
Quy định chống đạo văn đối với các bài viết gửi đăng Tạp chí Ngân hàng
Tạp chí Ngân hàng nghiêm cấm các hành vi đạo văn đối với các bài viết gửi đăng Tạp chí Ngân hàng. Các bài viết gửi đăng Tạp chí Ngân hàng mắc những lỗi sau sẽ được coi là đạo văn và Tạp chí Ngân hàng sẽ không xem xét đăng bài:
1. Sử dụng các câu văn, đoạn văn, thông tin, số liệu, hình ảnh, video, ý tưởng từ các bài viết của người khác đưa vào bài viết của mình mà không chỉ dẫn hoặc chỉ dẫn không chính xác nguồn tác phẩm được trích dẫn.
2. Không dẫn nguồn đã trích khi thay đổi từ ngữ, di chuyển từ ngữ, câu, đoạn, ý tưởng của tác giả khác; gắn từ ngữ, câu, đoạn của các nguồn khác nhau và chỉnh sửa lại trong bài viết, thay đổi từ ngữ, cụm từ, câu nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc đoạn văn hoặc bài viết.
3. Diễn giải hoặc tóm tắt đoạn văn, nội dung trong tác phẩm của người khác bằng ngôn ngữ của mình mà không trích dẫn nguồn gốc tác phẩm được sử dụng.
4. Sử dụng một phần hoặc toàn bộ tác phẩm; một hoặc nhiều tác phẩm của người khác để hình thành tác phẩm của mình có dung lượng trùng lặp chiếm từ 20% nội dung tác phẩm trở lên. Quy định này không áp dụng cho các trường hợp trích dẫn hợp lí tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong các tác phẩm của mình.
5. Lấy tác phẩm của người khác và trình bày như tác phẩm của mình:
- Sao chép toàn bộ tác phẩm của người khác thành tác phẩm của mình.
- Dịch hoặc diễn đạt toàn bộ hoặc một phần tác phẩm từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc ngược lại để tạo thành ít nhất 20% tác phẩm của mình mà không chỉ rõ các thông tin về tác phẩm gốc.
6. Sử dụng hơn 30% những tác phẩm của mình đã công bố để tạo thành tác phẩm mới do mình là tác giả hoặc đồng tác giả mà không ghi rõ nguồn, được cho là hình thức tự đạo văn./.
Tin bài khác


Quy định về lưu trữ

Chính sách tài chính

Đạo đức xuất bản

Hội đồng Biên tập

Các phòng chuyên môn

Các hoạt động chính của Tạp chí Ngân hàng

Thể lệ gửi bài đăng trên Tạp chí Ngân hàng

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Định vị lại vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu: Phân tích từ góc độ chuyển dịch dòng vốn FDI giai đoạn 2021 - 2025

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”
