
Vốn đầu tư nước ngoài “đổ” vào bất động sản đạt gần 5,23 tỷ USD
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 31/10/2024, vốn đầu tư nước ngoài “đổ” vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) đạt gần 5,23 tỷ USD, tương đương 19,2% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp 2,38 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam hiện là một điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào bối cảnh chính trị, sự phát triển kinh tế ổn định và chi phí nhân công cạnh tranh. Ảnh minh họa.
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố Báo cáo tình hình thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài 10 tháng năm 2024 với nhiều nội dung đáng chú ý.
Cụ thể, 10 tháng năm 2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 17,1 tỷ USD, chiếm gần 62,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 13,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngành kinh doanh BĐS đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 5,23 tỷ USD, chiếm gần 19,2% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp 2,38 lần cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là ngành Sản xuất, phân phối điện; Bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,12 tỷ USD và gần 1 tỷ USD...
Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 55 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 10 tháng năm 2024. Trong số các địa phương, Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 4,7 tỷ USD, chiếm 17,2% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp 3,15 lần cùng kỳ năm trước.
Tiếp theo là TP. Hồ Chí Minh với gần 2,1 tỷ USD, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 12,7% so với cùng kỳ. Quảng Ninh đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 1,98 tỷ USD, chiếm 7,2% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội…
Theo thống kê, đến hết tháng 10/2024, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân đạt khoảng hơn 19,58 USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Liên quan tới vấn đề này, Bộ Xây dựng cho biết, Việt Nam hiện là một điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào bối cảnh chính trị, sự phát triển kinh tế ổn định và chi phí nhân công cạnh tranh.
Theo khảo sát thị trường của một số tổ chức nghiên cứu thì một số phân khúc BĐS có sự tăng trưởng nổi bật gồm có căn hộ dịch vụ và BĐS công nghiệp và có nguồn cầu ổn định nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nguyên nhân là do sự phát triển cơ sở hạ tầng cũng có vai trò to lớn trong việc tăng tính hấp dẫn của phân khúc căn hộ dịch vụ, dòng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam đã thu hút nhiều chuyên gia quốc tế đến làm việc, tạo nên một phân khúc khách hàng chủ chốt cho thị trường căn hộ dịch vụ.
Bộ Xây dựng cho biết, thời gian tới, Bộ này sẽ tổ chức tập huấn, phổ biến để thực hiện có hiệu quả Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh BĐS năm 2023 và các văn bản quy định chi tiết mới được ban hành để các địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân triển khai thực hiện.
Đồng thời, Bộ Xây dựng tiếp tục chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc các địa phương, doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” nhằm tăng nguồn cung cho thị trường.
Bên cạnh nhiệm vụ trên, Bộ Xây dựng sẽ hướng dẫn, đôn đốc các địa phương đẩy nhanh việc cải tạo xây dựng lại nhà chung cư, tăng cung cho thị trường; tăng cường quản lý, phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thanh tra, kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch, kinh doanh BĐS của các doanh nghiệp, chủ đầu tư, sàn giao dịch BĐS, môi giới BĐS trên địa bàn, đặc biệt là tại các khu vực, dự án, khu chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường...
Theo Hà Anh/tapchitaichinh.vnTin bài khác


Ngân hàng trung ương mua vàng: Xu hướng và dự báo

Ngân hàng trung ương và vàng: Phân tích và hàm ý

Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý thị trường vàng

Phân tích bản đồ tri thức trong nghiên cứu về tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa - Một số gợi ý cho Việt Nam

Thúc đẩy tín dụng xanh hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Quản lý tài chính cá nhân: Vai trò của lập ngân sách và tiết kiệm tài chính

Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách
