
Thể lệ gửi bài đăng trên Tạp chí Ngân hàng
1. Mục đích, tôn chỉ của Tạp chí Ngân hàng
Tạp chí Ngân hàng là cơ quan ngôn luận và diễn đàn về lý luận nghiệp vụ, khoa học và công nghệ ngân hàng; có chức năng tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, hoạt động ngân hàng và những thành tựu về khoa học, công nghệ của ngành Ngân hàng và lĩnh vực liên quan theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật; tổ chức diễn đàn trao đổi lý luận nghiệp vụ về tiền tệ và hoạt động ngân hàng và các lĩnh vực khác có liên quan; phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội về hoạt động ngân hàng.
2. Các yêu cầu đối với bài viết gửi đăng Tạp chí Ngân hàng
2.1. Nội dung bài viết
- Các bài viết cần quán triệt đầy đủ mục đích, tôn chỉ và định hướng của Tạp chí Ngân hàng được nêu ở mục 1.
- Bài viết cần nêu được những ý kiến quan điểm, nội dung, phương pháp tiếp cận, phương pháp nghiên cứu mới; có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, mang tính phản biện khoa học, mang tính xây dựng tích cực.
- Bài viết gửi đăng Tạp chí Ngân hàng phải là bài viết chưa được công bố. Tác giả là chủ sở hữu quyền tác giả của bài viết và chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung khoa học, cũng như các thông tin, tư liệu, số liệu... trong bài viết.
- Bài viết tuân thủ đúng quy định của Luật Báo chí.
2.2. Hình thức trình bày bài viết
- Bài viết gửi đăng phải được đánh máy trên giấy A4, font chữ Times New Roman (mã Unicode), cỡ chữ 14, khoảng cách dòng 1.5 lines, cách đoạn 3pt, có độ dài từ 6 - 12 trang.
- Bài viết trình bày thành các phần, các mục rõ ràng, mạch lạc và hợp lý. Nếu bài viết được chia thành các mục và tiểu mục, đánh số theo thứ tự, ví dụ: 1.; 1.1; 1.1.1...
2.3. Trích dẫn, tài liệu tham khảo
- Trích dẫn trong bài viết bao gồm các thông tin sau:
Tên tác giả, tổ chức; Năm xuất bản; Trang tài liệu trích dẫn (nếu có). Ví dụ 1: Lazsen (1971) là người đầu tiên đưa ra lý thuyết này; Hoặc: Lý thuyết này được đưa ra đầu tiên vào năm 1971 (Lazsen, 1971). Ví dụ 2: Lazsen (1971) nêu rõ “Yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân”. Hoặc: “Yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân” (Lazsen, 1971).
- Danh mục tài liệu tham khảo:
Danh mục tài liệu tham khảo được đặt cuối bài viết, chỉ liệt kê những tài liệu được trích dẫn trong bài viết (sách, bài viết, nguồn ấn phẩm điện tử).
Danh mục tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái đối với tên tác giả và theo thứ tự thời gian xuất bản.
Mỗi danh mục tài liệu tham khảo bao gồm các thông tin: Tên tác giả, tên tác phẩm, năm xuất bản, nơi xuất bản. Cụ thể:
+ Đối với luận văn, sách, báo cáo:
Mẫu quy chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản. Ví dụ: Nguyễn Văn A (2009), Kinh tế Việt Nam năm 2008, Nhà Xuất bản ABC, Hà Nội.
+ Đối với các tài liệu là bài viết:
Mẫu quy chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản),“tên bài báo”, tên tạp chí, số phát hành, khoảng trang chứa nội dung bài báo trên tạp chí. Ví dụ: Lê Xuân H (2009), “Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và khuyến nghị chính sách cho năm 2011”, Tạp chí Ngân hàng, số 10, trang 7 - 13.
+ Đối với ấn phẩm điện tử:
Mẫu quy chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản), tên ấn phẩm/tài liệu điện tử, tên tổ chức xuất bản, ngày tháng năm truy cập, liên kết đến ấn phẩm/tài liệu. Ví dụ: Nguyễn Văn A (2010), Tăng trưởng bền vững, Tạp chí Y, truy cập ngày 04/11/2010, http://tapchiY/tăngtưởng.pdf.
2.4. Thông tin của tác giả
- Họ tên tác giả/bút danh (nếu có)
- Học hàm/học vị
- Nơi làm việc của tác giả
- Thông tin liên lạc: Địa chỉ, email, điện thoại
- Số tài khoản; mã số thuế; số chứng minh nhân dân/căn cước công dân.
3. Phương thức gửi bài
Tạp chí Ngân hàng nhận bản thảo qua địa chỉ:
Email : banbientaptcnh@gmail.com hoặc banthuky_tcnh@sbv.gov.vn
Điện thoại liên lạc: 024.39392185 hoặc 024.38354807.
TẠP CHÍ NGÂN HÀNG
Tin bài khác


Quy định về lưu trữ

Quy định chống đạo văn đối với các bài viết gửi đăng Tạp chí Ngân hàng

Chính sách tài chính

Đạo đức xuất bản

Hội đồng Biên tập

Các phòng chuyên môn

Các hoạt động chính của Tạp chí Ngân hàng

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Định vị lại vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu: Phân tích từ góc độ chuyển dịch dòng vốn FDI giai đoạn 2021 - 2025

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”
