Phụ nữ ngành Ngân hàng sẵn sàng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kinh tế - xã hội
Trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng, vai trò của phụ nữ ngày càng được khẳng định mạnh mẽ hơn. Phụ nữ ngành Ngân hàng đã và đang phát huy trí tuệ, năng lực trong lĩnh vực của mình, góp phần xây dựng ngành Ngân hàng nói riêng và xã hội văn minh, tiến bộ.
aa

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, phải có một cuộc cách mạng chuyển đổi số để phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, đồng thời, chỉ rõ 4 nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện trong thời gian tới để chuyển đổi số thực sự là cuộc cách mạng. Chính vì vậy, ngày 07/3/2025, tại Hà Nội, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Ngân hàng phối hợp với Công đoàn Ngân hàng Việt Nam và Ngân hàng Standard Chartered tổ chức Hội thảo “Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số” và Lễ kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Lực lượng lao động nòng cốt tạo giá trị bền vững

Trong những năm gần đây, ngành Ngân hàng Việt Nam tự hào là một trong những điểm sáng thực hiện chuyển đổi số quốc gia. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Tiến Dũng cho biết, ngành Ngân hàng có mức độ sẵn sàng cao, nằm trong số các ngành ưu tiên chuyển đổi số. Quan điểm chuyển đổi số của ngành Ngân hàng là bám sát các chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ về chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Chương trình chuyển đổi số quốc gia, chiến lược phát triển ngành Ngân hàng. Trong đó, cải cách, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý là nhân tố quan trọng; phát triển hạ tầng số bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển các mô hình ngân hàng số, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm gia tăng trải nghiệm, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuyển đổi số gắn liền với công tác đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng cũng như sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng. Theo Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng, nếu không có chính sách mở đường và khuôn khổ pháp lý hoàn thiện thì ngành Ngân hàng không thể đạt được nhiều kết quả tích cực về chuyển đổi số.

Các chuyên gia, diễn giả thảo luận các nội dung về chủ đề  Phụ nữ ngân hàng vững bước trong tiến trình chuyển đổi số
Các chuyên gia, diễn giả thảo luận về chủ đề Phụ nữ ngân hàng vững bước trong tiến trình chuyển đổi số

Thực tế, NHNN luôn nằm trong top đầu các bộ, ngành về chuyển đổi số theo Bộ Chỉ số đánh giá chuyển đổi số; liên tục nhiều năm nằm trong số các bộ, ngành dẫn đầu về Chỉ số cải cách hành chính. Đặc biệt, tăng trưởng thanh toán số tại Việt Nam đạt được mức tăng trưởng ấn tượng. Trong giai đoạn 2016 - 2024, về số lượng, tốc độ tăng trưởng trung bình qua kênh Internet tăng 52%/năm, kênh điện thoại di động tăng 88%/năm; về giá trị, tốc độ tăng trưởng trung bình qua kênh Internet tăng 36,5%/năm, kênh điện thoại di động tăng 109%/năm. Đến nay, Việt Nam có 204,5 triệu tài khoản thanh toán của khách hàng cá nhân; 87,08% dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán… Đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán đã ứng dụng các công nghệ số tiên tiến để tối ưu hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động và trải nghiệm giao dịch khách hàng; đồng thời đánh giá, phân loại khách hàng, quyết định giải ngân và tích hợp với nhiều hệ sinh thái đối tác khác nhau trong nhiều lĩnh vực; một số dịch vụ cơ bản đã được thực hiện hoàn toàn trên kênh số; nhiều ngân hàng đạt tỉ lệ trên 90% giao dịch thực hiện trên kênh số.

Để đạt được những thành tựu này, vai trò của phụ nữ ngân hàng là vô cùng quan trọng. Bà Trần Thu Huyền, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ NHNN, Phó Trưởng ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Ngân hàng cho biết, chiếm tỉ lệ 58% tổng số lao động, phụ nữ ngành Ngân hàng không chỉ là lực lượng lao động nòng cốt mà còn là những người có đóng góp tích cực vào sự phát triển của Ngành. Với sự nhạy bén, kiên nhẫn, tỉ mỉ và khả năng thích ứng cao, phụ nữ ngân hàng đã và đang chứng minh rằng mình có thể làm chủ công nghệ, dẫn dắt sự đổi mới, tạo ra những giá trị bền vững cho Ngành. Những thành tựu của chị em trong vai trò lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các dự án chuyển đổi số, phát triển nền tảng ngân hàng số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) trong hoạt động ngân hàng, thúc đẩy tài chính toàn diện, sáng kiến về bảo mật và an ninh mạng.

Nhanh chóng thích ứng, tận dụng thời cơ

Hơn bao giờ hết, đây là thời điểm quan trọng để lực lượng lao động nữ ngành Ngân hàng vươn lên, tận dụng cơ hội, khắc phục các khó khăn, thách thức để phát huy tối đa tiềm năng, trí tuệ của bản thân trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Do đó, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng mong muốn chị em phụ nữ đồng hành cùng ngành Ngân hàng thực hiện những nhiệm vụ chuyển đổi số trong thời gian tới. Theo đó, NHNN rà soát đánh giá kết quả, thúc đẩy triển khai Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng để sớm đạt được những mục tiêu đặt ra cho toàn Ngành; tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh việc rà soát, sửa đổi, ban hành các văn bản pháp luật thúc đẩy chuyển đổi số ngành Ngân hàng; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an triển khai có hiệu quả Đề án 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; tăng cường nguồn lực cho chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo, cung ứng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tiện ích, chi phí hợp lý cho người dân và doanh nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục tài chính cho người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ ngân hàng trên kênh số một cách an toàn, hiệu quả.

Chia sẻ tại Hội thảo “Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số”, ông Ankur Kanwar, Giám đốc Toàn cầu về Giải pháp Cấu trúc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam ví von, những đóng góp của phụ nữ trong hoạt động chuyển đổi số của ngành Ngân hàng cũng giống như trong tình yêu xưa và nay. Trước đây, người phụ nữ yếu thế hơn, nghe theo sắp xếp của gia đình nhưng xã hội phát triển họ chủ động tìm được người phù hợp với mình và làm công việc mình thích. Cũng giống như hoạt động ngân hàng từ những dịch vụ ngân hàng đơn sơ tiến đến số hóa toàn quá trình. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện giữa con người và hệ thống mà còn là cách con người điều khiển hệ thống để đạt được kết quả cao. Chuyển đổi số phải tạo ra môi trường làm việc để con người, phụ nữ cống hiến, làm việc hết mình, qua đó hình thành tương lai của ngành Ngân hàng. Tại Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered không ngừng nâng cao nền tảng kỹ thuật số nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về trải nghiệm ngân hàng liền mạch, an toàn và cá nhân hóa. Các sáng kiến nổi bật bao gồm quét mã VietQR, thanh toán 24/7 thông qua giải pháp tài khoản ảo (Virtual Account) và Straight2Bank Pay, cùng với việc mở rộng API để tối ưu hóa quy trình kinh doanh…

Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, yêu cầu từ thị trường và khách hàng cũng như việc không ngừng phải tăng hiệu quả, năng suất, những khó khăn trong cạnh tranh, an ninh mạng, thay đổi về lực lượng sản xuất, lực lượng lao động… đang đặt ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho ngành Ngân hàng. Đồng thời, để phụ nữ ngân hàng phát huy tối đa tiềm năng của mình trong quá trình chuyển đổi số, chị em không chỉ cần sự nỗ lực, cầu tiến, trách nhiệm và đam mê của bản thân mà cũng cần có sự ủng hộ, hỗ trợ, tạo cơ hội phát triển từ nhiều phía, nhiều chiều.

Là nữ Tổng Giám đốc người Việt đầu tiên tại Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam - bà Nguyễn Thúy Hạnh cho biết, với 30 năm kinh nghiệm trong Ngành cùng sự am hiểu sâu sắc về thị trường trong nước và kinh nghiệm từ ngân hàng quốc tế, ngành Ngân hàng luôn thúc đẩy sự đa dạng và phát triển nhân tài quốc gia. Không có một giới hạn nào chị em phụ nữ không thể chạm đến, không có việc gì khó nếu nỗ lực và quyết tâm hết mình. Do đó, phụ nữ hãy không ngừng học hỏi mỗi ngày từ đồng nghiệp, đối tác, luôn thay đổi bản thân để hòa nhập cùng thế giới và chinh phục những giới hạn mới.

Phụ nữ ngành Ngân hàng sẵn sàng bước vào  kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú và Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng tặng hoa chúc mừng chị em phụ nữ ngành Ngân hàng nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 08/3

Tại Diễn đàn Phụ nữ Ngân hàng vững bước trong tiến trình chuyển đổi số, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực NHNN, Trưởng ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Ngân hàng, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam nhấn mạnh, ngành Ngân hàng luôn dành sự quan tâm rất lớn đến chị em phụ nữ. Trong thời gian tới, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục có những hành động cụ thể hơn, mạnh mẽ hơn để vừa theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của quá trình chuyển đổi số vừa tạo điều kiện cho lực lượng lao động nữ nhanh chóng thích ứng, tận dụng thời cơ này để hội nhập và phát triển… Việc tổ chức Hội thảo chủ đề Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số với những nội dung thiết thực đã thể hiện rất rõ sự quan tâm của lãnh đạo ngành Ngân hàng đối với chị em. Qua đó, giúp chị em có được góc nhìn toàn diện ở tầm quốc gia và trên thế giới về chuyển đổi số, về bình đẳng giới và sự tham gia của phụ nữ ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số.

Chuyển đổi số chính là tương lai trong hoạt động của ngành Ngân hàng nhưng cũng do phụ nữ của Ngành quyết định vì nữ giới hiện đang chiếm đến 58% số lượng cán bộ, nhân viên. Phụ nữ ngành Ngân hàng có đủ năng lực, sự thích nghi, đáp ứng các yêu cầu trong chuyển đối số, sẵn sàng tâm thế hòa cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Hương Giang - Hoàng Giáp

Tin bài khác

Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, nhiều quốc gia đã chủ động phát triển các trung tâm tài chính như một mũi nhọn chiến lược thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập. Với độ mở kinh tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam liệu đã hội tụ đủ các điều kiện để phát triển các trung tâm tài chính. Sự ra đời của Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến trung tâm tài chính tại Việt Nam chính là bước đi đầu tiên trong hành trình đó. Nhằm làm rõ thêm tiềm năng, điều kiện, thách thức cũng như những đề xuất cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn TS. Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính, Bộ Tài chính.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Sau ba ngày làm việc khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc chiều 12/4.
Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để

Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để 'tăng tốc' dòng vốn FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng, hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn nữa thì xây dựng và bảo đảm một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, thuận lợi sẽ là điểm mạnh để các nhà đầu FDI hướng đến Việt Nam.
Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Trân trọng giới thiệu bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dòng vốn ngân hàng hỗ trợ kinh tế tư nhân phát huy thế mạnh vai trò huyết mạch của nền kinh tế

Dòng vốn ngân hàng hỗ trợ kinh tế tư nhân phát huy thế mạnh vai trò huyết mạch của nền kinh tế

Xác định phát triển kinh tế tư nhân là chiến lược, chính sách lâu dài của quốc gia; thời gian qua, ngành Ngân hàng đã tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng khu vực này. Đây cũng là vấn đề được các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đẩy mạnh các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Đẩy mạnh các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Theo lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), cơ quan này đã và đang triển khai nhiều chính sách cải cách, điều chỉnh pháp lý và hợp tác với tổ chức xếp hạng quốc tế đều hướng đến mục tiêu nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
Chủ động thích ứng linh hoạt, hiệu quả với tình hình thế giới, khu vực để đạt được các mục tiêu tăng trưởng

Chủ động thích ứng linh hoạt, hiệu quả với tình hình thế giới, khu vực để đạt được các mục tiêu tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 10/3/2025 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để chủ động thích ứng linh hoạt, kịp thời, phù hợp, hiệu quả với tình hình thế giới, khu vực nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc