Tiền kỹ thuật số do ngân hàng Trung ương phát hành: Lợi ích và động thái của các quốc gia

Nghiên cứu - Trao đổi
Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đã, đang tiến hành nghiên cứu và phát triển tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương (NHTW) phát hành (CBDC), nắm bắt xu thế này, Việt Nam cũng cần nghiên cứu xây dựng khuôn khổ pháp luật, thiết lập các quy chuẩn để đưa vào quản lý CBDC khi NHTW phát hành.
aa

Tóm tắt: Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đã, đang tiến hành nghiên cứu và phát triển tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương (NHTW) phát hành (CBDC), nắm bắt xu thế này, Việt Nam cũng cần nghiên cứu xây dựng khuôn khổ pháp luật, thiết lập các quy chuẩn để đưa vào quản lý CBDC khi NHTW phát hành. CBDC khi lưu thông mang lại rất nhiều những lợi ích và tác động dài hạn, góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, thúc đẩy mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ có điều kiện phát triển tốt hơn như huy động vốn cộng đồng (Crowd-funding), các dịch vụ Fintech. Chính vì vậy, cần có những nghiên cứu nhằm phân tích một cách hệ thống, đầy đủ những vấn đề liên quan đến đồng tiền này; qua đó, cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm cho công tác quản lý, điều hành và phù hợp với thực tiễn đặt ra.

Từ khóa: Central Bank Digital Currency - CBDC, lợi ích, NHTW.

1. Khái niệm, lợi ích và rủi ro của CBDC

CBDC là tiền pháp định dưới dạng kỹ thuật số được phát hành, kiểm soát và bảo đảm bởi NHTW của một quốc gia hay vùng lãnh thổ có chủ quyền. CBDC ra đời nhằm mục tiêu số hóa tiền mặt, cung cấp một phương thức khả thi để kiểm soát nền kinh tế số, nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.


CBDC có vai trò như tiền truyền thống, nhưng ở dạng số, được phát hành và quản lý bởi NHTW. Đầu tháng 01/2020, Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) đã công bố kết quả khảo sát năm 2019 với 66 NHTW (21 NHTW ở các nước phát triển và 45 NHTW từ các nước mới nổi, chiếm 75% dân số thế giới và 90% GDP toàn cầu) với kết quả: 70% cho biết không có ý định phát hành CBDC trong tương lai gần và 30% trả lời rằng đã tích cực chủ động chuẩn bị kế hoạch phát hành, trong đó 10% đang phát triển các dự án thí điểm. Theo đó, BIS ước tính khoảng 20% dân số thế giới có thể tiếp cận CBDC trong vòng 03 năm tới. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi mạnh từ phương thức thanh toán truyền thống bằng tiền mặt sang các phương thức thanh toán kỹ thuật số.

Lợi ích của CBDC

Dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain và sự đảm bảo bởi uy tín của NHTW nên CBDC sẽ mang lại những lợi ích và tác động dài hạn, góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, thúc đẩy mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ có điều kiện phát triển tốt hơn. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, CBDC thúc đẩy thanh toán, giao dịch không dùng tiền mặt và sự phát triển của dịch vụ thanh toán, tài chính hiện đại nhờ sự thuận tiện, an toàn, tin cậy cao, chi phí thấp, hạn chế rủi ro của việc dùng tiền mặt, với chi phí phát hành và lưu thông cao, rủi ro kiểm đếm, tiền giả, không đảm bảo tiêu chí xanh, thân thiện môi trường.

Thứ hai, CBDC nâng cao vị thế của đồng tiền pháp định trong nước, gia tăng sức mạnh khi được tương thích với các hệ thống thanh toán xuyên biên giới, hỗ trợ tích cực tăng trưởng kinh tế, thông qua thúc đẩy kinh tế số, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, các mô hình kinh doanh trên nền tảng số, giao dịch số.

Thứ ba, CBDC tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính đối với người dân và doanh nghiệp, qua đó góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, tăng cường khả năng đối phó với các hoạt động phi pháp như rửa tiền, trốn thuế, tài trợ khủng bố, tham nhũng, tội phạm mạng nhờ tính minh bạch và công khai hơn.

Những rủi ro, thách thức khi sử dụng CBDC

Mức độ chấp nhận thấp: Do tâm lý người dân đã quen với việc sử dụng đồng tiền của quốc gia, do hiểu biết kỹ thuật chưa nhiều, hoặc những rủi ro ảnh hưởng uy tín đến các tổ chức tài chính, trung gian thanh toán khi lỗi, vi phạm xảy ra. Thêm nữa, người dân lo ngại việc sử dụng CBDC sẽ dễ bị theo dõi mình đi đâu, chi tiêu gì...

Rủi ro về an toàn thông tin: Đây cũng là rủi ro chung của CBDC và ví điện tử. Mặc dù rủi ro này đã được hạn chế nhiều nhờ công nghệ Blockchain, tuy nhiên, CBDC vẫn có thể là nạn nhân của các phi vụ phi pháp và tội phạm mạng.

Rủi ro về kỹ thuật và hệ thống an ninh mạng: CBDC được thiết lập cũng như lưu hành chủ yếu thông qua các thiết bị điện tử và hệ thống công nghệ thông tin, do vậy, người nắm giữ CBDC đứng trước nguy cơ mất an toàn khi ổ cứng bị lỗi, dữ liệu bị virus, các tập tin bị mất cắp…

Ảnh hưởng lợi nhuận từ dịch vụ của các ngân hàng thương mại: Việc sử dụng CBDC có thể “xóa sổ” một số nguồn thu từ các dịch vụ truyền thống của các tổ chức tín dụng (chuyển tiền, thanh toán…) nên lợi nhuận của các tổ chức tín dụng có thể bị giảm.

Thách thức đối với các cơ quan quản lý: Là những thách thức đối với điều hành của NHTW và các cơ quan quản lý trong kiểm soát lượng cung tiền cũng như trách nhiệm quản lý, giám sát và xử lý sự cố, rủi ro, nhất là đối với giao dịch xuyên biên giới.

2. Động thái của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam

2.1. Động thái của các quốc gia trên thế giới

Xét trên góc độ toàn cầu, quá trình phát hành CBDC có sự khác biệt lớn giữa nhóm nước phát triển và nhóm nước mới nổi và có thể chia thành 03 nhóm quan điểm khác nhau thể hiện qua Bảng 1:

Bảng 1: Quan điểm và tiến độ triển khai CBDC của các NHTW thế giới



Nguồn: Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV và tác giả tổng hợp


(i) Nhóm tiên phong (gồm Trung Quốc, Thụy Điển, Uruguay, Barbados, Bahamas...);

(ii) Nhóm ủng hộ tích cực và đang nghiên cứu phát hành (như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ, Pháp, Ả-rập Xê-út và Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), Campuchia, Ecuador, Đông Ca-ri-bê, Canada, Thái Lan, Singapore...);

(iii) Nhóm thận trọng xem xét bởi lo ngại những tác động tiêu cực, rủi ro do CBDC mang lại đối với sự ổn định tài chính, cấu trúc ngân hàng, sự gia nhập của các tổ chức phi ngân hàng trong hệ thống tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ gồm có Mỹ, Đức, Anh, Nga...

Tại hội thảo trực tuyến về “Tiền kỹ thuật số do NHTW phát hành” do Văn phòng tăng cường năng lực của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Thái Lan phối hợp với Vụ Thị trường vốn và tiền tệ của IMF tổ chức vào tháng 3/2021, có sự tham dự của NHTW các nước, trong đó có Việt Nam đã đưa ra thông điệp: Mỗi nước có một con đường đi khác nhau đối với việc phát triển CBDC, vì ngay cả định nghĩa về đồng tiền này giữa các nước cũng khác nhau. Vì vậy, không nhất thiết mọi quốc gia đều phải phát hành CBDC của mình và cả khi phát hành thì một quốc gia có thể chọn hình thức phát hành bán buôn hoặc bán lẻ tùy vào những cân nhắc riêng.

2.2. Định hướng của Việt Nam về CBDC

Tháng 6/2021, Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, xây dựng và thí điểm tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối Blockchain giai đoạn 2021 - 2023. Cũng trong thời gian đó, Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo tại Bộ Tài chính đã được thành lập, nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo cũng như kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động quản lý, giám sát liên quan. Ngày 28/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ban hành Quyết định số 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, có nội dung "Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia". Mục tiêu nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế với mức tăng trưởng cao, đưa việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt.

Có thể thấy, Việt Nam đã có những chủ trương, quyết tâm trong việc thúc đẩy ứng dụng Blockchain và tiền ảo, tiền kỹ thuật số tại Việt Nam. Đây cũng chính là tiền đề cho việc xây dựng CBDC tại Việt Nam.

Từ thực tế, có thể thấy, sự phát triển của các loại tiền điện tử, kỹ thuật số như Bitcoin đã chỉ ra đây là xu hướng thanh toán tất yếu của kỷ nguyên số. Do đó, cần sớm nghiên cứu, ban hành khung pháp lý, cho phép giao dịch, sở hữu tài sản kỹ thuật số, tài sản ảo. Trên cơ sở đó, xây dựng khung quản lý, giám sát tài sản kỹ thuật số, tiến tới giao dịch tài sản kỹ thuật số, cho phép giao dịch CBDC trên sàn giao dịch hợp pháp. Cùng với việc nghiên cứu triển khai CBDC này, Việt Nam sẽ phải tính đến nhiều khía cạnh khi thiết kế CBDC. Bên cạnh các yếu tố liên quan đến hạ tầng, công nghệ, cho phép CBDC được chuyển nhượng và sử dụng làm công cụ thanh toán, cần tính tới tác động đối với việc ra quyết định của NHTW liên quan đến chính sách tiền tệ.

Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý CBDC, tận dụng thế mạnh của công nghệ làm nền tảng kích hoạt sử dụng loại tiền này. Đồng thời, nên có các chính sách nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ chuyên gia tài chính, chuyên gia mã hóa và bảo mật; nâng cao nhận thức của người dân về kiến thức về CBDC, chuyên gia đưa ra lời khuyên.

Về góc độ tài chính, bản chất CBDC vẫn là một loại đồng tiền của Việt Nam, được phát hành và lưu thông trên không gian số. Nó khác với các đồng tiền ảo đang xuất hiện trên thị trường hiện nay. Giá trị của tiền điện tử này sẽ do Chính phủ điều chỉnh và quyết định chứ không phụ thuộc vào biến động thị trường như các đồng tiền ảo. Do đó, Việt Nam cần nghiên cứu cẩn trọng, dài hạn, đo lường và đánh giá kỹ tác động trước khi triển khai trên thực tế. Tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực công nghệ ngân hàng, trong đó có công nghệ Blockchain; xây dựng các quy định tiêu chuẩn cấp phép đối với các tổ chức, cá nhân trung gian tham gia cung cấp dịch vụ liên quan đến CBDC; xây dựng cơ chế pháp lý phù hợp để có thể nắm bắt, quản lý và kiểm tra, giám sát việc lưu thông CBDC của nước ngoài ra, vào Việt Nam trong tương lai.

- Đẩy mạnh phát triển hệ thống thanh toán quốc gia đảm bảo hiệu quả và hạn chế rủi ro cho các giao dịch thanh toán xuyên biên giới liên quan đến CBDC: Nâng cấp hệ thống thanh quyết toán tức thời (RGTS), nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia - “bệ đỡ” cho phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư và cơ chế chia sẻ thông tin, dữ liệu.

- Việt Nam nên tìm hiểu, nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia đã phát hành CBDC: Về kinh nghiệm phát hành, về lộ trình, cách thức triển khai, nội dung cụ thể, chi tiết về đơn vị đầu mối chính, cơ chế vận hành, thời gian thử nghiệm, chính thức... từ đó xây dựng lộ trình phù hợp với thực tiễn Việt Nam, vừa đảm bảo tận dụng được các lợi ích, hạn chế các khuyết điểm, rủi ro của CBDC.

- Tạo điều kiện, thúc đẩy thói quen thanh toán không dùng tiền mặt và nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về CBDC. Các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này cần phải được cấp phép theo tiêu chuẩn nhất định và hoạt động của các tổ chức, cá nhân này cần phải thường xuyên được giám sát chặt chẽ, đảm bảo tính minh bạch. Để người dân yên tâm hơn khi sử dụng CBDC, Nhà nước cũng cần thiết lập các tiêu chuẩn của CBDC liên quan đến bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, bảo vệ chống lại việc lạm dụng dữ liệu người dùng và đảm bảo các tiêu chuẩn toàn cầu về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố.

Trong thời gian triển khai thí điểm, Việt Nam cần xây dựng lộ trình dài hơi và nên bắt đầu bằng thí điểm giao dịch nhỏ lẻ ở một số thành phố, qua một số ngân hàng, sau đó có những tổng kết, đánh giá rồi mới nhân rộng ra các lĩnh vực, địa phương khác.

3. Kết luận

Dù việc triển khai sử dụng CBDC đặt ra những thách thức rất phức tạp, nhưng nhiều NHTW trên thế giới đang tiến hành nghiên cứu hay thử nghiệm loại hình tiền tệ này. Chính vì vậy, việc xem xét sử dụng CBDC đòi hỏi phải phân tích cẩn thận các lợi ích và rủi ro có thể phát sinh từ CBDC. Nếu một số nền kinh tế quyết định sử dụng CBDC, nhất là các nền kinh tế có mức độ ảnh hưởng cao - thì quyết định đó sẽ tác động đến các đồng tiền chủ chốt trên thế giới và điều này cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến quyết định của các NHTW khác. Do vậy, theo dõi liên tục sự phát triển trong lĩnh vực này sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có những phản ứng phù hợp và cần thiết đối với những thay đổi diễn ra ở các quốc gia khác. Có thể trong nhiều năm tới, các NHTW sẽ tiếp tục sử dụng đồng tiền pháp định truyền thống cùng với ví điện tử, nhưng CBDC đầy tham vọng này rất có thể sẽ được sử dụng phổ biến trong tương lai.


Tài liệu tham khảo:

1. Cấn Văn Lực và cộng sự (2020), Quản lý tiền kỹ thuật số, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách với Việt Nam; https://tinnhanhchungkhoan.vn/quan-ly-tien-ky-thuat-so-kinh-nghiem-quoc-te-va-ham-y-chinh-sach-voi-viet-nam-post240707.html

2. Đinh Trường (2022), Cuộc đua phát triển tiền kỹ thuật số; https://nhandan.vn/baothoinay-hosotulieu/cuoc-dua-phat-trien-tien-ky-thuat-so-683186/

3. Kiều Mai (2022), Muốn không bị rớt lại đằng sau, Việt Nam cần phát triển tiền kỹ thuật số; https://vneconomy.vn/muon-khong-bi-rot-lai-dang-sau-viet-nam-can-phat-trien-tien-ky-thuat-so.htm

4. Thu Cúc (2022), Những quốc gia đang sử dụng loại tiền kỹ thuật số; http://dnrtv.org.vn/tin-tuc-n117798/nhung-quoc-gia-dang-su-dung-loai-tien-ky-thuat-so.html

5. Trần Thị Kim Chi và Trần Thị Mai Thành (2020), Kinh nghiệm quản lý tiền điện tử kỹ thuật số; https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/kinh-nghiem-quan-ly-tien-dien-tu-ky-thuat-so-318148.html


ThS. Lê Thị Khương

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia: Giải pháp tạo nguồn vốn bền vững cho phát triển nhà ở xã hội

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia: Giải pháp tạo nguồn vốn bền vững cho phát triển nhà ở xã hội

Từ thời điểm Luật Nhà ở năm 2005 ra đời, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế thông thoáng để huy động các nguồn vốn cho phát triển nhà ở để bán, cho thuê như: Thành lập Quỹ phát triển nhà ở của các địa phương; huy động vốn của các tổ chức tín dụng; huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân có khả năng tài chính, có nhu cầu mua nhà ở; huy động vốn thông qua các hình thức hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh liên kết...
Quản trị rủi ro tín dụng và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Quản trị rủi ro tín dụng và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bài viết phân tích tác động của quản trị rủi ro tín dụng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2014 - 2023, qua đó, đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Quan điểm Hồ Chí Minh về quản lý xã hội và sự vận dụng của Nhà nước trong kỷ nguyên mới

Quan điểm Hồ Chí Minh về quản lý xã hội và sự vận dụng của Nhà nước trong kỷ nguyên mới

Quản lý xã hội luôn là vấn đề quan trọng, cần thiết đối với mỗi quốc gia, dân tộc, nhà nước nào cũng phải quan tâm, chăm lo, thực hiện một cách hiệu quả. Bởi lẽ, có quản lý tốt xã hội thì nhà nước mới vận hành, phát triển một cách trật tự, ổn định và bền vững, giúp cho đất nước phát triển lành mạnh, ổn định, vững chắc, từ đó mới nâng cao được chất lượng đời sống của Nhân dân trên các mặt, các lĩnh vực. Theo Hồ Chí Minh, để quản lý xã hội - xã hội mới, chúng ta phải tiến hành nhiều nội dung, lĩnh vực khác nhau; tính chất quản lý phải toàn diện, rộng khắp trên tất cả các mặt của xã hội; yêu cầu quản lý thật chặt chẽ, hiệu quả, hiệu lực và hiệu năng; cách thức quản lý phải đa dạng, phong phú, linh hoạt.
Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và  quyền làm chủ của Nhân dân trong tinh giản biên chế ở Việt Nam

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của Nhân dân trong tinh giản biên chế ở Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay, tinh giản biên chế trở thành một nhiệm vụ chính trị mang tính cấp thiết; cần phát huy mạnh mẽ vai trò, sức mạnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; nhất là vai trò lãnh đạo của Đảng; sự quản lý, điều hành sáng tạo của Nhà nước và sự đoàn kết, đồng thuận của Nhân dân để mang lại hiệu quả thiết thực.
Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư trong hoạt động ngân hàng - Bất cập và một số giải pháp hoàn thiện

Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư trong hoạt động ngân hàng - Bất cập và một số giải pháp hoàn thiện

Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư là một trong những quyền quan trọng nhằm bảo đảm tính minh bạch, công bằng và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư trong các hoạt động kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng.
Nguyễn Thị Định - Vị nữ tướng huyền thoại suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam

Nguyễn Thị Định - Vị nữ tướng huyền thoại suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam

Thiếu tướng Nguyễn Thị Định - vị nữ tướng huyền thoại với những dấu ấn chiến công lừng lẫy gắn liền với phong trào Đồng Khởi, với “Đội quân tóc dài”, với phương thức đánh địch bằng “Ba mũi giáp công”, vị thuyền trưởng chỉ huy tàu “không số” đầu tiên chở 12 tấn vũ khí từ miền Bắc để chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần quan trọng vào công cuộc giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc…, tên tuổi và sự nghiệp của bà luôn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.
Hoạt động truyền thông của ngân hàng trung ương: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Hoạt động truyền thông của ngân hàng trung ương: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, sự gia tăng của các cú sốc kinh tế và tài chính, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, mạng xã hội… đã làm gia tăng tính phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động truyền thông ngân hàng trung ương (NHTW). Truyền thông hiệu quả có thể giúp NHTW xây dựng lòng tin của công chúng, tăng cường uy tín và nâng cao khả năng ứng phó với các thách thức kinh tế.
Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại - Điều kiện để triển khai

Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại - Điều kiện để triển khai

Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thanh khoản ổn định, giúp ngân hàng tránh tình trạng mất khả năng thanh toán có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như phá sản hoặc tổn thất lớn. Ngoài ra, quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản còn đóng vai trò hỗ trợ ngân hàng tuân thủ các chỉ số thanh khoản như: Tỉ lệ bao phủ thanh khoản, tỉ lệ nguồn vốn ổn định ròng... giúp ngân hàng hoạt động an toàn và bền vững.
Xem thêm
Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Tăng trưởng cao không nhất thiết đi kèm với lạm phát cao, bong bóng tài sản, nợ xấu gia tăng và đồng nội tệ mất giá. Nhưng các yếu tố này vẫn tiềm ẩn như các rủi ro kinh tế vĩ mô, tạo nguy cơ đối với sự ổn định vĩ mô tại Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn tăng trưởng cao, với trọng tâm là phát huy điểm mạnh và hạn chế hiệu ứng tiêu cực từ vận hành chính sách tài khóa và tiền tệ.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết, trong đó nêu rõ các yêu cầu mục tiêu; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc