Phát triển kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam

Quốc tế
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, mô hình kinh tế truyền thống “tuyến tính” - khai thác, sản xuất, tiêu thụ và loại bỏ đang bộc lộ nhiều hạn chế. Các thách thức như khan hiếm tài nguyên, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học đòi hỏi các quốc gia phải chuyển đổi sang một mô hình kinh tế bền vững hơn. Kinh tế tuần hoàn nổi lên như một giải pháp khả thi với mục tiêu tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm thiểu chất thải và tái tạo các hệ sinh thái tự nhiên.
aa

Tóm tắt: Bài viết phân tích sự cần thiết và lợi ích của kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh các vấn đề môi trường và tài nguyên ngày càng nghiêm trọng. Trọng tâm là kinh nghiệm liên quan đến chính sách, luật pháp và ứng dụng công nghệ từ một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan và Pháp trong triển khai mô hình này. Từ đó, bài viết đề xuất các khuyến nghị cụ thể đối với Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, bao gồm nâng cao nhận thức, hoàn thiện thể chế, ứng dụng công nghệ, quản lý chất thải và tăng cường hợp tác quốc tế.

Từ khóa: Kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững, tái chế, quản lý chất thải.

DEVELOPING A CIRCULAR ECONOMY: INTERNATIONAL EXPERIENCE AND RECOMMENDATIONS FOR VIETNAM

Abstract: This article examines the necessity and benefits of a circular economy amidst growingly environmental and resource challenges. It focuses on the experience of countries such as China, Japan, Netherlands, and France relating policies, legislation, technological applications in implementing this model. Based on these lessons, the authors propose some recommendations for Vietnam, emphasizing awareness enhancement, institutional improvement, technological adoption, waste management, international cooperation.

Keywords: Circular economy, sustainable development, recycling, waste management.

1. Đặt vấn đề

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, mô hình kinh tế truyền thống “tuyến tính” - khai thác, sản xuất, tiêu thụ và loại bỏ đang bộc lộ nhiều hạn chế. Các thách thức như khan hiếm tài nguyên, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học đòi hỏi các quốc gia phải chuyển đổi sang một mô hình kinh tế bền vững hơn. Kinh tế tuần hoàn nổi lên như một giải pháp khả thi với mục tiêu tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm thiểu chất thải và tái tạo các hệ sinh thái tự nhiên. Kinh tế tuần hoàn không chỉ tập trung vào việc giảm tác động tiêu cực đến môi trường mà còn mang lại lợi ích kinh tế - xã hội rõ rệt. Các quốc gia tiên phong như một số nước ở châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc áp dụng mô hình này, tạo ra hệ thống kinh tế khép kín, tiết kiệm nguồn lực và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Tại Việt Nam, khái niệm kinh tế tuần hoàn đã bắt đầu nhận được sự quan tâm, nhưng việc áp dụng vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Hạ tầng quản lý chất thải chưa hoàn thiện, nhận thức xã hội chưa cao và khung pháp lý chưa đồng bộ là những thách thức cần phải vượt qua. Tuy nhiên, Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để chuyển đổi, nhờ việc hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, tham gia các hiệp định thương mại tự do và sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế. Bài viết này tập trung vào việc tìm hiểu kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn từ một số quốc gia trên thế giới. Từ đó, bài viết sẽ đưa ra các khuyến nghị cụ thể nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, góp phần vào sự phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

2. Khái niệm và tác động, cơ hội mang lại của kinh tế tuần hoàn

2.1. Khái niệm

Kinh tế tuần hoàn là mô hình hướng đến việc tối ưu hóa sử dụng tài nguyên, kéo dài vòng đời sản phẩm, giảm thiểu lãng phí và tái tạo hệ sinh thái tự nhiên. Theo Quỹ Ellen MacArthur (2013), kinh tế tuần hoàn được định nghĩa là “một hệ thống kinh tế công nghiệp tái tạo hoặc duy trì tài nguyên ở mức cao nhất bằng cách kéo dài vòng đời sản phẩm, vật liệu và năng lượng”. Đây là “một hệ thống nơi giá trị của sản phẩm, vật liệu và tài nguyên được duy trì trong nền kinh tế lâu nhất có thể, giảm thiểu rác thải phát sinh” (European Commission, 2015). Tương tự, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 2020) nhấn mạnh rằng “kinh tế tuần hoàn sẽ khuyến khích thiết kế sản phẩm và dịch vụ bền vững, giảm thiểu chất thải và tối ưu hóa các chu trình tài nguyên”. Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã đưa ra định nghĩa: “Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế, trong đó, các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ được tổ chức nhằm giảm khai thác tài nguyên, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường”.

Các định nghĩa trên đều nhấn mạnh vào tính bền vững, tái sử dụng, tái chế tài nguyên để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Mô hình kinh tế tuần hoàn được đặt trên ba nguyên tắc cốt lõi: Thứ nhất, thiết kế của mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm giảm thiểu chất thải và ô nhiễm, bao gồm việc thiết kế sản phẩm, xây dựng quy trình sản xuất nhằm giảm thiểu tác động môi trường từ nguồn gốc. Thứ hai, kéo dài vòng đời sản phẩm, vật liệu, thông qua việc tái sử dụng, sửa chữa, tái chế và phục hồi sản phẩm sau khi sử dụng. Thứ ba, tái tạo các hệ sinh thái tự nhiên, bảo đảm hệ thống kinh tế không chỉ lấy tài nguyên mà còn tái tạo và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên.

2.2. Tác động và cơ hội

Chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sống của cộng đồng. Đây là xu hướng tất yếu để xây dựng một nền kinh tế bền vững, giúp cân bằng giữa lợi ích trước mắt và trách nhiệm lâu dài đối với xã hội. Những tác động và cơ hội gắn với chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn được thể hiện trong Bảng 1.

Bảng 1: Những tác động và cơ hội gắn với chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn

Nguồn: N.R. Amirova, L.V. Sargina, Y.A. Kondratyeva (2021)
Nguồn: N.R. Amirova, L.V. Sargina, Y.A. Kondratyeva (2021)

3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn tại một số quốc gia

3.1. Trung Quốc

Năm 2009, Trung Quốc ban hành Luật thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, coi đây là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển quốc gia. Kinh tế tuần hoàn đã được tích hợp vào Kế hoạch 5 năm lần thứ 12, 13 của Trung Quốc và đi kèm với các chiến lược, luật pháp cùng chính sách hỗ trợ tài chính cho các dự án thí điểm từ năm 2005. Trung Quốc triển khai kinh tế tuần hoàn một cách hệ thống trên ba cấp độ: Vĩ mô (thành phố, tỉnh, huyện); trung gian (khu vực cộng sinh); vi mô (doanh nghiệp), với trọng tâm vào các lĩnh vực công nghiệp, môi trường xây dựng, cơ sở hạ tầng và hệ sinh thái.

Một trong những yếu tố then chốt trong chiến lược kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc là xây dựng thành phố sinh thái, bao gồm ba khía cạnh chính: Phát triển hệ thống công nghiệp tuần hoàn (bao gồm công nghiệp sinh thái, nông nghiệp sinh thái và ngành dịch vụ); xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị như tuần hoàn nước, năng lượng, chất thải rắn; bảo đảm an ninh sinh thái với các tòa nhà xanh và cải thiện môi trường sống. Các thành phố và khu công nghiệp được lựa chọn để thử nghiệm, triển khai các mô hình kinh tế tuần hoàn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh... với sự chỉ đạo của Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia.

Khía cạnh pháp lý cũng được chú trọng trong chiến lược của Trung Quốc, nhấn mạnh vào việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quy định, sự tham gia của cộng đồng và học hỏi từ các quốc gia phát triển. Trung Quốc cũng xây dựng một hệ thống đánh giá khoa học để thu thập dữ liệu chính xác về các chỉ số phát triển kinh tế, phát triển xanh hay phát triển con người. Cứ sau 5 năm, Chính phủ Trung Quốc công bố kế hoạch mới với mục tiêu bền vững và phát triển kinh tế, đồng thời, nâng cao hiệu quả kinh tế tuần hoàn.

Một thách thức lớn trong quá trình triển khai kinh tế tuần hoàn là kết nối các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng để chuyển đổi sản phẩm đầu ra thành nguyên liệu đầu vào, qua đó tạo ra lợi ích kinh tế rõ rệt. Nguyên vật liệu tái chế và có nguồn gốc địa phương thường có chi phí thấp hơn, giúp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc sử dụng nguyên vật liệu nội địa cũng góp phần nâng cao an ninh tài nguyên quốc gia.

3.2. Nhật Bản

Nhật Bản bắt đầu triển khai nền kinh tế tuần hoàn từ năm 1991 và được coi là một điển hình về cách tiếp cận cấp quốc gia. Năm 2002, Nhật Bản ban hành Luật Cơ bản về xây dựng xã hội tái chế nhằm tăng cường tỉ lệ tái chế và giảm thiểu chôn lấp chất thải, qua đó thúc đẩy tái chế và phi vật chất hóa dài hạn. Theo đó, Nhật Bản đã đạt được tỉ lệ tái chế rất cao, chẳng hạn vào năm 2007, chỉ 5% chất thải của nước này phải xử lý bằng chôn lấp, năm 2010, tỉ lệ tái chế kim loại lên tới 98%. Đặc biệt, khả năng thu hồi vật liệu từ thiết bị điện tử, tái sử dụng cho sản xuất của Nhật Bản rất cao, giúp tiết kiệm chi phí và giảm sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên.

Nhật Bản cũng sử dụng các chỉ số cụ thể để đo lường hiệu quả nền kinh tế tuần hoàn, bao gồm chỉ số năng suất tài nguyên, tỉ lệ sử dụng vật liệu theo chu kỳ và tỉ lệ chất thải được chôn lấp. Những chỉ số này được đo lường theo ngành và có mục tiêu rõ ràng; đồng thời, Chính phủ cũng đặt ra các lĩnh vực ưu tiên trong tầm nhìn kinh tế tuần hoàn cụ thể (Bảng 2). Ngoài ra, Nhật Bản cũng chú trọng đến nỗ lực xã hội đối với nền kinh tế tuần hoàn, bao gồm việc theo dõi các hoạt động như cho thuê hàng hóa, tái sử dụng bao bì, tính phí thu gom chất thải dư thừa.

Bảng 2: Các lĩnh vực ưu tiên trong tầm nhìn kinh tế tuần hoàn của Nhật Bản

Nguồn: Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), 2022
Nguồn: Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), 2022

3.3. Hà Lan

Hà Lan đã triển khai các kế hoạch phát triển bền vững với trọng tâm là quản lý chất thải và thúc đẩy mua sắm xanh. Một trong những sáng kiến nổi bật là Chương trình Thỏa thuận Xanh, hỗ trợ hơn 200 dự án trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, xây dựng và tiêu dùng bền vững. Tuy nhiên, rào cản lớn đối với kinh tế tuần hoàn tại Hà Lan là thiếu hụt kiến thức chuyên môn và nguồn lực tài chính. Để khắc phục, Chính phủ Hà Lan đã xây dựng chương trình kinh tế tuần hoàn đến năm 2050, tập trung vào các lĩnh vực như nhựa, công nghiệp sản xuất, xây dựng và tiêu dùng. Mục tiêu đặt ra là giảm 50% việc sử dụng nguyên liệu thô sơ cấp (khoáng sản, hóa thạch, kim loại) trước năm 2030 và đến năm 2050, tái sử dụng nguyên liệu hiệu quả mà không thải khí độc hại ra môi trường.

Mặc dù Chính phủ Hà Lan đã xây dựng các hệ sinh thái hỗ trợ kinh tế tuần hoàn, nhưng nhiều thách thức vẫn tồn tại. Phần lớn các doanh nghiệp Hà Lan tập trung vào sửa chữa, tái chế và tái sử dụng, nhưng ít chú ý đến các giải pháp thay đổi căn bản cách sử dụng tài nguyên. Chính phủ cũng chuyển hướng chính sách nhằm khuyến khích sử dụng tài nguyên hiệu quả, phát triển mô hình kinh doanh mới, nơi người tiêu dùng trả tiền để sử dụng thay vì sở hữu. Các hình thức tài trợ và ưu đãi thuế quan đã được đề xuất để hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi.

Song song đó, giáo dục, tăng cường nhận thức cộng đồng về kinh tế tuần hoàn cũng được quan tâm thực hiện. Theo Cơ quan Doanh nghiệp Hà Lan, năm 2021, gần 50% các học viện giáo dục nghề nghiệp bậc cao và 80% các trường đại học đã tích hợp kinh tế tuần hoàn vào chương trình giảng dạy, khẳng định cam kết trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển bền vững.

3.4. Pháp

Pháp đã triển khai nền kinh tế tuần hoàn thông qua các đạo luật, sáng kiến như Luật Kinh tế Xã hội và Đoàn kết (2014), Đạo luật Chuyển đổi Năng lượng cho Tăng trưởng Xanh (2015) và Lộ trình kinh tế tuần hoàn (2018). Ngày 23/4/2018, Chính phủ Pháp công bố lộ trình với mục tiêu biến rác thải thành nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, dự kiến tạo thêm 300.000 việc làm trong vòng 7 năm. Lộ trình này gồm 50 biện pháp, tập trung vào hai nội dung chính là khuyến khích sản xuất sản phẩm bền, dễ sửa chữa khi hỏng và đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng nguyên liệu trước khi thải bỏ.

Mục tiêu cụ thể trong lộ trình gồm: Giảm 50% rác thải không nguy hại chôn lấp trước năm 2025 so với năm 2010, đạt tỉ lệ 100% tái chế nhựa và giảm 30% tiêu thụ tài nguyên trên GDP trước năm 2030. Để hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ dự kiến giảm thuế giá trị gia tăng từ 20% xuống 5,5% đối với nguyên liệu tái chế và áp dụng biện pháp phạt các ngành không tuân thủ quy định môi trường. Tuy nhiên, áp lực tài chính sẽ chuyển dần sang khu vực tư nhân khi nguồn hỗ trợ từ Chính phủ dự báo giảm trong tương lai.

Theo nghiên cứu của Cơ quan Quản lý Môi trường và Năng lượng (ADEME), ngành xây dựng tại Pháp chiếm tới 70% lượng rác thải toàn quốc, tương đương 247 triệu tấn mỗi năm, trong khi các hộ gia đình thải 30 triệu tấn và doanh nghiệp ngoài ngành xây dựng thải 64 triệu tấn. Ngoài hỗ trợ tài chính, Pháp đang tập trung khuyến khích doanh nghiệp sản xuất hàng hóa bền vững, tái chế rác thải hiệu quả và nâng cao nhận thức người dân về sử dụng tài nguyên bền vững. Việc kết hợp công nghệ lọc và tái chế cũng là chìa khóa quan trọng trong hành trình chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn.

4. Bài học đối với Việt Nam

Về chính sách chung trong thực hiện kinh tế tuần hoàn, kinh nghiệm cho thấy, nhiều quốc gia như Nhật Bản và Trung Quốc đã chọn phương pháp thể chế hóa kinh tế tuần hoàn thông qua các bộ luật riêng. Việc có một luật riêng giúp các hoạt động triển khai kinh tế tuần hoàn trở nên đồng bộ và hiệu quả. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các yếu tố liên quan đến kinh tế tuần hoàn hiện đang được quy định rời rạc trong các văn bản pháp lý và chưa có quy định toàn diện. Do đó, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi có thể đảm nhận vai trò hệ thống hóa các yếu tố này.

Ngoài ra, triết lý kinh tế tuần hoàn cần được áp dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực. Các chính sách kinh tế - xã hội cần lồng ghép kinh tế tuần hoàn để kết nối mô hình tuần hoàn trong hoạt động kinh tế - xã hội. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo thông qua các ưu đãi về cơ chế và thủ tục hành chính đối với mô hình tuần hoàn hiệu quả, đồng thời, hỗ trợ tài chính hợp lý. Tổng thể, Nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp lý rõ ràng, lộ trình thống nhất và có các biện pháp khuyến khích để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong xã hội.

Về lộ trình, việc thực hiện kinh tế tuần hoàn cần có lộ trình dài hạn, từ 15 - 20 năm hoặc hơn, với các mục tiêu và quy định cụ thể cho từng giai đoạn. Việt Nam có thể áp dụng hai cách tiếp cận trong lộ trình kinh tế tuần hoàn của mình.

Trong ngắn hạn (5 năm tới), Việt Nam nên bắt đầu bằng cách tiếp cận theo loại vật liệu, ưu tiên xử lý rác thải nhựa dùng một lần, qua đó tạo hiệu ứng lan tỏa tới các vật liệu khác và nâng cao nhận thức xã hội. Việc này không chỉ giúp gia tăng khả năng tuần hoàn vật liệu mà còn giảm thiểu việc sử dụng các vật liệu khó tuần hoàn. Một số quốc gia trên thế giới khác đã áp dụng các chính sách cấm sản phẩm nhựa dùng một lần và Việt Nam có thể học hỏi từ những mô hình này. Các công cụ kinh tế như thuế và phí cũng có thể được áp dụng nhưng cần phù hợp với đặc thù của Việt Nam.

Trong dài hạn, Việt Nam có thể học hỏi từ các mô hình khu công nghiệp tuần hoàn và thành phố tuần hoàn để xây dựng lộ trình phát triển từ thí điểm đến nhân rộng. Lộ trình này cần khuyến khích năng lượng tái tạo và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường. Đặc biệt, doanh nghiệp nên là động lực chính của kinh tế tuần hoàn, Nhà nước nên phối hợp chặt chẽ với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để triển khai các chính sách. Việc xây dựng lộ trình cần cân nhắc các cơ hội, thách thức, rủi ro và rào cản, cũng như khả năng nhân rộng, thử nghiệm các mô hình kinh tế tuần hoàn.

5. Một số khuyến nghị

Để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, Việt Nam cần xây dựng chiến lược và triển khai các giải pháp mang tính đồng bộ, toàn diện nhằm chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế theo hướng bền vững, tối ưu hóa tài nguyên, giảm thiểu tác động đến môi trường. Những khuyến nghị dưới đây tập trung vào việc nâng cao nhận thức, hoàn thiện thể chế, ứng dụng công nghệ, quản lý chất thải và huy động sự tham gia của toàn xã hội, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng về kinh tế tuần hoàn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Việc tuyên truyền, giáo dục, đào tạo cần được đẩy mạnh để thay đổi nhận thức, hành động của toàn xã hội, hướng đến một mô hình sử dụng bền vững tài nguyên và xây dựng văn hóa tuần hoàn. Các tổ chức, cá nhân cần hiểu rõ vai trò của chất thải như một nguồn lực có thể tái chế, tái sử dụng, từ đó thay đổi tư duy, không chỉ chú trọng lợi ích kinh tế ngắn hạn mà còn quan tâm đến giá trị dài lâu về môi trường và phát triển bền vững.

Thứ hai, hoàn thiện thể chế và chính sách hỗ trợ là nền tảng để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Nhà nước cần xây dựng khung pháp lý đồng bộ, hiệu quả, ưu tiên sửa đổi các quy định hiện hành và ban hành chính sách mới như ưu đãi thuế, hỗ trợ tín dụng xanh và thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp. Đồng thời, việc phối hợp giữa các cấp, các ngành cần được thực hiện chặt chẽ để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, địa điểm sản xuất và công nghệ thông tin.

Thứ ba, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò then chốt trong việc phát triển kinh tế tuần hoàn. Các doanh nghiệp cần ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ xanh và số hóa để xây dựng các mô hình kinh doanh bền vững. Việc thiết kế sản phẩm, cải thiện quy trình sản xuất và dịch vụ theo hướng sinh thái không chỉ giúp tiết kiệm tài nguyên mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, thị trường hàng hóa và dịch vụ bền vững cần được phát triển mạnh mẽ, cùng với việc thúc đẩy mua sắm xanh, đặc biệt là trong các hoạt động đầu tư công để từng bước định hình xã hội tuần hoàn.

Thứ tư, quản lý, tái chế và tái sử dụng chất thải là trọng tâm của kinh tế tuần hoàn. Các giải pháp phân loại, thu gom, tái chế, tái sử dụng cần được triển khai đồng bộ, kết hợp đầu tư vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật như cơ sở thu gom, phân loại, xử lý chất thải và hạ tầng số. Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong quản lý và xử lý chất thải, từ đó, khuyến khích sự phát triển của thị trường tiêu thụ sản phẩm tái chế, qua đó giảm gánh nặng lên môi trường.

Thứ năm, hợp tác trong nước và quốc tế giữ vai trò không thể thiếu trong việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Các doanh nghiệp, hiệp hội ngành, nghề cần tăng cường liên kết để tạo nên các chuỗi giá trị gia tăng, tối ưu hóa nguồn lực và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp ngoài nhà nước. Hợp tác quốc tế sẽ giúp Việt Nam tiếp cận được các công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, cũng như học hỏi kinh nghiệm triển khai từ các quốc gia phát triển. Sự tham gia của toàn xã hội là yếu tố quyết định thành công của kinh tế tuần hoàn. Mô hình này đòi hỏi sự đồng hành từ các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp sản xuất, nhà phân phối, người tiêu dùng và cộng đồng thu gom chất thải. Chỉ khi tất cả các bên liên quan cùng phối hợp nhịp nhàng, kinh tế tuần hoàn mới thực sự đi vào cuộc sống, tạo ra những chuyển biến tích cực, bền vững trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Thứ sáu, ngành tài chính - ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn thông qua việc phát triển sản phẩm tài chính xanh, ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp áp dụng mô hình tuần hoàn và tăng cường đầu tư vào các dự án thân thiện với môi trường. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều quy định hướng dẫn và cơ chế hỗ trợ nhằm thúc đẩy tín dụng xanh trong hệ thống tài chính. Tuy nhiên, để chính sách này phát huy hiệu quả cao hơn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tiếp tục theo dõi, đánh giá và hoàn thiện những cơ chế, chính sách này để phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế tại các tổ chức tín dụng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các ngân hàng thương mại trong việc cấp vốn cho các dự án kinh tế tuần hoàn. Ngoài ra, việc tích hợp tiêu chí kinh tế tuần hoàn vào đánh giá rủi ro tín dụng có thể giúp định hướng dòng vốn theo hướng bền vững, thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cần xây dựng danh mục ưu tiên cho vay đối với các dự án kinh tế tuần hoàn, đồng thời phát triển các công cụ tài chính như trái phiếu xanh để huy động nguồn vốn bền vững.TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tài liệu tham khảo:

1. Báo cáo của JICA năm 2022.

2. Bùi Nhật Duy, Vũ Phương Mai (2024), Phát triển hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn ở châu Âu và hàm ý chính sách cho Việt Nam.

3. Ellen MacArthur Foundation (2013), Towards the circular economy Vol. 1: An economic and business rationale for an accelerated transition, https://www.ellenmacarthurfoundation.org/towards-the-circular-economy-vol-1-an-economic-and-business-rationale-for-an?utm_source=chatgpt.com

4. European Commission (2015), Closing the loop: Commission adopts ambitious new Circular Economy Package to boost competitiveness, create jobs and generate sustainable growth, https://ec.europa.eu/commission/presscorner/detail/en/ip_15_6203

5. Lại Văn Mạnh, Nguyễn Trọng Hạnh, Nguyễn Thị Thanh Huyền (2021), “Kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật để phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam: Nhìn nhận từ những biểu hiện rào cản trên thực tiễn”.

6. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

7. Mai Thanh Dung, Lại Văn Mạnh, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phạm Ánh Huyền, Nguyễn Thế Thông, Nguyễn Trọng Hạnh (2023), Phát triển kinh tế tuần hoàn: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

8. N.R. Amirova, L.V. Sargina, Y.A. Kondratyeva (2021), “Circular economy: opportunities and barriers”, in University proceedings, Volga Region, Social Sciences. DOI: 10.21685/2072-3016-2021-3-17

9. OECD (2020), Circular Economy, OECD Environment Topic, https://www.oecd.org/environment/circular-economy/

10. The Netherlands Enterprise Agenc (2021), “SDE++ 2021 Stimulation of Sustainable Energy Production and Climate Transition”. Available at: https://english.rvo.nl/sites/default/files/202308/Brochure%20SDE%2B%2B%202021%20 %20oktober%202021.pdf

11. UNEP (2011), Towards a green economy: Monitoring the Transition Towards a Green Economy.

ThS. Trần Thị Khánh Ly, Trần Hữu Quân
* NHNN, ** Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tin bài khác

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.
Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc và chiến lược ứng phó của ngành Ngân hàng

Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc và chiến lược ứng phó của ngành Ngân hàng

Viễn cảnh về làn sóng thứ hai của xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc được dự báo trong năm 2025, không chỉ là một sự kiện kinh tế đơn lẻ mà là một yếu tố cấu trúc định hình lại bối cảnh hoạt động của ngân hàng toàn cầu. Bài viết xác định và phân tích sâu các cơ chế truyền dẫn quan trọng, bao gồm biến động thị trường tài chính, gián đoạn chuỗi cung ứng, sự chuyển hướng dòng chảy thương mại, biến động tiền tệ và rủi ro ngành cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự thành công của ngành Ngân hàng trong việc duy trì sự ổn định và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh xung đột thương mại leo thang phụ thuộc vào khả năng kết hợp hài hòa giữa các biện pháp ứng phó ngắn hạn và điều chỉnh chiến lược dài hạn.
Tài sản ảo: Nhìn từ góc độ pháp lý tại các quốc gia trên thế giới và Việt Nam

Tài sản ảo: Nhìn từ góc độ pháp lý tại các quốc gia trên thế giới và Việt Nam

Theo Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO), tài sản ảo là biểu hiện của tài sản trong không gian mạng - môi trường phức hợp được hình thành bởi sự tương tác của người sử dụng, phần mềm và các dịch vụ trên Internet thông qua thiết bị kỹ thuật và mạng lưới được kết nối. Tài sản ảo không có dạng vật chất và là đại diện kỹ thuật số của giá trị có thể được giao dịch, chuyển nhượng hoặc sử dụng cho mục đích thanh toán hoặc đầu tư.
Sự kết hợp tối ưu giữa các chính sách: An toàn vĩ mô, tiền tệ, tài khóa trong nền kinh tế mới nổi - Kinh nghiệm từ NHTW Brazil và bài học đối với  Việt Nam

Sự kết hợp tối ưu giữa các chính sách: An toàn vĩ mô, tiền tệ, tài khóa trong nền kinh tế mới nổi - Kinh nghiệm từ NHTW Brazil và bài học đối với Việt Nam

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 xảy ra với nhiều hệ lụy đã buộc các tổ chức quốc tế, cơ quan hoạch định chính sách phải đánh giá lại những chính sách kinh tế vĩ mô hiện hành.
Vận dụng “Binh pháp Tôn Tử” vào trong hoạt động của ngân hàng trung ương

Vận dụng “Binh pháp Tôn Tử” vào trong hoạt động của ngân hàng trung ương

Chính sách tiền tệ đòi hỏi sự linh hoạt và sự kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau, tương tự như nghệ thuật chiến tranh được mô tả trong chuyên luận nổi tiếng của Tôn Tử. Các ngân hàng trung ương (NHTW) có thể học được điều gì đó từ một chiến lược gia người Trung Quốc sống cách đây hơn 2.500 năm. Bài viết giới thiệu sáu nguyên tắc chiến lược được vận dụng tư tưởng của Tôn Tử dành cho các NHTW, được đề xuất bởi Giáo sư Kristin Forbes - Trường Quản lý Sloan thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), nhằm qua đó, giúp họ quản lý hiệu quả các khủng hoảng và duy trì sự ổn định kinh tế.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc