
Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC): Cảnh báo dịch vụ xóa nợ xấu để lừa đảo
Nhiều hình thức mời “xóa nợ xấu”
Hiện nay, trên mạng xuất hiện một số trang web quảng cáo cung cấp dịch vụ xóa nợ xấu và được giới thiệu “là đơn vị cung cấp dịch vụ xóa nợ xấu nhanh, uy tín và miễn phí tư vấn”, phí dịch vụ từ 10 - 20 triệu đồng tùy vào việc xóa nhóm nợ nào.
Các đối tượng dùng chiêu trò “xóa nợ xấu” để lừa đảo
Không chỉ trên các website, khi người có nhu cầu xóa nợ tìm kiếm bằng các từ khóa trên mạng xã hội như: “Xóa nợ xấu”, “xóa nợ CIC” thì hay xuất hiện lời quảng cáo: “Bạn đang bị nợ xấu, không thể duyệt hồ sơ vay, bị làm phiền bởi những cuộc gọi khủng bố đòi nợ, ảnh hưởng uy tín gia đình bạn bè... Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ! Cam kết “gỡ sạch” mọi nhóm nợ!”. Chưa dừng lại, để lấy lòng tin với người có nhu cầu, các đối tượng này còn đăng tải những hình ảnh hoạt động của CIC, cài đặt ảnh đại diện, ảnh bìa bằng logo của CIC.
Không có cơ chế “xóa nợ xấu”
Trước tình trạng này, ông Lê Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc CIC khẳng định, không có bất kì tổ chức/cá nhân nào có thể can thiệp vào cơ sở dữ liệu của CIC. CIC chỉ thực hiện điều chỉnh thông tin trên cơ sở đề nghị của các tổ chức tín dụng (TCTD). Khi cần chỉnh sửa thông tin, các TCTD phải nêu rõ nguyên nhân xảy ra sai sót.
Khi phát hiện thông tin có sai sót, khách hàng báo với CIC thông qua các kênh điện tử hoặc tổng đài của CIC hay liên hệ với các TCTD. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sau khi nhận được yêu cầu điều chỉnh sai sót, CIC đều phải kiểm tra lại thông tin của khách hàng, nếu thực sự có sai sót thì CIC điều chỉnh. Sau khi điều chỉnh, CIC sẽ thông báo tới khách hàng. Khách hàng nên thường xuyên kiểm tra thông tin của chính mình trên cơ sở dữ liệu của CIC để khi phát hiện thông tin không chính xác thì kịp thời yêu cầu các đơn vị có liên quan chỉnh sửa để bảo vệ quyền lợi cá nhân.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, khách hàng tuyệt đối không tin tưởng vào những quảng cáo, chào mời, giới thiệu dịch vụ “che nợ xấu”, “xóa nợ xấu”. Cách duy nhất là không phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu là thanh toán nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn. Để duy trì và cải thiện điểm tín dụng, mỗi cá nhân nên có ý thức kiểm soát hành vi sử dụng tín dụng của mình. Trước khi tiến hành vay vốn, khách hàng cần cân nhắc về lãi suất vay và tính lãi suất vay phù hợp với mức thu nhập và khả năng chi trả cho khoản vay của mình; chủ động trả hết nợ và không bao giờ vay quá khả năng thanh toán.
Võ Hương
Tin bài khác


Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để 'tăng tốc' dòng vốn FDI

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Dòng vốn ngân hàng hỗ trợ kinh tế tư nhân phát huy thế mạnh vai trò huyết mạch của nền kinh tế

Đẩy mạnh các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Vươn mình trong hội nhập quốc tế
