Gợi mở hướng đi cho ngân hàng Việt vươn ra thế giới trong kỷ nguyên số

Sự kiện
Ngày 05/5/2025, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Thanh Hà, Thời báo Ngân hàng đã tổ chức Diễn đàn “Đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới và gợi ý với hệ thống ngân hàng”, với sự tham dự của 150 đại biểu là đại diện lãnh đạo các vụ, cục thuộc NHNN; các bộ, ngành liên quan; các chuyên gia, tổ chức tài chính uy tín trong nước và quốc tế… Tại Diễn đàn, các chuyên gia đều nhấn mạnh, thương hiệu là giá trị vô cùng quan trọng của doanh nghiệp và cơ sở để xây dựng thương hiệu chính là niềm tin của người dùng.
aa

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Tin tưởng thương hiệu ngân hàng Việt Nam sẽ ngày càng được khẳng định

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ, Đảng và Nhà nước ta xác định khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực then chốt để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững. Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là một lựa chọn, mà là con đường sống còn để hiện thực hóa khát vọng hùng cường, thịnh vượng của dân tộc.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng khẳng định, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là xu thế tất yếu của thời đại và là con đường quan trọng nhất để bứt phá, vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hiện đại, đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà phát biểu Diễn đàn
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà phát biểu tại Diễn đàn

Bám sát chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành Ngân hàng xác định rõ trách nhiệm trong việc hiện thực hóa các định hướng phát triển đất nước. Trên tinh thần đó, ngành Ngân hàng tiếp tục tiên phong trong đổi mới, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế; trong đó có nhiệm vụ quan trọng là quyết tâm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thương hiệu ngân hàng vững mạnh, từng bước vươn tầm khu vực và toàn cầu. Qua đó đóng góp thiết thực vào việc khẳng định vị thế và gia tăng giá trị thương hiệu quốc gia trong kỷ nguyên hội nhập sâu rộng.

Tại Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trong đó đặt mục tiêu có từ 2 - 3 ngân hàng thương mại Việt Nam lọt vào Top 100 ngân hàng có thương hiệu lớn nhất khu vực châu Á. Đây là mục tiêu không chỉ về quy mô tài sản mà còn là sự khẳng định uy tín, thương hiệu và sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong kỷ nguyên hội nhập sâu rộng toàn cầu.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính, chuẩn hóa quản trị theo thông lệ quốc tế, tăng cường minh bạch và đổi mới sáng tạo. Đây là những nền tảng quan trọng để xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt Nam vững mạnh, chuyên nghiệp, có sức cạnh tranh quốc tế. Các tổ chức tín dụng cũng đã chủ động nâng cao hình ảnh và vị thế của mình trên thị trường, từng bước khẳng định thương hiệu ngân hàng Việt Nam trên trường quốc tế. Theo xếp hạng của Brand Finance năm 2025, đã có 13 ngân hàng Việt Nam lọt vào Top 500 ngân hàng có giá trị thương hiệu cao nhất toàn cầu. Theo Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà, đây là một tín hiệu đáng mừng, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu ngày càng cao trong việc xây dựng thương hiệu mạnh và bền vững.

Trong xu thế đó, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết, việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế, tiếp cận các mô hình quản trị thương hiệu hiện đại và cập nhật tư duy chiến lược là vô cùng quan trọng. Diễn đàn này là dịp để cùng trao đổi, học hỏi những mô hình thành công trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu ngành Tài chính - Ngân hàng.

Diễn đàn vinh dự được chào đón và lắng nghe chia sẻ từ các chuyên gia hàng đầu thế giới, GS. John Quelch - Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Harvard, Phó Chủ tịch, Giáo sư ưu tú tại Trường Kinh doanh Quốc tế châu Âu - Trung Quốc (CEIBS), Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Duke Kunshan và ông Peter Verhoeven - Thành viên Ban Lãnh đạo Anax Invest, chuyên gia quốc tế giàu kinh nghiệm trong tái cấu trúc doanh nghiệp và chiến lược tài chính khu vực. Những kinh nghiệm quý báu từ các chuyên gia sẽ giúp chúng ta nhìn nhận sâu sắc hơn về xu hướng phát triển và khẳng định thương hiệu trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu. Diễn đàn cũng là dịp để cùng nhìn nhận sâu sắc hơn về tầm quan trọng của thương hiệu quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa. Đồng thời tìm ra các giải pháp thiết thực để đưa thương hiệu Việt Nam, đặc biệt là thương hiệu ngân hàng Việt Nam, vững bước ra thị trường khu vực và quốc tế.

Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, khuyến khích đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh số hóa hoạt động ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời yêu cầu các tổ chức tín dụng xây dựng chiến lược thương hiệu bài bản, gắn với chiến lược phát triển dài hạn và hội nhập quốc tế.

“Với sự đồng lòng, quyết tâm và khát vọng vươn lên, tôi tin tưởng rằng thương hiệu ngân hàng Việt Nam sẽ ngày càng được khẳng định, góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên hội nhập và phát triển bền vững” - Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà nhấn mạnh.

Tại phiên bàn tròn thảo luận, các chuyên gia cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm, gợi mở các giải pháp, hướng đi chiến lược phù hợp cho ngân hàng Việt nắm bắt cơ hội vươn ra thị trường toàn cầu.

GS. John Quelch - Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Harvard, Phó Chủ tịch, Giáo sư ưu tú tại CEIBS, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Duke Kunshan: Xây dựng thương hiệu ngân hàng cần xuất phát từ niềm tin và sự khác biệt

GS. John Quelch phát biểu tại Diễn đàn
GS. John Quelch - Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Harvard, Phó Chủ tịch, Giáo sư ưu tú tại CEIBS, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Duke Kunshanphát biểu tại Diễn đàn

Là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về marketing chiến lược trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, GS. John Quelch cho rằng, nền tảng cốt lõi để xây dựng một thương hiệu ngân hàng vững mạnh chính là niềm tin. Thương hiệu cần nhất quán trong việc thực hiện lời hứa với khách hàng, không ngắt quãng, không hời hợt, qua đó xây dựng được lòng trung thành - một tài sản vô hình nhưng đầy giá trị. Ông nhấn mạnh rằng, một thương hiệu thành công không nhất thiết phải cung cấp sản phẩm có chất lượng cao nhất thị trường, mà quan trọng là phải đáp ứng đúng kỳ vọng của nhóm khách hàng mục tiêu, tạo được sự cân bằng hợp lý giữa chất lượng và chi phí. Đã có rất nhiều thương hiệu thành công không phải do cung cấp sản phẩm chất lượng cao nhất trên thị trường, nhưng quan hệ giá thành và chất lượng vô cùng tích cực. Ô tô Mercedes có thể tốt hơn Toyota, nhưng Toyota vẫn thành công trên thị trường bởi tỉ lệ giữa chất lượng và giá thành mang tính tích cực, chuyên gia này lấy ví dụ.

Với các ngân hàng Việt Nam, GS. John Quelch cho rằng, thách thức lớn nhất chính là sự thiếu khác biệt rõ ràng trong định vị thương hiệu. Nhiều ngân hàng đang cố gắng phục vụ tất cả đối tượng, dẫn đến việc mờ nhạt về hình ảnh và thiếu cá tính thương hiệu. Trong khi đó, bài học thành công từ các ngân hàng quốc tế như ING (có trụ sở tại Hà Lan) hay HSBC cho thấy, muốn vươn ra toàn cầu, ngân hàng cần một chiến lược định vị rõ ràng, dám khác biệt và đầu tư dài hạn vào giá trị cốt lõi. Ngân hàng ING đã thành công trong thâm nhập vào thị trường Mỹ nhờ tận dụng tiếp thị điện tử và cắt giảm chi phí vận hành qua mô hình ngân hàng không chi nhánh. HSBC lại nổi bật với định vị “ngân hàng toàn cầu, am hiểu địa phương” - một thông điệp nhất quán thể hiện năng lực kết nối doanh nghiệp quốc tế với thị trường bản địa và ngược lại.

Liên quan đến việc đưa thương hiệu ngân hàng Việt Nam ra thế giới, GS. John Quelch cho rằng cơ hội đang mở ra khi Việt Nam có nền kinh tế ổn định, hệ thống ngân hàng được giám sát chặt chẽ, và một số ngân hàng đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, để tăng năng lực cạnh tranh quốc tế, ông đề xuất cần khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực ngân hàng, tạo điều kiện cho các thương vụ sáp nhập để hình thành những ngân hàng có quy mô đủ lớn, có khả năng đầu tư bài bản vào công nghệ, AI và các sáng kiến số hóa. Điều này không chỉ giúp nâng cao năng lực vận hành, mà còn giúp ngân hàng Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế, đóng góp tích cực vào vị thế quốc gia.

Theo GS. John Quelch, ngân hàng không chỉ là phục vụ các dịch vụ tài chính đơn thuần mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, việc xây dựng được thương hiệu mạnh không chỉ mang lại lợi nhuận cao hơn mà còn góp phần nâng cao uy tín quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông Peter Verhoeven - Thành viên Ban Lãnh đạo Anax Invest: Xây dựng thương hiệu ngân hàng vững mạnh từ nền tảng nội lực bền vững

Ông Peter Verhoeven phát biểu tại Diễn đàn
Ông Peter Verhoeven - Thành viên Ban Lãnh đạo Anax Invest phát biểu tại Diễn đàn

Với hơn 40 năm kinh nghiệm toàn cầu, chuyên gia tài chính cấp cao Peter Verhoeven cho rằng, một thương hiệu ngân hàng thực sự vững mạnh và được thị trường quốc tế tin tưởng không thể chỉ được xây dựng thông qua hoạt động truyền thông bên ngoài. Cốt lõi của niềm tin thị trường dành cho ngân hàng bắt nguồn từ nội lực vững vàng, bao gồm quản trị, điều hành hiệu quả, kiểm soát rủi ro chặt chẽ và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế.

Ông nhấn mạnh, niềm tin là yếu tố then chốt làm nên giá trị thương hiệu của bất kỳ ngân hàng nào. Để có được niềm tin đó, không chỉ bản thân các ngân hàng phải tự nâng cao năng lực quản trị nội bộ, mà vai trò của các cơ quan quản lý cũng rất quan trọng trong việc kiểm soát và tạo hành lang pháp lý minh bạch, hiệu quả cho hoạt động. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2008, các quốc gia đã tăng cường giám sát và áp dụng các tiêu chuẩn quản trị mới như Basel II và nay là Basel III - vốn đòi hỏi mức độ minh bạch và khả năng kiểm soát rủi ro cao hơn rất nhiều. Việc các ngân hàng chủ động triển khai Basel III chính là bước tiến lớn, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển và củng cố lòng tin của thị trường.

Trong kỷ nguyên số hiện nay, ông Peter Verhoeven cũng đặc biệt lưu ý đến hai trụ cột không thể thiếu nếu muốn xây dựng một thương hiệu ngân hàng khác biệt và bền vững: Hành trình trải nghiệm khách hàng và khả năng giám sát dữ liệu nội bộ. Đổi mới sáng tạo trong sản phẩm, dịch vụ để cá nhân hóa hành trình của mỗi khách hàng, phản hồi nhanh chóng và hiệu quả, sẽ quyết định mức độ hài lòng và sự trung thành của khách hàng - yếu tố sống còn với thương hiệu ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu. Ông lấy ví dụ về HSBC như một ngân hàng đã thành công trong việc thấu hiểu kỳ vọng của khách hàng và chuyển đổi phù hợp để tạo ra lòng trung thành bền vững.

Theo ông Peter Verhoeven, thương hiệu ngân hàng mạnh không thể chỉ từ bên ngoài, mà phải bắt đầu từ bên trong: Từ một nền tảng tài chính lành mạnh, hệ thống quản trị minh bạch, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế cho đến khả năng đổi mới sáng tạo để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

Bà Thái Hương - Anh hùng Lao động, Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á (BAC A BANK), Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH: Xây dựng thương hiệu phải bắt đầu từ giá trị thực và trách nhiệm với cộng đồng

Bà Thái Hương - Anh hùng Lao động, Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á (BAC A BANK), Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH phát biểu tại Diễn đàn
Bà Thái Hương - Anh hùng Lao động, Tổng Giám đốc BAC A BANK, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH phát biểu tại Diễn đàn

Theo bà Thái Hương, con đường xây dựng thương hiệu bền vững không xuất phát từ tham vọng quảng bá hình ảnh mà từ việc kiến tạo giá trị thực sự cho xã hội. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Tập đoàn TH được định hướng phát triển từ những điều giản dị, gắn với sứ mệnh “hạnh phúc đích thực”- không chỉ mang lại lợi ích cho người bán mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Xuất phát trong bối cảnh thị trường sữa trong nước gặp nhiều khó khăn, TH lựa chọn con đường phát triển bền vững dựa trên nền tảng thông điệp “Hãy yêu quý mẹ thiên nhiên, người đã cho mình tất cả” và lấy con người làm trung tâm.

Bà Thái Hương nhấn mạnh, trong ngành thực phẩm, thương hiệu muốn phát triển lâu dài thì giá trị cốt lõi phải là giá trị cộng đồng, đạo đức và sự thật - giống như phẩm hạnh của con người - cùng với ứng dụng công nghệ hiện đại. Tư duy phát triển này cũng được áp dụng xuyên suốt tại BAC A BANK - dù là một ngân hàng quy mô nhỏ nhưng vẫn luôn kiên định với tinh thần học hỏi, đổi mới và chuyển đổi số mạnh mẽ, đặt trọng tâm vào sản phẩm an toàn, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Trước xu hướng tiêu dùng xanh và yêu cầu ngày càng cao về tính minh bạch và chất lượng, bà Thái Hương cho rằng, cạnh tranh ngày càng lớn là điều tích cực, buộc doanh nghiệp phải cải tiến không ngừng, tiết giảm chi phí, công khai thông tin và đem lại nhiều giá trị hơn cho xã hội. Dù trong lĩnh vực sữa hay ngân hàng, con đường ngắn nhất để đạt phát triển bền vững chính là ứng dụng khoa học công nghệ và lấy trách nhiệm xã hội làm kim chỉ nam.

Bà Lê Thị Thúy Sen - Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng: Muốn xây dựng thương hiệu tốt cần sự thống nhất giữa "nội dung" và "hình thức"

Bà Lê Thị Thúy Sen - Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng phát biểu tại Diễn đàn
Bà Lê Thị Thúy Sen - Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng phát biểu tại Diễn đàn

Phát biểu tại Diễn đàn, bà Lê Thị Thúy Sen - Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng cho rằng, để xây dựng một thương hiệu mạnh, cần có sự thống nhất giữa hai yếu tố cơ bản trong triết học là “nội dung” và “hình thức”. Cụ thể, “nội dung” chính là bản chất, chất lượng hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp hay ngân hàng, từ hệ thống quản trị đến cách thức vận hành phải bài bản và hiệu quả. Trong khi đó, “hình thức” là cách thể hiện ra bên ngoài, bao gồm hình ảnh, truyền thông và các giá trị cảm nhận mà thương hiệu mang lại. Nếu thiếu một trong hai yếu tố này, thương hiệu sẽ khó có thể phát triển bền vững và vươn xa.

Một ngân hàng hoạt động tốt nhưng không biết cách làm thương hiệu thì sẽ lãng phí giá trị và ngược lại. Do đó, các ngân hàng cần nhận thức rõ tầm quan trọng của thương hiệu như một nguồn lực quan trọng. Thương hiệu chính là tài sản, là giá trị của ngân hàng. “Và nếu muốn thương hiệu vươn tầm quốc tế, chiến lược phát triển thương hiệu cũng phải mang tầm vóc quốc tế”, bà Lê Thị Thúy Sen nhấn mạnh.

Chính vì vậy, với mong muốn đem tri thức trên thế giới liên quan đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng và xây dựng thương hiệu về Việt Nam, Thời báo Ngân hàng đã tổ chức Diễn đàn này và nỗ lực kết nối với hai chuyên gia hàng đầu thế giới đó là: GS. John Quelch - “phù thủy thương hiệu” đứng sau thành công của nhiều thương hiệu lớn toàn cầu, và ông Peter Verhoeven - Thành viên Ban Lãnh đạo Anax Invest, chuyên gia hàng đầu về Basel III với hơn 40 năm kinh nghiệm trong tái cấu trúc doanh nghiệp và hoạch định chiến lược tài chính tại nhiều quốc gia.

Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng cũng vui mừng chia sẻ, GS. John Quelch và ông Peter Verhoeven đã chính thức nhận lời tham gia Hội đồng Cố vấn cấp cao của Tạp chí Ngân hàng. Sự góp mặt của hai chuyên gia tầm cỡ quốc tế không chỉ mang đến những tri thức sâu sắc, cập nhật về tài chính - ngân hàng toàn cầu, mà còn góp phần nâng cao chất lượng học thuật, hàm lượng khoa học và tầm vóc quốc tế cho các ấn phẩm của Thời báo Ngân hàng trong thời gian tới. Đặc biệt, Tổng Biên tập Lê Thị Thúy Sen cho biết, sắp tới Thời báo Ngân hàng sẽ xuất bản thêm ấn phẩm Tạp chí Ngân hàng bằng tiếng Anh - một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển thương hiệu của Thời báo Ngân hàng.

Toàn cảnh Diễn đàn
Toàn cảnh Diễn đàn
Lê Đỗ - Hoàng Giáp

Tin bài khác

Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Sáng 30/6/2025, các tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ đồng thời tổ chức "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương".
Sức mạnh của đoàn kết

Sức mạnh của đoàn kết

Trân trọng giới thiệu bài viết: "Sức mạnh của đoàn kết" của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Báo chí được coi là “người dẫn đường” cho xã hội về thông tin, nhận thức và định hướng dư luận. Tuy nhiên, giữa kỷ nguyên số, vai trò ấy đang bị thách thức bởi một câu hỏi rất thực tế: Báo chí sống bằng gì? Nếu coi báo chí là một nghề, thì như mọi nghề khác, nó phải tự nuôi được chính mình. Báo chí không thể sống mãi bằng lý tưởng hay tồn tại nếu không có dòng tiền.
Thực hành tiết kiệm

Thực hành tiết kiệm

Trân trọng giới thiệu bài viết "THỰC HÀNH TIẾT KIỆM” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thanh toán không dùng tiền mặt tạo lập thói quen chi tiêu của người dân

Thanh toán không dùng tiền mặt tạo lập thói quen chi tiêu của người dân

Theo Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng và trung gian thanh toán đã đáp ứng tốt dịch vụ thanh toán và bắt đầu tạo lập thói quen của người dân thanh toán không dùng tiền mặt.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Phát biểu tại Tọa đàm của Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân ngày 31/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng khẳng định, đây là sự kiện thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân.
Ngành Ngân hàng quyết tâm xây dựng hệ sinh thái tài chính số thông minh trong kỷ nguyên mới

Ngành Ngân hàng quyết tâm xây dựng hệ sinh thái tài chính số thông minh trong kỷ nguyên mới

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng với chủ đề “Hệ sinh thái số thông minh trong kỷ nguyên mới” sắp diễn ra vào chiều 29/5/2025 tại Văn phòng Chính phủ. Sự kiện hứa hẹn sẽ tạo dấu ấn mạnh mẽ, không chỉ mang đến trải nghiệm thiết thực cho doanh nghiệp và người dân mà còn khẳng định quyết tâm đổi mới và vai trò tiên phong của ngành Ngân hàng trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Ngày 18/5/2025 đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Xem thêm
Sử dụng tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và một số gợi mở về mặt pháp lý

Sử dụng tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và một số gợi mở về mặt pháp lý

Việc sử dụng tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm trong hoạt động tín dụng ngân hàng không chỉ mở ra một hướng tiếp cận vốn mới cho các doanh nghiệp xanh, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển thị trường carbon và thực hiện hiệu quả các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.
Xây dựng hành lang pháp lý về tiền kỹ thuật số tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị

Xây dựng hành lang pháp lý về tiền kỹ thuật số tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị

Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng trong quá trình xây dựng khung pháp lý quản lý tiền kỹ thuật số, một lĩnh vực vừa nhiều tiềm năng đổi mới, vừa ẩn chứa rủi ro hệ thống và pháp lý phức tạp. Bối cảnh thế giới cho thấy xu hướng hợp pháp hóa có kiểm soát, đặt trọng tâm vào bảo vệ nhà đầu tư, giám sát rủi ro và thúc đẩy phát triển công nghệ. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, bài viết này đề xuất một số khuyến nghị về việc xây dựng khung pháp luật quản lý tiền kỹ thuật số ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Đánh giá tác động của chính sách tiền tệ - tài khóa từ các nền kinh tế lớn đến tỉ giá tại Việt Nam

Đánh giá tác động của chính sách tiền tệ - tài khóa từ các nền kinh tế lớn đến tỉ giá tại Việt Nam

Giai đoạn 2018 - 2023 được đánh giá là một trong những giai đoạn biến động của kinh tế toàn cầu khi một loạt các sự kiện bất thường, ngoài dự đoán đã xảy ra, ảnh hưởng đến môi trường vĩ mô cũng như hệ thống tài chính tại các quốc gia. Theo đó, các nền kinh tế lớn trên thế giới bao gồm Mỹ, EU, Trung Quốc có những điều chỉnh lớn về chính sách tiền tệ - tài khóa và những điều chỉnh này đã ảnh hưởng đến các biến số vĩ mô toàn cầu như lãi suất, tỉ giá. Nhóm tác giả đã thực hiện khái quát những thay đổi chính trong điều hành chính sách tiền tệ - tài khóa của ba quốc gia lớn và ước lượng tác động đến tỉ giá tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, chỉ có những điều chỉnh trong chính sách tiền tệ của Mỹ và EU mới có ảnh hưởng đến tỉ giá, còn sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc và chính sách tài khóa cơ bản không có nhiều tác động đến tỉ giá Việt Nam.
Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng vào việc giúp đỡ, khuyến khích các đối tượng chính sách xã hội vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu chính đáng, là chủ trương đúng đắn, sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc, qua đó, góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, là yêu cầu có tính nguyên tắc bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Tài sản số và tín chỉ carbon đang mở ra những cơ hội mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, từ việc đa dạng hóa tài sản bảo đảm đến thúc đẩy phát triển bền vững và đổi mới tài chính. Với tiềm năng lớn về nguồn cung tín chỉ carbon và sự phát triển của nền kinh tế số, Việt Nam có thể tận dụng các loại tài sản này để hỗ trợ mục tiêu Net Zero vào năm 2050 và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, những rào cản về pháp lý, công nghệ và quản lý rủi ro hiện nay đang hạn chế khả năng ứng dụng của tài sản số, tín chỉ carbon. Việc hoàn thiện khung pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và thúc đẩy hợp tác quốc tế là chìa khóa để giải quyết các thách thức này.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng