Thanh toán an toàn với ví điện tử

Công nghệ & ngân hàng số
Với nhiều tiện ích, ví điện tử đang được người tiêu dùng ưa chuộng trong các giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong việc sử dụng ví điện tử, xác thực tài khoản điện tử là một giải ...
aa

Với nhiều tiện ích, ví điện tử đang được người tiêu dùng ưa chuộng trong các giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong việc sử dụng ví điện tử, xác thực tài khoản điện tử là một giải pháp vừa giúp người dùng ví điện tử được bảo vệ tài khoản tốt hơn vừa không mất quá nhiều thời gian để hoàn thành bước xác thực tài khoản.



Với nhiều tiện ích, ví điện tử đang được người tiêu dùng ưa chuộng trong các giao dịch thanh toán

Trong thời gian qua, sự phát triển của dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT) tại Việt Nam nói chung và dịch vụ ví điện tử nói riêng đã và đang góp phần hỗ trợ các ngân hàng thương mại (NHTM) đa dạng hóa và gia tăng tiện ích, tiện lợi trong cung ứng các dịch vụ thanh toán đến khách hàng, đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường. Nhờ có mô hình kinh doanh nhạy bén, tinh gọn và đầu tư mạnh về mạng lưới kinh doanh, nhân sự, cơ sở vật chất - kỹ thuật, cung cấp nhiều tiện ích trên ví, các tổ chức TGTT đã góp phần vào sự phát triển của ví điện tử, giúp giao dịch thanh toán, chuyển tiền được thực hiện dễ dàng, thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, ví điện tử là “cầu nối” đưa khách hàng đến với ngân hàng khi muốn tiếp cận các dịch vụ ngân hàng tài chính đa dạng, chuyên sâu hơn như thẻ tín dụng vay tiêu dùng, sản phẩm đầu tư; cũng giúp các NHTM mở rộng phạm vi cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng có nhu cầu vượt ra khỏi dịch vụ cơ bản, góp phần tăng trưởng khối lượng, giá trị giao dịch; nhờ đó, giúp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện theo định hướng của Chính phủ và NHNN.

Đến nay, NHNN đã cấp phép cho 37 tổ chức không phải là ngân hàng cung ứng dịch vụ TGTT, trong đó, có 33 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử. Tiềm năng thị trường còn rất lớn khi 80% giao dịch bán lẻ vẫn sử dụng tiền mặt, tuy nhiên, theo lãnh đạo một số đơn vị cung ứng ví điện tử, thách thức lớn hiện nay là chưa thể tiếp cận với nhóm khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng, con số này ước tính khoảng 70% dân số.

Tuân thủ quy định về an toàn thanh toán qua ví điện tử

Về đảm bảo an ninh, bảo mật thanh toán, NHNN yêu cầu các tổ chức TGTT phải có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến khách hàng theo quy định của pháp luật (quy định tại Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và Luật An toàn thông tin mạng). Đồng thời, các tổ chức TGTT cũng phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử; thực hiện các yêu cầu đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin và quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet (Thông tư số 39/2014/TT-NHNN, Thông tư số 18/2018/TT-NHNN, Thông tư số 35/2016/TT-NHNN).

Để đảm bảo các tổ chức TGTT tuân thủ đúng quy định trong lĩnh vực thanh toán, NHNN đã ban hành Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ TGTT và được nhiều lần sửa đổi, bổ sung (tại Thông tư 20/2016/TT-NHNN; Thông tư 30/2016/TT-NHNN và Thông tư 23/2019/TT-NHNN) cụ thể hóa yêu cầu quản lý, giám sát đối với dịch vụ ví điện tử. Ngoài ra, NHNN thường xuyên có các văn bản yêu cầu các tổ chức này hoạt động tuân thủ quy định pháp luật; tăng cường thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền, ngăn ngừa việc lợi dụng, sử dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ TGTT cho các hoạt động bất hợp pháp.

Về bảo vệ quyền lợi của khách hàng: Tại Thông tư 23/2019/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ TGTT, NHNN đã quy định nhiều giải pháp bảo vệ quyền lợi của khách hàng sử dụng ví điện tử như: (i) Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải mở tài khoản đảm bảo thanh toán¹ và duy trì tổng số dư trên tất cả các tài khoản này không được thấp hơn tổng số dư của tất cả các ví điện tử của khách hàng tại cùng một thời điểm nhằm đảm bảo đủ khả năng thanh toán cho khách hàng và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng; (ii) Quy định cụ thể về hoạt động ví điện tử² như: Hồ sơ mở ví điện tử, xác thực thông tin khách hàng mở ví điện tử, yêu cầu ví điện tử phải liên kết với tài khoản thanh toán/thẻ ghi nợ nội địa của khách hàng, việc sử dụng ví điện tử nhằm hạn chế các rủi ro liên quan đến hoạt động ví điện tử; (iii) Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải cung cấp công cụ để NHNN giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ ví điện tử; (iv) Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử³ phải quy định và thông báo các điều kiện, điều khoản sử dụng dịch vụ cho khách hàng, hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ, các quy định về xử lý tra soát, khiếu nại...

Theo đó, Thông tư yêu cầu khách hàng mở ví điện tử phải cung cấp các thông tin cá nhân định danh như: chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu còn thời hạn, giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi)...

Tổ chức cung ứng dịch vụ ví phải yêu cầu khách hàng hoàn thành việc liên kết ví với tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ trước khi sử dụng ví điện tử. Khách hàng được liên kết ví với một hoặc nhiều tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ tại các ngân hàng liên kết.

Tổng hạn mức giao dịch qua các ví điện tử cá nhân của một khách hàng tại tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử (bao gồm giao dịch thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và giao dịch chuyển tiền từ ví điện tử cho ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử mở) tối đa 100 triệu đồng/tháng. Trừ trường hợp ví điện tử cá nhân của người có ký hợp đồng/thỏa thuận làm đơn vị chấp nhận thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử.

Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử không được phép cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng ví điện tử, trả lãi trên số dư ví điện tử hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm tăng giá trị tiền tệ trên ví điện tử so với giá trị tiền khách hàng nạp vào ví điện tử.

Khi sử dụng ví điện tử, khách hàng (chủ ví điện tử) chỉ được nạp tiền vào ví điện tử từ tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng tại ngân hàng và nhận tiền từ ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử mở.

Mục đích sử dụng ví điện tử để thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp; chuyển tiền cho ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử mở; rút tiền ra khỏi ví điện tử về tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng tại ngân hàng.

Thông tư 23/2019/TT-NHNN cũng quy định nghiêm cấm hành vi sử dụng ví điện tử để thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác... Chủ ví điện tử cũng không được cho thuê, cho mượn ví điện tử hoặc mua, bán thông tin ví điện tử.

Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải cung cấp công cụ để NHNN giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ ví điện tử.

Những quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng, hạn chế những rủi ro trong sử dụng ví điện tử và nâng cao trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT.

Chú trọng việc xác thực tài khoản ví điện tử

Ngoài ra, việc định danh tài khoản ví điện tử đang được chú trọng nhằm ngăn ngừa những rủi ro trong thanh toán. Đối với việc xác thực tài khoản ví điện tử: theo quy định của NHNN tại Thông tư 23/2019/TT-NHNN, tổ chức phát hành ví điện tử phải xác thực thông tin khách hàng, hoàn thành việc kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo hồ sơ mở ví điện tử đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ theo quy định trước khi kích hoạt ví điện tử.

Để phù hợp với quy định pháp lý hiện hành và thực tế, khách hàng có thể đăng ký và sử dụng ví điện tử qua các kênh trực tuyến, Thông tư 23/2019/TT-NHNN đã quy định khách hàng đăng ký mở ví điện tử có thể xuất trình các tài liệu dưới hình thức bản chính hoặc bản sao hoặc bản quét (scan) từ bản gốc hoặc hình thức khác theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử; đồng thời, cho phép khách hàng thực hiện xác thực trực tiếp tại trụ sở, chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử hoặc các kênh giao dịch trực tuyến theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử và phù hợp với quy định của pháp luật. Do đó, quy trình thủ tục xác thực ví điện tử đơn giản, tốn ít chi phí hơn nhiều so với quy trình, thủ tục xác thực khách hàng của ngân hàng.

Với việc xác thực tài khoản ví điện tử, khách hàng chỉ cần thực hiện vài thao tác trên điện thoại và làm được ở bất kỳ đâu. Công nghệ đó là eKYC hay còn được gọi là xác thực tài khoản điện tử. eKYC được hiểu là định danh khách hàng điện tử, là phát triển của công nghệ và để đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ, tạo thuận lợi cho người dùng ví. Thay vì định danh khách hàng bằng gặp mặt trực tiếp, qua đối chiếu chứng từ giấy khá phiền phức, eKYC thực hiện định danh người dùng bằng phương thức điện tử không cần gặp mặt trực tiếp, nhờ sự hỗ trợ của các công nghệ tiên tiến như kiểm tra, đối chiếu thông tin cá nhân tức thì với cơ sở dữ liệu tập trung về danh tính người dùng, xác thực sinh trắc học, nhận diện khách hàng nhờ trí tuệ nhân tạo (AI)...

Áp dụng eKYC giúp các ví điện tử tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và nhân lực cho công tác xác thực tài khoản người dùng, đồng thời, giúp khách hàng có trải nghiệm người dùng tốt hơn với dịch vụ công nghệ tiên tiến mà các ví điện tử mang lại. Xác thực tài khoản điện tử không những an toàn mà còn dễ dàng thực hiện. Đây là ưu điểm lớn nhất mà việc xác thực tài khoản điện tử mang lại cho người dùng. Với người dùng ví điện tử, bạn chỉ cần chuẩn bị chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu còn hiệu lực pháp lý. Sau đó, mở ứng dụng và thực hiện như hướng dẫn là hoàn thành việc xác thực tài khoản điện tử.

Phương thức định danh khách hàng điện tử - eKYC thực sự sẽ giúp các ví điện tử thuận tiện hơn rất nhiều trong việc đơn giản hóa thủ tục, nâng cao trải nghiệm khách hàng, nâng cao độ bảo mật. Có thể nói đây là một xu hướng phát triển tất yếu trong kỷ nguyên số khi nền kinh tế số trở nên ngày càng rõ nét hiện nay. Và eKYC ngày càng đóng vai trò quan trọng, là dịch vụ nền tảng thiết yếu cho việc phát triển mô hình không tiền mặt tại Việt Nam.

Hiện nay, các ví điện tử hàng đầu trên thị trường đều đã cung cấp nhiều lớp bảo vệ cho tài khoản người dùng như OTP, xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt... nhưng nếu không xác thực tài khoản thì chưa thể giải quyết tận gốc những rủi ro, đặc biệt là việc mạo danh tài khoản để thực hiện mục đích xấu. Do đó, vấn đề định danh với tài khoản ví điện tử cần phải được chú trọng.

Sau khi xác thực tài khoản ví điện tử, người dùng sẽ an tâm hơn vì đã được xác minh chính chủ, giảm thiểu nguy cơ bị giả mạo và nếu lỡ có sự cố cũng dễ dàng xử lý. Cũng như thẻ ATM, thẻ tín dụng thì ví điện tử cũng là phương thức thanh toán trong thời đại mới, có tiện lợi, có nhanh chóng thì kèm theo các yêu cầu bảo mật là điều hiển nhiên.

Hơn nữa, tội phạm mạng sẽ khó khăn hơn khi muốn tấn công các ví điện tử đã xác định chính chủ. Một số người dùng ví điện tử đã bị lộ thông tin bởi vì tài khoản chưa được xác thực. Để ngăn chặn hành vi của kẻ gian thì người dùng nhất định phải xác thực tài khoản ví điện tử của mình. Việc định danh người dùng ví điện tử sẽ giúp cơ quan chức năng quản lý tốt hơn các giao dịch không tiền mặt - một xu hướng đang ngày càng phổ biến.

Liên quan đến xác thực khách hàng điện tử, NHNN đang lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN về hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Trong đó, sửa đổi lớn nhất liên quan đến việc cho phép NHTM được quyết định gặp hoặc không gặp trực tiếp khách hàng khi lần đầu thiết lập mối quan hệ. Điều này không chỉ các NHTM mà cả hệ thống tài chính, trong đó có các tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT (cung ứng dịch vụ ví điện tử) mong chờ.

¹ Điều 8 Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ TGTT.

² Điều 9 Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ TGTT.

³ Khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ TGTT.

Tài liệu tham khảo:

1. Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN về hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

2. Thông tư 23/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.


Nguyễn Mai Hoa

Chuyên đề Công nghệ và Ngân hàng số, số 07/2020

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong xu hướng chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong xu hướng chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Chuyển đổi số mang lại cơ hội phát triển cho ngành Ngân hàng nhưng cũng làm gia tăng rủi ro xâm phạm dữ liệu cá nhân. Dù pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân đã có cải thiện, nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập. Bài viết phân tích thực trạng pháp lý hiện nay và đề xuất giải pháp hoàn thiện phù hợp với xu hướng chuyển đổi số.
Đề xuất xây dựng các mô hình tài chính phi tập trung trong trung tâm tài chính Thành phố Hồ Chí Minh

Đề xuất xây dựng các mô hình tài chính phi tập trung trong trung tâm tài chính Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết nghiên cứu tổng quan về tài chính phi tập trung và các mô hình phổ biến, phân tích lợi ích, thách thức, đồng thời đề xuất mô hình phù hợp để phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính quốc tế có sức cạnh tranh khu vực và toàn cầu.
Siêu ứng dụng trong ngành Ngân hàng: Cơ hội và thách thức

Siêu ứng dụng trong ngành Ngân hàng: Cơ hội và thách thức

Siêu ứng dụng và hệ sinh thái ngân hàng không chỉ là xu hướng công nghệ mà đang tái định hình căn bản ngành tài chính - ngân hàng, với mục tiêu mang lại trải nghiệm tích hợp, cá nhân hóa và bao trùm. Mặc dù mở ra tiềm năng lớn trong việc mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ và thúc đẩy đổi mới, tuy nhiên, sự kết hợp này cũng đặt ra những câu hỏi quan trọng trong tương lai.
Chuyển đổi số ngân hàng và bài toán an ninh, an toàn thông tin

Chuyển đổi số ngân hàng và bài toán an ninh, an toàn thông tin

Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã nỗ lực không ngừng và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan trong công cuộc chuyển đổi số và đã đạt được nhiều thành quả quan trọng. Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng cũng gặp những thách thức không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh, an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu. Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đồng thời tăng cường hợp tác các tổ chức tài chính quốc tế trong nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng các công nghệ mới.
GenAI - Tương lai cá nhân hóa dịch vụ khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

GenAI - Tương lai cá nhân hóa dịch vụ khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

GenAI đang mở ra những cơ hội chưa từng có trong việc cá nhân hóa dịch vụ khách hàng tại các ngân hàngViệt Nam. Mặc dù vẫn còn nhiều thách thức trong việc triển khai GenAI, tuy nhiên, các ngân hàng Việt Nam đang dần vượt qua những rào cản này để tận dụng tiềm năng to lớn của GenAI trong cung cấp các sản phẩm, dịch vụ. Với sự phát triển của công nghệ và sự chuyển đổi số mạnh mẽ trong ngành Ngân hàng, GenAI hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm khách hàng cá nhân hóa tiên tiến, góp phần nâng cao sự hài lòng của khách hàng, tăng cường lòng trung thành và thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho các ngân hàng trong kỷ nguyên số.
Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khách hàng ngày càng mong muốn nhiều hơn sự cách tân, đổi mới đến từ các ngân hàng. Do đó, đổi mới sáng tạo không chỉ là yếu tố cần thiết để các ngân hàng thương mại Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng, mà còn là chìa khóa để duy trì năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế, từ đó nâng cao vị thế của ngành Ngân hàng Việt Nam trong nền kinh tế số.
AI Agent: Xu hướng công nghệ mới, thực tiễn quốc tế và giải pháp áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

AI Agent: Xu hướng công nghệ mới, thực tiễn quốc tế và giải pháp áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

AI Agent không chỉ là một xu hướng công nghệ mà còn là động lực quan trọng để các ngân hàng thích nghi và phát triển trong thời đại số hóa.
Chuyển đổi số tại các ngân hàng thương mại - Kinh nghiệm một số nước và khuyến nghị cho Việt Nam

Chuyển đổi số tại các ngân hàng thương mại - Kinh nghiệm một số nước và khuyến nghị cho Việt Nam

Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng không chỉ đơn thuần là việc tích hợp công nghệ số vào mọi khía cạnh của hoạt động, mà còn là quá trình thúc đẩy sự thay đổi và cải thiện toàn diện. Qua đó, ngân hàng không chỉ tạo ra các phương pháp mới hoặc điều chỉnh các quy trình kinh doanh, mà còn tạo điều kiện cho việc thay đổi văn hóa tổ chức và cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
Xem thêm
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết, trong đó nêu rõ các yêu cầu mục tiêu; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc