
9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của BIDV tăng trưởng trên 30%
Theo Báo cáo tài chính quý III/2018, đến hết 30/09/2018, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đề ra, cơ cấu chuyển dịch tích cực theo đúng định hướng, các chỉ tiêu hiệu quả tạo tiền đề quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu của năm 2018.
- Tổng tài sản đến 30/09/2018 đạt 1.268.413 tỷ đồng, tăng trưởng 5,5% so với đầu năm, tăng 12,67% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu nhóm NHTMCP.
- Huy động vốn đảm bảo cân đối vốn an toàn và hiệu quả, chất lượng huy động vốn được kiểm soát tốt, phù hợp với lộ trình tăng trưởng tín dụng: Tiền gửi khách hàng đạt 953.513 tỷ đồng, tăng 10,9% so với đầu năm.
- Dư nợ tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, kỳ hạn ngắn, bán lẻ và SME: Cho vay khách hàng đạt 968.752 tỷ đồng, tăng 11,75% so với đầu năm. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng phân khúc bán lẻ và SME, dư nợ ngắn hạn, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, theo đúng định hướng của Chính phủ, NHNN, hỗ trợ phát triển kinh tế đất nước.
- Tổng thu nhập hoạt động đạt 32.865 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các mảng hoạt động đều đạt kết quả tích cực, cụ thể: Thu nhập lãi thuần đạt 25.616 tỷ đồng, tăng 11,31% so với cùng kỳ năm trước; Thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ đạt 2.541 tỷ đồng, tăng trưởng tích cực 18,74 % so với cùng kỳ năm trước; Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 797 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ năm trước; Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh đạt gần 682 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước; Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đạt 221 tỷ đồng; Thu từ hoạt động khác đạt 2.866 tỷ đồng.
- Chênh lệch thu chi đạt kết quả tích cực 21.620 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. BIDV tăng cường trích lập dự phòng rủi ro trên cơ sở kết quả rà soát, phân loại nợ. Lợi nhuận trước thuế tăng 30,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 7.254 tỷ đồng, đạt 78% kế hoạch kinh doanh năm 2018 đã được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt. Các chỉ tiêu an toàn hoạt động đảm bảo theo quy định.
Trong 3 tháng cuối năm, BIDV tiếp tục điều hành hoàn thành các mục tiêu kinh doanh năm 2018, tăng trưởng tín dụng gắn chặt với chất lượng và hiệu quả, tăng cường quản lý giới hạn tín dụng theo ngành, lĩnh vực; Tăng trưởng huy động vốn với chi phí hợp lý, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn; Nỗ lực gia tăng các nguồn thu phi lãi để đảm bảo hiệu quả chung; Tập trung nguồn lực để triển khai phương án tái cơ cấu gắn với công tác xử lý nợ xấu giai đoạn 2017-2020; xúc tiến các công việc liên quan đến triển khai phương án tăng vốn theo lộ trình...
Một số điểm nổi bật trong hoạt động của BIDV 9 tháng đầu năm 2018
Moody’s tăng định hạng tín nhiệm của BIDV sau khi tăng định hạng của Việt Nam: Theo đó, định hạng của BIDV tăng 1 bậc đối với định hạng tiền gửi nội tệ/ngoại tệ dài hạn và định hạng nhà phát hành của BIDV. Triển vọng đối với các định hạng tiền gửi nội tệ dài hạn và định hạng nhà phát hành dài hạn ở mức ổn định. Định hạng tiền gửi nội tệ/ngoại tệ dài hạn: Ba3/B1, Định hạng nhà phát hành dài hạn: Ba3.
S&P giữ nguyên định hạng tín nhiệm của BIDV với triển vọng ổn định, định hạng nhà phát hành dài hạn: B+, Định hạng nhà phát hành ngắn hạn: B, Triển vọng Ổn định. Triển vọng “ổn định” phản ánh dự báo của S&P về việc BIDV sẽ tiếp tục duy trì vị thế mạnh, khả năng sinh lời khá, chất lượng tài sản cải thiện trong vòng 12 - 18 tháng tới.
Trong 9 tháng vừa qua, BIDV được các tổ chức trong nước và quốc tế ghi nhận với nhiều giải thưởng: Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 4 năm liên tiếp 2015 - 2018 (Tạp chí Asian Banker); Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam 3 năm liên tiếp - 2016, 2017, 2018 (Ngân hàng Phát triển châu Á); Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán tốt nhất Việt Nam (Tạp chí Asian Banker); Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam (Tạp chí Asian Banking & Finance); Ngân hàng cung cấp sản phẩm tài chính phái sinh tốt nhất Việt Nam (Tạp chí Asia Risk); Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về kinh doanh trái phiếu; Tổ chức tư vấn phát hành trái phiếu tốt nhất (Tạp chí Global Banking and Finance Review); Top 15 doanh nghiệp có thương hiệu giá trị nhất Việt Nam (Tạp chí Forbes Việt Nam), và nhiều giải thưởng uy tín khác.
CTV
(Tạp chí Ngân hàng số 21/2018)
Tin bài khác


Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ
