
Agribank được tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua về thành tích xuất sắc tiêu biểu cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
Ngày 07/06/2019, tại Hà Nội, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Ngày 07/06/2019, tại Hà Nội, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Agribank là đơn vị duy nhất trong các ngân hàng thương mại vinh dự được Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tuyên dương, khen thưởng trao cờ Thi đua cho Tập thể Đảng bộ Agribank và tặng bằng khen cho 02 cán bộ Agribank có thành tích xuất sắc tiêu biểu qua 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2009 - 2019.
Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương trao Cờ thi đua cho các cá nhân, đại diện tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động.
Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Y Thanh Hà Niê Kđăm, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành TW Đảng, Bí thư Đảng uỷ Khối DNTW cùng các đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, Ngành TW, Uỷ ban Quản lý Vốn nhà nước tại Doanh nghiệp; Các đồng chí Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐTV/HĐQT, Tổng Giám đốc, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động các Đảng uỷ trực thuộc. Các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu qua 10 năm thực hiện Cuộc vận động của Đảng bộ Khối.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm nhấn mạnh: Việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là hành động thiết thực, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy sức mạnh của doanh nghiệp, chung sức, chung lòng cùng với Đảng và Nhà nước thực hiện các giải pháp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước, ổn định thị trường tiêu dùng nội địa, giảm hàng hóa nhập khẩu, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Do đó, trong quá trình thực hiện đã tạo ra động lực thúc đẩy các doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị trong Khối sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt hơn. Chính sự cộng hưởng này góp phần làm cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thị trường nội địa và vươn ra thị trường thế giới.
Để tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đề nghị cần tăng cường hơn nữa công tác thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và sử dụng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Người đứng đầu cấp ủy, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đề cao trách nhiệm trong việc ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng hoá thương hiệu Việt có chất lượng cao.
Phát biểu tham luận về “Kinh nghiệm và giải pháp của Agribank trong nghiên cứu đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để chinh phục khách hàng, mở rộng thị trường trong nước”, đồng chí Nguyễn Thị Phượng, Phó Tổng Giám đốc Agribank chia sẻ: Với một kế hoạch truyền thông tổng lực tuyên truyền, vận động khách hàng của Agribank sản xuất, chế biến sản phẩm “ Nông nghiệp sạch, an toàn” đi kèm với gói tín dụng ưu đãi lãi suất với quy mô ban đầu là 50.000 tỷ, hướng đến các mô hình sản xuất an toàn, ứng dụng công nghệ cao các chuỗi liên kết từ sản xuất- chế biến- lưu thông- phân phối. Đây là chương trình tín dụng phù hợp với nội dung Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Việt Nam theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được các Bộ, các ngành đánh giá cao và được đông đảo khách hàng quan tâm. Các gói tín dụng được hỗ trợ lãi suất (thấp hơn từ 0,5% - 1,5% so với lãi suất cho vay thông thường) đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nuôi trồng, chế biến sản phẩm nông nghiệp cạnh tranh thành công với sản phẩm nhập khẩu (điển hình là lúa gạo với các sản phẩm rau quả). Qua đó góp phần thay đổi hành vi tiêu dùng của người Việt Nam theo hướng ưu tiên mua sắm hàng sản xuất trong nước thay vì sở thích mua sắm hàng hóa nhập khẩu. Điều này được thấy rõ nhất tại các vùng nông thôn, người dân đã bắt đầu quen dùng và ưa chuộng hàng sản xuất trong nước với chất lượng đảm bảo, giá thành vừa phải.
Nguồn: TCNH số 12-2019
Tin bài khác


Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô
