
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm Chi nhánh BIDV Yangon
Ngày 18/06/2019, trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Myanmar, Phó Thủ Tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã đến thăm Chi nhánh BIDV Yangon. Chi nhánh BIDV Yangon là chi nhánh ngân hàng Việt Nam đầu tiên được cấp phép hoạt động tại Myanmar.
Phát biểu tại chuyến thăm, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ ghi nhận và biểu dương những kết quả đạt được của Chi nhánh BIDV Yangon, cùng những cố gắng nỗ lực của Chi nhánh trong việc kết nối Myanmar với thị trường quốc tế và hỗ trợ thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng hy vọng rằng trong thời gian tới với các thế mạnh riêng của mình thì BIDV nói chung và Chi nhánh BIDV Yangon nói riêng sẽ tiếp tục là cầu nối hiệu quả thúc đẩy hợp tác thương mại, du lịch và đầu tư giữa 2 quốc gia.
Báo cáo với Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV ông Phan Đức Tú cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Chi nhánh, triển khai các hoạt động kinh doanh bài bản, lâu dài, tuân thủ các quy định của luật pháp Myanmar. Bên cạnh đó, BIDV cũng rất mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Chính phủ Việt Nam để BIDV có thể tiếp tục có nhiều đóng góp hiệu quả, thiết thực trong hoạt động đầu tư, thương mại của Việt Nam và Myanmar nói chung và doanh nghiệp hai nước nói riêng.
Chính thức đi vào hoạt động từ giữa năm 2016, Chi nhánh BIDV Yangon là chi nhánh ngân hàng Việt Nam đầu tiên cung cấp đa dạng các sản phẩm ngân hàng cho các doanh nghiệp của Việt Nam và Myanmar. Tính đến 31/5/2019, Chi nhánh BIDV Yangon có tổng tài sản hơn 130 triệu USD, huy động vốn đạt 46,5 triệu USD, dư nợ bình quân đạt 20 triệu USD, lượng khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh cũng đã tăng 27% so với cuối năm 2018.
Bên cạnh các sản phẩm tín dụng và thanh toán, Chi nhánh BIDV Yangon đã tập trung đàm phán với các ngân hàng bản địa để triển khai các sản phẩm: thu hộ, nộp/rút tiền mặt, trong đó, đáng chú ý là đã triển khai thành công sản phẩm thu hộ cho nhiều dự án của các công ty có vốn đầu tư của Việt Nam. Các hoạt động của Chi nhánh không chỉ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam, cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng cho thị trường Myanmar mà còn góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa 2 nước.
Các hoạt động ngoại giao kinh tế, hỗ trợ thương mại và quan hệ kinh tế của Việt Nam và Myanmar đang ngày một sôi động. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2018 đạt gần 860 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất siêu hơn 544 triệu USD.
Về đầu tư, Việt Nam đã ổn định ở vị trí nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 trong số 49 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Myanmar với tổng vốn đăng ký tính đến nay là gần 2,2 tỷ USD, chiếm 2,8% tổng số vốn đầu tư vào Myanmar. Đến nay đã có hơn 200 doanh nghiệp Việt Nam có hiện diện thương mại và đầu tư tại Myanmar dưới nhiều hình thức.
CTV
Nguồn: TCNH số 14/2019
Tin bài khác


Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để 'tăng tốc' dòng vốn FDI

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Dòng vốn ngân hàng hỗ trợ kinh tế tư nhân phát huy thế mạnh vai trò huyết mạch của nền kinh tế

Đẩy mạnh các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Vươn mình trong hội nhập quốc tế
