DTNHNN, gây khó khăn trong công tác điều hành chính sách tiền tệ. NHNN đã quyết định trước mắt phải tập trung ổn định thị trường vàng thông qua việc sắp xếp lại thị trường, đặc biệt là thị trường vàng miếng, loại bỏ những nhân tố gây đầu cơ, tạo sóng làm xáo trộn thị trường vàng trong nước.

Nếu tiếp tục biện pháp cho phép nhập khẩu vàng như trước đây sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường ngoại tệ đang diễn biến căng thẳng, khó đảm bảo DTNHNN không suy giảm. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, NHNN đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ biện pháp tình thế áp dụng trong thời gian chuyển đổi cơ chế chính sách, đó là cho phép TCTD bán một phần vàng tồn quỹ ra thị trường để dịu bớt căng thẳng cung cầu vàng miếng.

Xác định đây là “trận đánh” cân não, cần triển khai kịp thời và nhanh chóng, NHNN đã quyết liệt chỉ đạo và gấp rút xây dựng khung pháp lý để triển khai thực hiện. Việc TCTD bán một phần vàng tồn quỹ để can thiệp thị trường diễn ra trong thời gian ngắn (hơn 2 tháng cuối năm 2011), đã nhanh chóng hạ nhiệt các “cơn sốt vàng” và thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, góp phần hạn chế hoạt động thao túng giá vàng của giới đầu cơ, tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu hơn so với biện pháp cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng.

Quyết tâm xóa bỏ “vàng hóa” trong hệ thống TCTD, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, làm giá, tiến tới chuyển quan hệ huy động, cho vay vốn bằng vàng sang quan hệ mua, bán vàng, NHNN đã nghiêm cấm việc các TCTD cho vay tiền để mua vàng. Đồng thời, từ năm 2011, NHNN đã quyết liệt chỉ đạo, ban hành các văn bản chấm dứt hoạt động này và xây dựng lộ trình yêu cầu các TCTD khẩn trương tất toán số dư huy động, cho vay vốn bằng vàng. Toàn bộ hoạt động cho vay vốn bằng vàng đã chấm dứt vào ngày 01/5/2011 và hoạt động huy động vốn bằng vàng đã chấm dứt vào ngày 25/11/2012.

Để xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong kinh doanh vàng, NHNN đã khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Theo đó, các hoạt động kinh doanh vàng trái phép sẽ bị cơ quan chức năng xử lý nghiêm khắc, đặc biệt là áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với hoạt động nhập lậu vàng qua biên giới như tịch thu tang vật.

Năm 2012 là mốc lịch sử ghi nhận sự thành công bước đầu trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Trong một thời gian tương đối ngắn, NHNN tham mưu, đề xuất quản lý chặt chẽ thị trường vàng, trong đó mấu chốt là thị trường vàng miếng, thông qua việc Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thay vì việc cấp phép sản xuất như trước đây; tổ chức sắp xếp, sàng lọc, thu hẹp số lượng các địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng dưới sự quản lý của NHNN; Nhà nước thông qua NHNN độc quyền xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.

Bước ngoặt trong các chính sách táo bạo quản lý thị trường vàng lúc đó đã đặt ra sức ép lớn cho NHNN phải đối diện trước làn sóng phản ứng dữ dội từ phía giới đầu cơ, các doanh nghiệp kinh doanh vàng, nhưng NHNN vẫn kiên định, quyết tâm bảo vệ tư duy, quan điểm đổi mới trước dư luận, giải trình và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Nghị định 24) để thay thế Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Nghị định số 64/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999. Những chính sách quyết đoán này là điểm mấu chốt mang lại thành công đáng kể, ổn định thị trường vàng, thị trường ngoại tệ như hiện nay. Bên cạnh đó, NHNN tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân hiểu rõ những định hướng, chính sách quản lý của Nhà nước, kịp thời ổn định tâm lý trên thị trường vàng. Với sự dày công, nỗ lực của NHNN, “chợ” thị trường vàng miếng tồn tại hàng chục năm trước đây đã bị xóa bỏ, thay vào đó hình thành một thị trường vàng miếng hoạt động lành mạnh dưới sự dẫn dắt, quản lý chặt chẽ của Nhà nước từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông.

Triển khai Nghị định 24 và các thông tư hướng dẫn, năm 2013, đánh giá những tác động của thị trường vàng đến công tác điều hành chính sách tiền tệ và kinh tế vĩ mô trong nước, lần đầu tiên trong lịch sử NHNN trực tiếp can thiệp bình ổn thị trường vàng thông qua hoạt động đấu thầu bán vàng miếng ra thị trường. NHNN đã tổ chức 76 phiên đấu thầu công khai, minh bạch với tổng khối lượng bán ra gần 70 tấn vàng. Giải pháp này kịp thời ổn định cung cầu vàng miếng trên thị trường, góp phần đẩy nhanh quá trình tất toán số dư huy động vàng của các TCTD. Nhờ vậy, từ tháng 7/2013 đến nay, toàn bộ quan hệ huy động, cho vay vốn bằng vàng đã chuyển hóa thành quan hệ mua bán vàng. Việc Nhà nước can thiệp bình ổn thị trường đã ngăn chặn tình trạng đầu cơ, nắm giữ vàng, đảm bảo quyền và lợi ích của người gửi vàng; ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ thanh khoản vàng trong hệ thống và xóa bỏ tình trạng vàng hóa trong hệ thống.

Thị trường vàng sau những nỗ lực triển khai tổng thể các giải pháp quản lý

Với những chính sách quyết liệt của NHNN từ năm 2011 đến nay, đặc biệt sau khi xây dựng và triển khai các giải pháp quản lý theo Nghị định 24 những năm vừa qua, thị trường vàng đã được sắp xếp bài bản, diễn biến tương đối ổn định, tình trạng “vàng hóa” đã từng bước được hạn chế, biến động của thị trường vàng không gây áp lực lên thị trường ngoại tệ và DTNHNN. Vàng miếng không còn được sử dụng làm phương tiện thanh toán hay thước đo giá trị như giai đoạn trước đây mà chỉ còn được sử dụng làm tài sản cất trữ.

Mặc dù, có thời điểm giá vàng trong nước biến động tăng kỷ lục theo giá vàng thế giới nhưng thị trường trong nước vẫn diễn biến ổn định, không có hiện tượng ”sốt vàng”, nhu cầu vàng miếng trong nền kinh tế suy giảm, nhiều người đã bán vàng khi giá lên cao. Một số sự kiện quốc tế ảnh hưởng mạnh đến giá vàng trong nước như Trung Quốc phá giá đồng CNY (tháng 8/2015), Anh rời khỏi Liên minh châu Âu - Brexit (tháng 6/2016), đặc biệt, từ đầu tháng 7 đến giữa tháng 8/2020, giá vàng thế giới biến động tăng kỷ lục do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 nhưng thị trường vàng trong nước tiếp tục ổn định. Giá vàng trong nước tăng theo giá vàng thế giới, có thời điểm lên mức cao nhất trong lịch sử, khoảng 62,2 triệu đồng/lượng (ngày 07/8/2020), nhưng thị trường vàng trong nước diễn biến ổn định, không có hiện tượng đầu cơ, tạo sóng. Từ giữa tháng 8/2020, giá vàng thế giới giảm mạnh nhưng giá vàng trong nước giảm chậm hơn khiến chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới quy đổi có xu hướng tăng. Mặc dù vậy, thị trường vàng trong nước vẫn duy trì ổn định, không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng như những năm trước đây. Ngược lại, do giá vàng trong nước chênh lệch với giá vàng thế giới quy đổi cả ở hai chiều mua vào và bán ra nên đã có hiện tượng nhiều người tranh thủ lúc giá vàng lên cao đã bán vàng ra hưởng lợi. Trong năm 2020, nhiều thời điểm doanh số mua, bán vàng miếng SJC trong hệ thống đã giảm đáng kể, hơn 70% so với năm 2013, riêng trong 2 tháng đầu năm 2021, doanh số mua bán vàng miếng SJC của toàn hệ thống đã giảm trên 30% so với cùng kỳ năm 2020.

Mục tiêu xuyên suốt là hạn chế tác động của giá vàng đến tỷ giá, thị trường ngoại hối và kinh tế vĩ mô đến nay đã và đang đạt hiệu quả tốt. Mặc dù giá vàng trong nước biến động mạnh theo giá vàng thế giới tại một số thời điểm, nhưng khác với giai đoạn trước, biến động giá vàng không ảnh hưởng đến công tác điều hành chính sách tiền tệ. Trong thời gian dài, tỷ giá tự do bám sát tỷ giá chính thức, nhiều thời điểm còn thấp hơn tỷ giá niêm yết của các NHTM, NHNN liên tục mua vào tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. Từ cuối tháng 12/2020, tỷ giá tự do bắt đầu có xu hướng tăng nhanh nhưng tỷ giá trên thị trường ngoại tệ chính thức có xu hướng giảm. Do đó, diễn biến của thị trường vàng và thị trường tự do từ đầu năm 2021 đến nay không ảnh hưởng đến diễn biến tỷ giá và tình hình thị trường ngoại tệ chính thức, không gây xáo trộn tâm lý, nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp và người dân. Hoạt động trên thị trường ngoại tệ chính thức vẫn diễn ra bình thường, thanh khoản thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. NHNN tiếp tục mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung DTNHNN.

Điều này cho thấy những nỗ lực của NHNN trong công tác quản lý thị trường vàng những năm qua, sự liên thông giữa thị trường vàng và thị trường ngoại tệ đã được hạn chế và kiểm soát tốt. Mục tiêu ổn định thị trường vàng, hạn chế tình trạng “vàng hóa” trong nền kinh tế của Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã đạt được. Đến nay, Việt Nam bước đầu đã thành công trong lộ trình chuyển dần quan hệ huy động - cho vay sang mua - bán ngoại tệ, chuyển hoàn toàn quan hệ huy động và cho vay vốn bằng vàng sang quan hệ mua - bán vàng, qua đó tạo tiền đề ổn định thị trường vàng, làm tăng niềm tin của người dân vào VND và từng bước nâng cao tính chuyển đổi của VND, tạo ra những cơ sở tiền đề quan trọng để tiếp tục thực hiện các giải pháp hạn chế vàng hóa trong nền kinh tế.

Vượt qua thời gian dài đối mặt với những khó khăn và thách thức, những thành công hôm nay trên thị trường vàng mang lại bài học kinh nghiệm trong công tác xây dựng chính sách, đó là cần nhận thức đúng đắn và tôn trọng các quy luật của kinh tế thị trường, kiên định và nhất quán giữa định hướng, mục tiêu và giải pháp để phát huy tác động chéo giữa các thị trường, lấy trọng tâm là điều hành chính sách tiền tệ giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát; kiên quyết thực hiện theo lộ trình nhưng vẫn đảm bảo tính linh hoạt phù hợp với từng điều kiện thị trường. Kết hợp tổng thể, hài hòa giữa biện pháp kinh tế, biện pháp hành chính và công tác truyền thông để đạt mục tiêu đề ra.

Đào Xuân Tuấn - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Quản lý ngoại hối, NHNN

Tạp chí Ngân hàng số Chuyên đề đặc biệt 2021


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Công tác xây dựng Đảng góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ chính trị ngành Ngân hàng năm 2024

Công tác xây dựng Đảng góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ chính trị ngành Ngân hàng năm 2024

Ở trong nước, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tăng trưởng kinh tế trên đà phục hồi, các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024.
Agribank góp phần đưa nông nghiệp Việt Nam vươn lên những tầm cao mới

Agribank góp phần đưa nông nghiệp Việt Nam vươn lên những tầm cao mới

Agribank là ngân hàng tiên phong dành nguốn vốn 50.000 tỉ đồng để triển khai chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy để xây dựng ngành Ngân hàng phát triển bền vững

Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy để xây dựng ngành Ngân hàng phát triển bền vững

Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15-SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ngay từ khi ra đời, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ chung của toàn dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến,...
Ký ức không quên về Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán

Ký ức không quên về Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán

Chiều một ngày cuối năm 1994, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đỗ Quế Lượng chủ trì một cuộc họp. Tham gia cuộc họp là đại diện một số vụ, cục thuộc NHNN, gồm: Cục Công nghệ tin học; ...
Những ngày đầu tham gia xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia

Những ngày đầu tham gia xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia

Tôi luôn có những cảm xúc sâu sắc, thiêng liêng, xen lẫn tự hào khi bồi hồi nhớ lại những năm tháng làm việc trong ngành Ngân hàng. Trong quãng thời gian ấy, tôi đã có những kỷ niệm không thể nào quên khi cùng với các anh chị em, các cán bộ, kỹ sư tham gia làm việc tại Ban Quản lý xây dựng công trình K84 (Nhà máy In tiền Quốc gia). Ôn lại những kỷ niệm đã qua thấy thật vinh dự, tự hào là một trong những cán bộ đã từng tham gia xây dựng công trình K84.
Hệ thống ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh - Dấu ấn 30 năm đổi mới và phát triển

Hệ thống ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh - Dấu ấn 30 năm đổi mới và phát triển

Ngày 23/5/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành hai Pháp lệnh về ngân hàng (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam và Pháp lệnh về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính)... Trụ sở NHNN...
Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng - Điểm nhấn trong 70 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng Việt Nam

Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng - Điểm nhấn trong 70 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng Việt Nam

Năm 2021, ngành Ngân hàng Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập (6/5/1951 - 6/5/2021). Trong 70 năm xây dựng và phát triển, toàn Ngành luôn nỗ lực, vượt qua nhiều gian nan, thử thách, đạt được nhiều thành...
35 năm cải cách Ngân hàng: Thành quả, hạn chế và thách thức, gợi mở các giải pháp

35 năm cải cách Ngân hàng: Thành quả, hạn chế và thách thức, gợi mở các giải pháp

Quá trình cải cách khu vực ngân hàng đi liền với sự đổi mới thể chế kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến năm 2021, ngành Ngân hàng...
Xem thêm
Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước

Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước

Năm 2024, trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực có những biến động phức tạp nhưng kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, nằm trong nhóm các quốc gia tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới; lạm phát được kiểm soát tốt; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Nhiều tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế uy tín (như Fitch Rating, Moody’s, S&P) tiếp tục đánh giá tích cực về tình hình kinh tế của Việt Nam. Trong những thành công đó, có đóng góp quan trọng từ việc điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, NHNN tiếp tục phát huy những thành quả đạt được trong điều hành CSTT, tăng khả năng thích ứng với những biến động của môi trường kinh tế thế giới và trong nước để kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng, góp phần nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà về điều hành CSTT nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.
Nhận thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai từ chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại theo quy định mới

Nhận thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai từ chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại theo quy định mới

Mục đích thế chấp theo Luật Nhà ở năm 2023 là để vay vốn đầu tư chính dự án nhà ở thương mại hoặc xây dựng nhà ở thuộc dự án nhà ở thương mại và bên nhận thế chấp chỉ có thể là tổ chức tín dụng tài trợ cho dự án hoặc tài trợ cho việc xây dựng nhà ở thuộc dự án.
Khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô

Khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ quyết tâm triển khai các giải pháp đã đề ra, đồng hành cùng hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tháo gỡ những khó khăn để có thể bảo đảm cung ứng đầy đủ vốn tín dụng ngân hàng phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng trong nền kinh tế, hướng tới việc thực hiện những mục tiêu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, đóng góp công sức vào công cuộc chuyển mình, cất cánh của dân tộc Việt Nam.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2025

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2025

Ngày 09 10, tại Hà Nội, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đã tổ chức Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2025 với chủ đề Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”.
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tín dụng xanh là một công cụ tài chính được thiết kế để hỗ trợ các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp là quá trình mà các công ty áp dụng những phương pháp và chiến lược bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Nền kinh tế mùa lễ hội: Khi niềm vui và lợi nhuận song hành

Nền kinh tế mùa lễ hội: Khi niềm vui và lợi nhuận song hành

Mùa lễ hội cuối năm tại Mỹ là sự kết hợp hài hòa giữa giá trị văn hóa, tinh thần và kinh tế. Lễ Tạ ơn (Thanksgiving), Giáng sinh (Christmas) hay Tết Dương lịch (New Year’s Day), mỗi dịp lễ đều mang lại ý nghĩa riêng, góp phần làm phong phú đời sống cộng đồng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tổng quan kinh tế thế giới năm 2024 và triển vọng 2025

Tổng quan kinh tế thế giới năm 2024 và triển vọng 2025

Năm 2024, hoạt động kinh tế toàn cầu tuy không rơi vào suy thoái, nhưng vẫn ở mức thấp hơn tiềm năng, với lạm phát dù đã hạ nhiệt so với năm 2023, nhưng vẫn ở mức cao hơn mục tiêu tại nhiều quốc gia.
Kinh tế - tài chính thế giới năm 2025 và một số khuyến nghị điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa ở Việt Nam

Kinh tế - tài chính thế giới năm 2025 và một số khuyến nghị điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa ở Việt Nam

Dự báo cho năm 2025, lạm phát toàn cầu tiếp tục xu hướng giảm, tiến gần hơn đến mục tiêu ổn định giá. Theo IMF, lạm phát toàn cầu dự kiến giảm từ 5,8% năm 2024 xuống còn 4,3% năm 2025 và theo OECD (9/2024), các nền kinh tế phát triển có thể đạt mức 2,0%, gần sát mục tiêu của ngân hàng trung ương.
Năm nguyên tắc cơ bản về truyền tải thông điệp chính sách của ngân hàng trung ương

Năm nguyên tắc cơ bản về truyền tải thông điệp chính sách của ngân hàng trung ương

Thông điệp truyền thông chính sách có tác động rất lớn đến cảm xúc, nhận thức của người tiếp nhận truyền thông, dẫn đến những thay đổi đáng kể trong hành vi, thói quen và đặc biệt là cách thức tương tác với nhau giữa các chủ thể truyền thông. Truyền thông đang tạo ra quá trình xã hội hóa người dùng nên thông điệp truyền thông chính sách ngày càng tác động lớn đến sự khuếch tán của nội dung truyền thông...
Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và một số hàm ý chính sách

Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và một số hàm ý chính sách

Bài viết thông qua phân tích nhanh các cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2023 và trên cơ sở số liệu nghiên cứu kinh tế vĩ mô, nhận diện những hạn chế, bất cập, từ đó đề xuất một số hàm ý về chính sách cho mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững...

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Thông tư số 54/2024/TT-NHNN ngày 17/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối