Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tham dự Hội nghị thường niên ADB lần thứ 52 tại thành phố Nadi, Fiji

Kinh tế - xã hội
Từ ngày 1-5/5/2019, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ 52 với chủ đề “Thịnh vượng thông qua đoàn kết” tại thành phố Nadi, Fiji. Đoàn Việt Nam do Phó Thống đốc N...
aa

Từ ngày 1-5/5/2019, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ 52 với chủ đề “Thịnh vượng thông qua đoàn kết” tại thành phố Nadi, Fiji. Đoàn Việt Nam do Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng làm Trưởng đoàn.

http://www.sbv.gov.vn/webcenter/image/SBV383378/Web


Phó Thống đốc tham dự phiên họp toàn thể

Tại phiên khai mạc, phiên họp toàn thể, phiên họp hội đồngThống đốc, các thành viên tham gia nhất trí tiếp tục đoàn kết nhằm xây dựng Châu Á Thái Bình Dương phát triển bền vững và thịnh vượng. ADB sẽ tập trung vào hỗ trợ các nước thành viên thực hiện giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển dịch vụ du lịch, hỗ trợ y tế, giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển kinh tế tư nhân, cải thiện môi trường và chống biến đổi khí hậu... ADB tiếp tục tăng cường hợp tác khu vực, cùng nhau thực hiện các mục tiêu và định hướng trong Chiến lược 2030 của ADB, hoàn thiện các chính sách về tốt nghiệp nguồn vốn ưu đãi, tiếp tục tăng cường cung cấp các hỗ trợ ưu đãi cho các nước thành viên phát triển kinh tế xã hội. ADB cam kết tiếp tục cải cách mạnh mẽ tổ chức và phương thức hoạt động nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực hỗ trợ cho các nước thành viên hướng tới xây dựng khu vực phát triển bền vững và thịnh vượng. Ngoài ra, ADB sẽ phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tài chính đa phương, các định chế tài chính và ngân hàng tư nhân để tăng cường các nguồn lực và phát huy hiệu quả trong việc giải quyết các thách thức trong khu vực. Đặc biệt trong phiên họp toàn thể với chủ đề huy động nguồn vốn tư nhân, Phó thống đốc đã có bài phát biểu quan trọng thông báo các chủ trương, định hướng của Chính phủ Việt Nam về việc coi tư nhân là lĩnh vực quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, đồng thời đề nghị ADB cung cấp các nguồn vốn ưu đãi, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ tại các nước kém phát triển và đang phát triển. Phó thống đốc cũng kêu gọi ADB và các ngân hàng đa phương xây dựng một cơ chế phối hợp giữa các quốc gia để chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển kinh tế tư nhân và phát triển công tư (PPP).


Phó Thống đốc tham dự Hội nghị Bộ trưởng tài chính và Thống đốc NHTW ASEAN+3

Trong khuôn khổ hội nghị, Phó Thống đốc đã có các buổi làm việc với ông Ahmed M.Saeed, Phó Chủ tịch ADB phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, ông Diwakar Gupta, Phó chủ tịch ADB phụ trách lĩnh vực tư nhân, ông Ramesh Subramaniam, Tổng Vụ trưởng Vụ Châu Á – Thái Bình Dương, ông In Chang Song, Giám đốc điều hành ADB. Tại các buổi họp, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đánh giá cao ADB đã phê duyệt chiến lược phát triển bền vững 2030 và mong muốn sẽ phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước thành viên thực hiện hiệu quả Chiến lược này. Phó Thống đốc cũng kêu gọi ADB hợp tác chặt chẽ với các cơ quan Chính phủ Việt Nam để phổ biến các sản phẩm tài chính mới của ADB nhằm hỗ trợ phát triển lĩnh vực tư nhân. Đồng thời, Phó Thống đốc đánh giá cao nguồn vốn, hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn chính sách của ADB dành cho Việt Nam và khẳng định Chính phủ quyết tâm sử dụng hiệu quả nguồn lực quan trọng này.

Các đại diện ADB đánh giá cao Chính phủ Việt Nam trong những năm qua đã thành công trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng cao, kiểm soát lạm phát thấp trong đó có việc thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu. ADB cam kết tiếp tục đồng hành với chính phủ trong hỗ trợ tăng trưởng và giảm nghèo. Phó Thống đốc và các đại diện ADB đã thống nhất phối hợp chặt chẽ trong quá trình xây dựng các biện pháp thực hiện chiến lược 2030 và triển khai các sản phẩm mới của ADB tại Việt Nam, đồng thời triển khai xây dựng các danh mục dự án năm 2020-2022 tại Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp tục thu hút các nguồn vốn vay, nguồn vốn viện trợ và hỗ trợ kỹ thuật của ADB hỗ trợ cho phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

Bên lề Hội nghị thường niên ADB, từ ngày 2-4/5/2019, Đoàn NHNN đã tham dự chuỗi hội nghị trong khuôn khổ hợp tác tài chính, tiền tệ các quốc gia ASEAN+3. Tại các sự kiện, lãnh đạo NHTW và Bộ Tài chính các quốc gia ASEAN+3 cùng với đại diện đến từ các tổ chức quốc tế như Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)... đã chia sẻ quan điểm về diễn biến và triển vọng kinh tế khu vực và thế giới cũng như các thách thức trong thời gian tới. Theo đó, khu vực ASEAN+3 dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ 5,1% trong giai đoạn 2019-2020 giảm nhẹ so với mức 5,3% năm 2018 do tác động của các biện pháp bảo hộ thương mại; lạm phát khu vực vẫn ổn định ở mức 2% như trong năm 2018. Đồng thời, lãnh đạo NHTW và Bộ Tài chính các quốc gia ASEAN+3 đã thảo luận về Định hướng Chiến lược cho tiến trình tài chính ASEAN+3 và các vấn đề liên qua khác trong khuôn khổ Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM).

Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và trước xu hướng bảo hộ tại một số nền kinh tế, lãnh đạo NHTW và Bộ Tài chính các quốc gia ASEAN+3 nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường hợp tác trong khuôn khổ CMIM bao gồm tiếp tục rà soát và hoàn thiện khuôn khổ CMIM; tiếp tục nâng cao khả năng đánh giá, giám sát kinh tế vĩ mô các quốc gia thành viên và hỗ trợ thực hiện CMIM của AMRO; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động trong khuôn khổ Sáng kiến Phát triển Thị trường Trái phiếu Châu Á (ABMI); và tăng cường hợp tác tài chính ASEAN+3 trong vấn đề tài trợ và bảo hiểm rủi ro thảm họa thiên tai.

Ngoài ra, trong khuôn khổ hợp tác song phương, Đoàn cũng đã có buổi làm việc với Phó trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ, ông Robert Kaproth. Hai bên đã trao đổi và chia sẻ về hoạt động điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá cũng như diễn biến cán cân thanh toán của Việt Nam năm 2018.

Theo sbv.gov.vn


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Một số giải pháp chính sách thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam

Một số giải pháp chính sách thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam

Mặc dù Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và hỗ trợ nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân, nhất là ở các đô thị lớn và khu công nghiệp. Bài viết đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, dựa trên việc đánh giá các chính sách qua các giai đoạn từ khi có Luật Nhà ở đầu tiên.
Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Chiều 23/4/2025, Báo Dân trí tổ chức Diễn đàn ESG Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới”. Diễn đàn đã khẳng định, ESG không chỉ là xu hướng, mà đang trở thành kim chỉ nam cho Việt Nam phát triển bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh và hội nhập toàn cầu trong thời đại chuyển đổi xanh và số hóa nền kinh tế.
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, nhiều quốc gia đã chủ động phát triển các trung tâm tài chính như một mũi nhọn chiến lược thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập. Với độ mở kinh tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam liệu đã hội tụ đủ các điều kiện để phát triển các trung tâm tài chính. Sự ra đời của Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến trung tâm tài chính tại Việt Nam chính là bước đi đầu tiên trong hành trình đó. Nhằm làm rõ thêm tiềm năng, điều kiện, thách thức cũng như những đề xuất cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn TS. Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính, Bộ Tài chính.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Sau ba ngày làm việc khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc chiều 12/4.
Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để

Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để 'tăng tốc' dòng vốn FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng, hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn nữa thì xây dựng và bảo đảm một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, thuận lợi sẽ là điểm mạnh để các nhà đầu FDI hướng đến Việt Nam.
Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Trân trọng giới thiệu bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dòng vốn ngân hàng hỗ trợ kinh tế tư nhân phát huy thế mạnh vai trò huyết mạch của nền kinh tế

Dòng vốn ngân hàng hỗ trợ kinh tế tư nhân phát huy thế mạnh vai trò huyết mạch của nền kinh tế

Xác định phát triển kinh tế tư nhân là chiến lược, chính sách lâu dài của quốc gia; thời gian qua, ngành Ngân hàng đã tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng khu vực này. Đây cũng là vấn đề được các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc