Tín dụng chính sách xã hội trên vùng đất nắng và gió

Hoạt động ngân hàng
Ninh Thuận - vùng đất nắng và gió thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Tổ quốc; nơi đây vẫn còn nhiều hộ dân nghèo cần có sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước để phát triển sản xuất, kinh doanh. Với sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, tín dụng chính sách xã hội đã được tập trung huy động, giải ngân hiệu quả góp phần quan trọng để Ninh Thuận tạo bước đột phá lớn, thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm và xây dựng nông thôn mới.
aa

Ninh Thuận - vùng đất nắng và gió thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Tổ quốc; nơi đây vẫn còn nhiều hộ dân nghèo cần có sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước để phát triển sản xuất, kinh doanh. Với sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, tín dụng chính sách xã hội đã được tập trung huy động, giải ngân hiệu quả góp phần quan trọng để Ninh Thuận tạo bước đột phá lớn, thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm và xây dựng nông thôn mới.

Chặng đường 20 năm chuyển tải vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo

Để triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận được thành lập và đi vào hoạt động ngày 14/01/2003 theo Quyết định số 54/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH. Những ngày đầu mới thành lập, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nguồn nhân lực còn ít, vừa làm, vừa tuyển dụng, trong khi đó phải quản lí khối lượng khách hàng lớn, món vay nhỏ lẻ; đối tượng thụ hưởng chính sách chủ yếu là hộ nghèo trải rộng khắp toàn tỉnh, tập trung ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa; trình độ, kinh nghiệm sản xuất và kiến thức sử dụng vốn của khách hàng còn hạn chế, phần nào ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn vay.

Quá trình 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/NĐ-CP đã tạo được sự đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành đều chung tay thực hiện tín dụng chính sách xã hội; bộ máy quản trị, quy mô tổ chức của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận từng bước hoàn thiện và hoạt động ổn định; công tác quản lí hoạt động tín dụng chính sách xã hội ngày càng chặt chẽ và phát huy hiệu quả.


NHCSXH tỉnh Ninh Thuận thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, đảm bảo nguồn vốn
đến đúng đối tượng thụ hưởng

Từ hai chương trình nhận bàn giao ban đầu là cho vay hộ nghèo và cho vay giải quyết việc làm, với tổng dư nợ gần 80 tỉ đồng, đến nay, NHCSXH Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận đã mở rộng triển khai cho vay thêm 18 chương trình tín dụng chính sách, với tổng dư nợ đến ngày 30/12/2022 đạt trên 2.936 tỉ đồng, với 77.512 khách hàng còn dư nợ. Chất lượng tín dụng chính sách được thường xuyên chú trọng củng cố, nâng cao theo hướng phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, với mạng lưới 65 điểm giao dịch tại các xã, phường, thị trấn và 1.590 tổ tiết kiệm và vay vốn là “cánh tay nối dài” của NHCSXH trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội, tạo cầu nối giữa ngân hàng với người vay vốn bảo đảm công khai, dân chủ, đem lại hiệu quả kinh tế một cách rõ nét.

20 năm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 78/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả nổi bật. NHCSXH Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận đã huy động nhiều nguồn lực, chuyển tải kịp thời, an toàn nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, góp phần quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội bền vững trên địa bàn tỉnh. Nguồn vốn chính sách đã giúp cho trên 473 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, góp phần giúp trên 63,2 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; trên 26 nghìn lao động được vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm; trên 66 nghìn học sinh, sinh viên được vay vốn học tập; trên 69 nghìn lượt hộ vay vốn để xây dựng trên 87 nghìn công trình nước sạch và công trình nhà vệ sinh; trên 8 nghìn hộ nghèo được vay vốn xây dựng nhà ở…

Riêng trong năm 2022, nguồn vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho hơn 5,5 nghìn lao động với số tiền hơn 263,7 tỉ đồng; giải quyết cho hơn 7,1 nghìn hộ vay vốn để xây dựng, sửa chữa nhà vệ sinh và lắp đặt công trình nước sạch với số tiền hơn 126 tỉ đồng; tiếp tục giải quyết cho 2.534 hộ gia đình, 2.706 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn với số tiền hơn 46,6 tỉ đồng để trang trải chi phí học tập; giúp cho 1.211 hộ ở các xã thuộc vùng khó khăn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh với số tiền hơn 51 tỉ đồng; hơn 8 nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn với số tiền 299 tỉ đồng; hơn 13,8 nghìn hộ dân sinh sống tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi được thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi với số tiền hơn 509 tỉ đồng.

“Luồng sinh khí mới” đến từ Chỉ thị số 40-CT/TW

Phó Giám đốc phụ trách NHCSXH Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận Lê Minh Lộc cho biết, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội ra đời mang đến “luồng sinh khí mới”, thúc đẩy mạnh mẽ tư duy, nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, tạo sự chủ động trong việc phối hợp triển khai có hiệu quả, đưa hoạt động tín dụng chính sách xã hội ngày càng tăng trưởng và phát triển bền vững cả về quy mô và chất lượng. Sau khi tiếp nhận Chỉ thị số 40-CT/TW, với vai trò là cơ quan đầu mối, NHCSXH Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận đã báo cáo Ban Đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 67-CT/TU ngày 23/4/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; cùng với đó, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Ninh Thuận đã ban hành nhiều kế hoạch, văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức triển khai đồng bộ, toàn diện, đảm bảo đúng theo tinh thần, chủ trương của Đảng, Chính phủ là “Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Qua hơn 08 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, công tác tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có những chuyển biến rõ rệt, mô hình tổ chức và phương thức quản lí phù hợp với thực tiễn cơ sở, huy động được nhiều nguồn lực, đáp ứng nhu cầu vay vốn của đông đảo hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Các cấp ủy chính quyền địa phương luôn dành sự quan tâm và tạo mọi điều kiện cho hoạt động NHCSXH, góp phần đẩy nhanh các chương trình cho vay đến các đối tượng thụ hưởng. Hằng năm, UBND tỉnh Ninh Thuận và các huyện, thành phố đều dành một phần nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn lực cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cùng với đó, NHCSXH Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận đã tập trung triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực tài chính thông qua công tác huy động vốn từ phong trào “gửi tiền chung tay vì người nghèo”; vận động các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp gửi nguồn quỹ ngoài ngân sách tạm thời chưa sử dụng vào NHCSXH để tăng cường nguồn vốn, bổ sung cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đóng góp hiệu quả nhiều hơn vào công cuộc giảm nghèo, đảm bảo an sinh bền vững trên địa bàn tỉnh.

Tích cực giải ngân vốn tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình; căn cứ kế hoạch của Tổng Giám đốc NHCSXH, NHCSXH Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng kế hoạch thực hiện, chủ động tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành liên quan, địa phương tập trung triển khai thực hiện các chính sách cho vay, đảm bảo các nội dung theo quy định. Để giúp người dân tiếp cận, nắm rõ chính sách mới của Đảng, Nhà nước, sớm hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn, ngoài việc phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình địa phương tăng thời lượng phát sóng, đăng tin bài tuyên truyền, NHCSXH còn treo áp phích, niêm yết công khai quy trình thủ tục cho vay, lãi suất, thời hạn vay vốn tại trụ sở NHCSXH, phòng giao dịch NHCSXH các huyện, các điểm giao dịch xã tại UBND các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh; đồng thời, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên tích cực rà soát đối tượng, xác định nhu cầu vốn, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để các chính sách cho vay sớm đi vào thực tiễn, bảo đảm công khai, minh bạch, sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, tránh trục lợi chính sách.

Trong năm 2022, NHCSXH Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận đã tích cực giải ngân các chương trình tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đạt 196,4 tỉ đồng với 4.899 khách hàng được tiếp cận vốn vay, góp phần tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trong đó, cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm 150 tỉ đồng, với gần 3.000 lao động; cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn mua máy tính, thiết bị học trực tuyến 15 tỉ đồng/1.500 hộ; cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập 4,04 tỉ đồng/81cơ sở; cho vay nhà ở xã hội 11,8 tỷ đồng/38 hộ; cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 1 (theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 - 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 - 2025) đạt 15,6 tỉ đồng/280 hộ.

Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã kịp thời giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, người dân đầu tư khởi nghiệp, tái sản xuất, kinh doanh trước tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Hầu hết những hộ vay vốn NHCSXH đều có chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đầy đủ; nhiều hộ dân đã biết cách làm ăn, trồng trọt, chăn nuôi, tăng thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh sau đại dịch Covid-19. Qua đó tiếp tục khẳng định, chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng, Nhà nước, có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, chính trị - xã hội, tạo được sự đồng thuận cao của các cấp, các ngành và được hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác vui mừng đón nhận.

Động lực khích lệ các đối tượng thụ hưởng chính sách vươn lên thoát nghèo

Các chương trình tín dụng chính sách của NHCSXH trong những năm qua đã tạo động lực, khích lệ người nghèo và các đối tượng chính sách khác tự lực vươn lên thoát nghèo, người nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có cuộc sống ấm no hơn.

Bà Trương Thị Lệ ở thôn Quán Thẻ 3, xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận là một trong hơn 75 nghìn hộ vay vốn tại NHCSXH Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận nhớ lại quãng thời gian một mình nuôi 04 con nhỏ, nhà cửa không có, ăn thì bữa đói, bữa no. Nhờ có sự giúp đỡ của chính quyền, Hội Nông dân xã và NHCSXH Chi nhánh huyện Thuận Nam, hiện nay, gia đình bà Lệ đã thoát nghèo bền vững.

Năm 2009, gia đình bà Lệ được vay vốn chương trình hộ nghèo tại NHCSXH Chi nhánh huyện Thuận Nam với số tiền 20 triệu đồng để chăn nuôi heo. Việc chăn nuôi gặp nhiều thuận lợi, khi heo lớn xuất chuồng, bà Lệ đã trả được nợ cho ngân hàng. Sau đó, bà Lệ tiếp tục được vay 20 triệu đồng cải tạo lại chuồng trại và đầu tư vào nuôi heo giống. Ngoài ra, để nuôi 04 người con đang tuổi ăn học, bà Lệ không ngại khó, ngại khổ, ai thuê gì làm nấy, làm cả ngày lẫn đêm, để cốt sao có tiền lo cho các con ăn học.

Các con bà Lệ lần lượt vào đại học, đứa lớn chưa kịp ra trường thì đứa nhỏ lại thi đậu đại học, khó khăn chồng chất khó khăn. Nhà có miếng đất để ở, nhưng cũng không có sổ để mang đi thế chấp vay vốn ngân hàng, còn bán đi thì 05 mẹ con không còn chỗ ở. Thấy mẹ quá vất vả, các con đòi nghỉ học để đi làm kiếm tiền phụ giúp mẹ. Trong hoàn cảnh đó, bà Lệ được Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn giới thiệu về chính sách vay vốn cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH. Chính quyền địa phương, NHCSXH đã tạo điều kiện cho bà Lệ được vay vốn học sinh, sinh viên cho các con đi học, lần lượt: Cháu thứ nhất vay 40 triệu đồng, cháu thứ hai vay 33 triệu đồng, cháu thứ ba vay 44 triệu đồng và cháu thứ tư vay 32 triệu đồng. Chưa dừng lại ở đó, năm 2017, cháu thứ ba ra trường được vay 100 triệu đồng vốn vay đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Đến nay, 04 người con của bà Lệ đã có việc làm và thu nhập ổn định. Số tiền nợ ngân hàng được trả đúng hạn, bà còn xây được ngôi nhà mới khang trang, rộng rãi.

Bà Lệ chia sẻ: “Nếu không nhờ chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm giúp đỡ kịp thời của chính quyền địa phương, các hội đoàn thể và NHCSXH có lẽ giờ đây gia đình tôi vẫn là một hộ nghèo của xã và là gánh nặng của địa phương”.

Hay như gia đình ông Ka tơr Hà Khanh là hộ nghèo của xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận nhưng hiện đã trở thành ông chủ của một mô hình ăn nên làm ra bên dãy Trường Sơn. Nhờ được vay 50 triệu đồng vốn ưu đãi vay của NHCSXH, ông Ka tơr Hà Khanh đã mạnh dạn nuôi trâu, bò, cừu, dê nhốt chuồng. Nhờ chăm sóc, phòng bệnh chu đáo và chủ động nguồn thức ăn dự trữ, công việc chăn nuôi của gia đình ông ngày một phát triển, cho thu nhập đến cả trăm triệu đồng mỗi năm sau khi trừ hết chi phí. Ông Ka tơr Hà Khanh cho biết, nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước do NHCSXH cho vay đã thực sự là “đòn bẩy” giúp gia đình ông thoát nghèo bền vững.

Cùng ở xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc còn có hộ anh Chamaléa Hải cũng là gương điển hình về phát triển kinh tế, thoát nghèo, có kinh tế tích lũy nhờ vốn vay ưu đãi từ NHCSXH. Là nông dân “thứ thiệt” nhưng điều kiện đất đai ít ỏi, con cái lại đang độ tuổi ăn học, kinh tế gia đình anh Hải gặp rất nhiều khó khăn. Với số vốn vay ban đầu từ chương trình giải quyết việc làm 30 triệu đồng, anh Hải đầu tư nuôi 04 con bò, từ việc chăm sóc chu đáo, đàn bò sinh sản tốt, gia đình anh đã tích lũy được một số vốn trả nợ, lãi đầy đủ cho ngân hàng. Đến năm 2020, anh Hải tiếp tục đăng ký vay 80 triệu đồng để xây dựng chuồng trại, mở rộng quy mô chăn nuôi; đến nay đã sở hữu được 06 con bò, 1.500 con gà thả vườn và 12 con heo đen sinh sản. Giờ đây, cuộc sống của gia đình anh Hải được cải thiện rất nhiều, con cái ăn học đàng hoàng và là hộ sản xuất giỏi ở địa phương.

Có thể nói, nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH là “chiếc cần câu” hữu ích cho nhiều hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách có thêm những động lực mới để phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Phan Lâm (Hà Nội)

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và với sự chỉ đạo triển khai của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Ninh, những năm qua, Chương trình cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã tạo động lực giúp hàng trăm phụ nữ trên địa bàn tỉnh mạnh dạn khởi nghiệp và phát triển kinh tế ổn định, hiệu quả, góp phần tích cực cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình...
Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Là “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trong việc truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với phụ nữ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Lộc, thành phố Huế luôn đồng hành, sát cánh với hội viên, giúp họ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, quyền năng kinh tế cho chị em, qua đó, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Bài viết tập trung phân tích hiệu quả nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2024 thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng.
Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang là một nền kinh tế có độ mở lớn, việc giao thương với các quốc gia trên thế giới đã mở ra nhiều cơ hội trong việc kinh doanh ngoại tệ nói chung và hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh tại các TCTD nói chung. Theo đó, các TCTD đã tận dụng tốt cơ hội và lợi thế để triển khai các sản phẩm phái sinh đến khách hàng dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng cũng như sự điều tiết của thị trường.
Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Sự phát triển công nghệ ngân hàng số diễn ra mạnh mẽ với tốc độ khá nhanh, kéo theo sự thay đổi nhanh chóng dịch vụ tài chính; các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới đa dạng đem lại những trải nghiệm mới và lợi ích sử dụng cho khách hàng.
“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Với lợi thế tự nhiên vừa có đồng bằng, miền núi, biên giới giáp với Vương quốc Campuchia và sự hỗ trợ từ những chính sách đặc thù, tỉnh An Giang đã và đang vươn lên trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển bền vững.
Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024, hệ thống ngân hàng đã phát huy vai trò là huyết mạch quan trọng, chủ động bảo đảm nguồn vốn lưu thông linh hoạt, đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng của tỉnh.
25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

Tại Việt Nam, vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, khi hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển từ một cấp thành hai cấp, định hướng hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường, hàng loạt quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng và cả một số ngân hàng lâm vào tình trạng mất vốn, nợ tồn đọng lớn, gây ảnh hưởng tới uy tín của hệ thống ngân hàng, lòng tin của người dân và doanh nghiệp.
Xem thêm
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc