Quy trình phản biện bài viết đăng trên Tạp chí Ngân hàng

Giới thiệu
Tạp chí Ngân hàng là ấn phẩm của Thời báo Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, phổ biến đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động ngân hàng và những thành tựu về khoa học, công nghệ của ngành Ngân hàng, những lĩnh vực liên quan theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật.
aa

I. Các giai đoạn của quy trình phản biện

1.Giai đoạn sơ loại

Bài viết của tác giả gửi đăng Tạp chí Ngân hàng sẽ được kiểm tra mức độ đáp ứng các yêu cầu của Tạp chí Ngân hàng (phù hợp tôn chỉ, mục đích, nội dung khoa học của Tạp chí, đáp ứng quy định về bài viết khoa học).

- Chấp nhận sơ loại: Nếu bài viết đáp ứng các tiêu chí đặt ra, tác giả sẽ nhận được thư phản hồi thông báo bài viết đã được chuyển vào quy trình phản biện của Tạp chí Ngân hàng.

- Từ chối sơ loại: Nếu bài viết chưa đáp ứng được các tiêu chí đặt ra của Tạp chí Ngân hàng, tác giả sẽ nhận được thư phản hồi thông báo về tình trạng của bài viết (từ chối nhận bài hoặc đề nghị chỉnh sửa theo yêu cầu của Tạp chí Ngân hàng).

2. Giai đoạn phản biện kín

Sau Giai đoạn sơ loại, Tạp chí Ngân hàng sẽ gửi bài viết (đã được lược bỏ tên, địa chỉ của tác giả bài viết) đến người phản biện. Người phản biện có trách nhiệm bảo mật nội dung bài viết, không chia sẻ thông tin bài viết và thông tin nhận xét về bài viết.

Trước khi chấp nhận hoặc từ chối phản biện bài viết, người được mời phản biện xem xét các vấn đề sau: (i) Sự phù hợp của nội dung bài viết với lĩnh vực chuyên môn của người được mời phản biện để có thể đưa ra nhận xét chính xác đối với bài viết; (ii) Người phản biện đảm bảo đáp ứng được thời hạn gửi lại nhận xét bài viết cho Tạp chí Ngân hàng; (iii) Trường hợp từ chối phản biện, đề xuất người phản biện khác phù hợp hơn (nếu có).

(i) Bản nhận xét phản biện

Nhận xét của người phản biện là cơ sở để Tạp chí Ngân hàng quyết định có nên đăng bài viết đó hay không.

(ii) Nội dung phản biện

Người phản biện đưa ra ý kiến nhận xét bài viết căn cứ vào các tiêu chí thẩm định bài viết, cụ thể:

- Bài viết đảm bảo tuân thủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Sự phù hợp của chủ đề bài viết: Tên bài, vấn đề, mục tiêu nghiên cứu; kết cấu, hình thức trình bày.

- Cơ sở lí luận/khung lí thuyết và tổng quan nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu.

- Phân tích và trình bày kết quả nghiên cứu.

- Những điểm mới của bài viết.

- Các tác động của bài viết.

- Đóng góp về học thuật và thực tiễn.

- Trích dẫn nguồn tài liệu chính xác, đầy đủ, rõ ràng.

(iii) Kết luận của người phản biện

Bao gồm một trong ba trường hợp sau:

- Không nên đăng (giải thích rõ lí do trong bản nhận xét).

- Đề xuất đăng không cần chỉnh sửa.

- Sửa theo ý kiến phản biện và gửi lại cho Tòa soạn, đồng thời ghi chú rõ Tòa soạn có cần gửi lại cho người phản biện xem bài viết đã sửa hay không.

Ngoài ra, nếu người phản biện nghi ngờ gian lận, đạo văn hay phát hiện nào khác, cần nêu nghi vấn đó và cung cấp các chi tiết liên quan cho Tòa soạn.

3. Giai đoạn duyệt đăng bài viết

Sau khi bài viết đã qua giai đoạn phản biện kín, Tổng Biên tập Tạp chí Ngân hàng đưa ra quyết định cuối cùng (duyệt đăng hay từ chối đăng) khi:

- Phản biện kín đồng ý cho đăng bài viết và Tổng Biên tập đồng ý với phản biện kín: Tác giả sẽ được thông báo và bài viết được đưa vào danh sách chờ duyệt đăng.

- Phản biện kín yêu cầu tác giả chỉnh sửa bài viết: Tác giả sẽ được thông báo để chỉnh sửa theo yêu cầu của phản biện kín và gửi lại Tạp chí Ngân hàng bài viết đã chỉnh sửa. Bài viết được đưa vào danh sách chờ duyệt đăng nếu đạt yêu cầu của phản biện kín. Trường hợp bài viết chưa đạt yêu cầu, tác giả bài viết sẽ được Tạp chí Ngân hàng yêu cầu sửa tiếp.

- Phản biện kín không đồng ý cho đăng bài viết và Tổng Biên tập đồng ý với phản biện kín: Tác giả sẽ nhận được thông báo bài viết không được sử dụng.

- Phản biện kín không đồng ý cho đăng bài viết và Tổng Biên tập không đồng ý với phản biện kín: Bài viết sẽ được gửi đến một phản biện kín thứ hai để đảm bảo tính khách quan. Nếu phản biện kín thứ hai cũng đề xuất không đồng ý đăng bài viết, tác giả sẽ nhận được thông báo bài viết không được sử dụng đăng Tạp chí Ngân hàng. Trường hợp phản biện kín thứ hai đề xuất đồng ý đăng nếu tác giả bổ sung, chỉnh sửa thêm, bài viết sẽ được gửi lại để tác giả bổ sung, chỉnh sửa theo yêu cầu của người phản biện thứ hai.

- Phản biện kín đồng ý cho đăng bài viết, Tổng Biên tập không đồng ý với phản biện kín: Trường hợp này Tòa soạn sẽ mời phản biện kín thứ hai tham gia phản biện bài viết. Nếu phản biện kín thứ hai không đồng ý cho đăng bài viết, tác giả sẽ nhận được thông báo bài viết không được chấp nhận sử dụng. Trường hợp phản biện kín thứ hai đồng ý cho đăng bài viết, tác giả sẽ nhận được thông báo và bài viết được đưa vào danh sách chờ duyệt đăng (sau khi được sự đồng ý của Tổng Biên tập).

II. Thời gian sơ loại, phản biện và chỉnh sửa bài viết

- Thời gian sơ loại: Tạp chí Ngân hàng tổ chức sơ loại bài viết trong tối đa 05 ngày kể từ ngày tác giả gửi bài tới Tạp chí Ngân hàng (không kể thứ 7, chủ nhật, ngày lễ).

- Thời gian người phản biện gửi nhận xét: Tối đa 10 ngày, tính từ ngày Tạp chí Ngân hàng gửi bài viết cho người phản biện, không kể thứ 7, chủ nhật, ngày lễ (một số trường hợp đặc biệt, Tạp chí Ngân hàng có thể thống nhất với người phản biện cho ý kiến nhận xét nhanh hoặc kéo dài hơn).

- Thời gian tác giả chỉnh sửa và gửi lại bài viết: Tối đa 07 ngày, tính từ ngày Tạp chí Ngân hàng gửi nhận xét cho tác giả, không kể thứ 7, chủ nhật, ngày lễ (một số trường hợp đặc biệt, Tạp chí Ngân hàng có thể thống nhất với người phản biện cho ý kiến nhận xét nhanh hoặc kéo dài hơn)./.

TCNH

Tin bài khác

Quy định về lưu trữ

Quy định về lưu trữ

Tạp chí Ngân hàng là ấn phẩm của Thời báo Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Quy định chống đạo văn đối với các bài viết gửi đăng Tạp chí Ngân hàng

Quy định chống đạo văn đối với các bài viết gửi đăng Tạp chí Ngân hàng

Tạp chí Ngân hàng nghiêm cấm các hành vi đạo văn đối với các bài viết gửi đăng Tạp chí Ngân hàng.
Chính sách tài chính

Chính sách tài chính

Tạp chí Ngân hàng là ấn phẩm của Thời báo Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, phổ biến đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động ngân hàng và những thành tựu về khoa học, công nghệ của ngành Ngân hàng, những lĩnh vực liên quan theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật.
Đạo đức xuất bản

Đạo đức xuất bản

Tạp chí Ngân hàng là ấn phẩm của Thời báo Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động ngân hàng và những thành tựu về khoa học, công nghệ của ngành Ngân hàng và lĩnh vực liên quan theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật.
Hội đồng Biên tập

Hội đồng Biên tập

Ngày 09/7/2025, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ký ban hành Quyết định số 2723/QĐ-NHNN về việc kiện toàn Hội đồng Biên tập Tạp chí Ngân hàng. Theo đó, Hội đồng Biên tập Tạp chí Ngân hàng gồm 20 thành viên, có chức năng tư vấn về nội dung, lý luận, nghiệp vụ, khoa học và công nghệ cho Tạp chí Ngân hàng (phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh), bảo đảm các bài viết được đăng tải mang tính khoa học, chuyên sâu và có giá trị thực tiễn.
Các phòng chuyên môn

Các phòng chuyên môn

Căn cứ Quyết định số 286/QĐ-NHNN ngày 24/02/2025 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thời báo Ngân hàng, kể từ ngày 01/3/2025, Thời báo Ngân hàng chịu trách nhiệm tổ chức biên tập, xuất bản, phát hành Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng bản in và điện tử bảo đảm đúng tôn chỉ mục đích và quy định trong Giấy phép hoạt động báo chí được cấp.
Các hoạt động chính của Tạp chí Ngân hàng

Các hoạt động chính của Tạp chí Ngân hàng

Tạp chí Ngân hàng là ấn phẩm của Thời báo Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thể lệ gửi bài đăng trên Tạp chí Ngân hàng

Thể lệ gửi bài đăng trên Tạp chí Ngân hàng

Tạp chí Ngân hàng là ấn phẩm của Thời báo Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động ngân hàng và những thành tựu về khoa học, công nghệ của ngành Ngân hàng và lĩnh vực liên quan theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật.
Xem thêm
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 12 - khóa XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 12 - khóa XIII

Sáng 18/7/2025, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Hội nghị Trung ương 12) đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị. Tạp chí Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Trong những năm gần đây, chế định pháp lý về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) ngày càng được các cơ quan có thẩm quyền chú trọng xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện nay, các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này vẫn chưa thực sự đầy đủ và còn những bất cập, gây khó khăn trong việc áp dụng, bởi đây là một loại tài sản mang tính chất đặc thù và tiềm ẩn nhiều rủi ro so với các loại tài sản hiện hữu. Vì vậy, cần có cơ chế rõ ràng, hướng dẫn cụ thể để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, giảm thiểu những rủi ro cho các TCTD trong việc nhận thế chấp loại hình tài sản này.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Ngày 29/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là Nghị định đầu tiên tại Việt Nam thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc thử nghiệm các sản phẩm, mô hình, dịch vụ tài chính mới ứng dụng công nghệ, đồng thời là bước tiến quan trọng trong quá trình thể chế hóa đổi mới sáng tạo tài chính tại Việt Nam. Không chỉ góp phần hiện thực hóa chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và chuyển đổi số ngành Ngân hàng, Nghị định này còn tạo ra các tác động sâu rộng đối với cả hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế.
Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2018, dù đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng lại đang tạo ra những rào cản đáng kể cho doanh nghiệp do thời gian thẩm định kéo dài, yêu cầu hồ sơ phức tạp, đòi hỏi nhiều tài liệu chuyên sâu như mô tả giao dịch và phân tích thị trường. Những yếu tố này không chỉ làm tăng chi phí tuân thủ, rủi ro pháp lý, nguy cơ rò rỉ thông tin, mà còn cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng.
Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng  và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và khuyến nghị đối với Việt Nam

Phát triển các sản phẩm tài chính mới gắn với tín chỉ các-bon là chiến lược then chốt để thu hút dòng vốn tư nhân vào lĩnh vực giảm phát thải. Các sản phẩm như trái phiếu xanh được gắn với việc phát hành hoặc mua tín chỉ các-bon có thể tạo ra các dòng tiền ổn định và hấp dẫn cho nhà đầu tư bền vững (Asian Development Bank, 2019). Các khoản vay xanh thế chấp bằng tín chỉ các-bon cho phép doanh nghiệp tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn nếu cam kết tạo ra lượng giảm phát thải xác thực. Việc đa dạng hóa các sản phẩm tài chính gắn với tín chỉ các-bon không chỉ tạo thêm động lực kinh tế cho các dự án xanh mà còn giúp thị trường các-bon phát triển theo hướng tích hợp sâu rộng với hệ sinh thái tài chính quốc gia.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 14/2025/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng