
Quá trình hình thành và phát triển Tạp chí Ngân hàng
- Tháng 9/1952: 2 số Tập san Ngân hàng đầu tiên ra mắt bạn đọc.
- Năm 1953-1954: Mỗi năm xuất bản 8 số Tập san Ngân hàng.
- Năm 1955: Xuất bản 10 số Tập san Ngân hàng.
- Năm 1956: Xuất bản 15 số Tập san Ngân hàng.
- Năm 1957, 1958: Xuất bản 12 số Tập san Ngân hàng khổ 19x26 cm.
- Năm 1959: Xuất bản 23 số Tập san Ngân hàng.
- Năm 1960: Lần đầu tiên, Tập san Ngân hàng in ảnh kèm bài viết.
- Năm 1961 - 1967: Mỗi tháng xuất bản 3 kỳ, mỗi kỳ 15 trang.
- Năm 1968 - 1971: Mỗi năm xuất bản 12 số Tập san, mỗi số dày 31 trang.
- Năm 1972 - 1973: Tập san Ngân hàng có nhiều thay đổi về hình thức và thêm nhiều chuyên mục.
- Năm 1977 - 1986: Tập san Ngân hàng xuất bản 2 tháng 1 kỳ.
- Năm 1987: Tập san Ngân hàng xuất bản 1 tháng 1 kỳ.
- Năm 1988 - 1989: Mỗi năm xuất bản 12 số Tập san Ngân hàng.
- Năm 1990: Tạp chí Ngân hàng - cơ quan lý luận và chỉ đạo nghiệp vụ của ngành Ngân hàng được chính thức ra mắt, mỗi năm xuất bản 12 số Tập san Ngân hàng, mỗi số dày 40 trang.
- Năm 1991 - 1996: Tổng cộng có 985 bài viết được đăng trên Tạp chí Ngân hàng; từ năm 1993, Tạp chí Ngân hàng đã thành lập Hội đồng Biên tập.
- Từ tháng 1/1997 đến cuối tháng 6/1997: Tổng cộng có 116 bài viết được đăng trên Tạp chí Ngân hàng.
- Từ tháng 8/1997 đến tháng 12/1997: Tạp chí Ngân hàng được sáp nhập với Tạp chí Thông tin Khoa học Ngân hàng, lấy tên chính thức là Tạp chí Ngân hàng.
- Từ tháng 1/1998 đến cuối tháng 6/1999: Tạp chí Ngân hàng xuất bản 36 số định kỳ (2 số/tháng).
- Từ tháng 7/1999 đến nay: Theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tạp chí Ngân hàng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Từ năm 2006 đến nay, Tạp chí Ngân hàng xuất bản 2 kỳ/tháng, mỗi số
dày 68 trang. Ngoài các số định kỳ, còn xuất bản các số chuyên đề theo yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ.
- Tháng 9/2015: Thay đổi Măng sét Tạp chí Ngân hàng và bộ nhận diện thương hiệu mới.
- Tháng 11/2016: Tạp chí Ngân hàng được Bộ Thông tin & Truyền thông cấp phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng.
- Từ tháng 8/2018, phát hành ấn phẩm Chuyên đề Tin học Ngân hàng theo Quyết định số 895/QĐ-NHNN ngày 07/5/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và giấy phép số 243/GP-BTTTT ngày 22/6/2018 của Bộ Thông tin & Truyền thông, định kỳ 8 số/năm, mỗi số dày 48 trang.
- Từ tháng 5/2020, ấn phẩm Chuyên đề Tin học Ngân hàng đổi tên thành Chuyên đề Công nghệ và Ngân hàng số theo Giấy phép Sửa đổi, bổ sung số 191/GP-BTTTT ngày 05/5/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Từ tháng 8/2021, Tạp chí điện tử Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động theo Giấy phép hoạt động Tạp chí in và Tạp chí điện tử số 484/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28/7/2021 cho Tạp chí Ngân hàng.
Thực hiện Quyết định số 286/QĐ-NHNN ngày 24/02/2025 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thời báo Ngân hàng, kể từ ngày 01/3/2025,Thời báo Ngân hàng chịu trách nhiệm tổ chức biên tập, xuất bản, phát hành Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng bản in và điện tử bảo đảm đúng tôn chỉ mục đích và quy định trong Giấy phép hoạt động báo chí được cấp.
Tin bài khác


Quy định về lưu trữ

Quy định chống đạo văn đối với các bài viết gửi đăng Tạp chí Ngân hàng

Chính sách tài chính

Đạo đức xuất bản

Hội đồng Biên tập

Các phòng chuyên môn

Các hoạt động chính của Tạp chí Ngân hàng

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Định vị lại vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu: Phân tích từ góc độ chuyển dịch dòng vốn FDI giai đoạn 2021 - 2025

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”
