NAPAS: Gia tăng trải nghiệm khách hàng, đa dạng hóa hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt

Sự kiện
Ngày 14/01/2025, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Hiệp hội ngân hàng,…
aa
NAPAS: Gia tăng trải nghiệm khách hàng, đa dạng hóa hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt
Napas tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Quang Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) NAPAS cho biết, năm 2024 là một năm khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Dưới sự chỉ đạo của NHNN và Hội đồng quản trị, NAPAS đã chủ động phối hợp cùng các Tổ chức thành viên triển khai các giải pháp công nghệ mới thúc đẩy phát triển hạ tầng thanh toán bán lẻ quốc gia, cung cấp các dịch vụ chuyển mạch tài chính trong nước và quốc tế thông qua thẻ, tài khoản, mã QR,… góp phần gia tăng trải nghiệm của khách hàng, đa dạng hóa hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại Việt Nam. Những kết quả đạt được của năm 2024 thể hiện qua tăng trưởng giao dịch qua hệ thống NAPAS, qua đó thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn ngành.

NAPAS: Gia tăng trải nghiệm khách hàng, đa dạng hóa hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt
Ông Nguyễn Quang Hưng, Chủ tịch HĐQT NAPAS phát biểu tại Hội nghị

Trong năm 2024, triển khai các nhiệm vụ được NHNN giao, NAPAS đã tăng cường giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn, hoạt động liên tục của hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử. Triển khai Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng, chiến lược phát triển công nghệ thông tin ngành Ngân hàng, NAPAS đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công an và các cơ quan liên quan triển khai tiện ích phục vụ an sinh xã hội và thanh toán dịch vụ công trên VneID, triển khai dịch vụ chi trả an sinh xã hội giai đoạn 1, liên kết số an sinh xã hội với tài khoản ngân hàng, tài khoản Mobile Money cho 17 ngân hàng và 1 công ty viễn thông,…

NAPAS cũng triển khai kế hoạch TTKDTM trong lĩnh vực công, hành chính công, nhất là y tế, mở rộng triển khai dịch vụ thanh toán cho 10 nhóm dịch vụ công, kết nối, nâng tổng số tổ chức thanh toán chấp nhận thanh toán qua VietQR trên Cổng DVCQG đạt 38 ngân hàng/đơn vị; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai nộp lệ phí đăng ký xét tuyển đại học năm 2024; cập nhật thông tin chuyển tiền và biên lai giao dịch nộp ngân sách nhà nước; phối hợp các bộ, ngành, địa phương triển khai thanh toán phí, lệ phí thông qua mã VietQR, thẻ nội địa NAPAS và tài khoản ngân hàng. Trong năm, NAPAS cũng thực hiện các chính sách miễn, giảm phí để khuyến khích các tổ chức thành viên triển khai các sản phẩm dịch vụ mới với tổng giá trị miễn/giảm phí dịch vụ đạt 466 tỷ đồng.

Đồng thời, NAPAS thúc đẩy việc phát triển mạng lưới chấp nhận thông qua các ngân hàng thanh toán, trung gian thanh toán, các đại lý bán hàng, các đối tác có sẵn mạng lưới bán hàng lớn để thúc đẩy hoạt động thanh toán; tiếp tục triển khai các nhiệm vụ theo chương trình kết nối thanh toán song phương qua mã QR giữa Việt Nam và các quốc gia theo phân công của NHNN; phối hợp với các đơn vị liên quan trao đổi thông tin, ngăn ngừa, phát hiện phòng, chống tội phạm trong hoạt động thanh toán và giải pháp kỹ thuật để đóng góp, hỗ trợ tốt vào công tác phòng chống rửa tiền; đẩy mạnh tuyên truyền về TTKDTM, chuyển đổi số để tăng cường kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính, sử dụng dịch vụ ngân hàng an toàn, hiệu quả; thu hút đội ngũ nhân sự trong lĩnh vực công nghệ cao…

Trong năm 2024, hệ thống NAPAS xử lý 9,56 tỷ giao dịch với tổng giá trị đạt 61 triệu tỷ đồng. Giao dịch trên ATM tiếp tục giảm 19,5% về số lượng và 19,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023, xu hướng giảm này phù hợp với xu thế thị trường và thói quen thanh toán của người dân khi nhu cầu rút tiền mặt giảm cùng với sự xuất hiện của các hình thức thanh toán tiện lợi hơn. Dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử cho các giao dịch chuyển khoản liên ngân hàng 24/7 đạt 8,9 tỷ giao dịch, tăng 33,8%; giá trị giao dịch đạt hơn 59,8 triệu tỷ đồng, tăng 15,6% so với năm 2023.

Bên cạnh kết quả hoạt động kinh doanh tích cực, các công tác quản trị, điều hành, công tác Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên của NAPAS trong năm 2024 cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

NAPAS: Gia tăng trải nghiệm khách hàng, đa dạng hóa hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt
Ông Nguyễn Quang Minh, Tổng Giám đốc NAPAS phát biểu tại Hội nghị

Căn cứ kết quả đạt được cũng như các tồn tại, khó khăn của năm 2024, ông Nguyễn Quang Minh - Tổng Giám đốc NAPAS cho biết, năm 2025 NAPAS tập trung triển khai Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021 - 2025, đặc biệt tập trung đẩy mạnh TTKDTM trong lĩnh vực y tế, giáo dục, thanh toán trên Cổng DVCQG; phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc tổng kết thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money); thúc đẩy hợp tác với Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân - Bộ Công an và các ngân hàng triển khai chi trả trợ cấp, an sinh xã hội qua hệ thống ngân hàng.

Tiếp tục tăng cường giám sát, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thanh toán; tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác trao đổi thông tin, phòng, chống tội phạm trong hoạt động thanh toán; triển khai xây dựng hệ thống Quản lý rủi ro, giám sát giao dịch gian lận, giả mạo; cập nhật các quy định/quy trình về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc ngăn ngừa tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng; báo cáo NHNN kịp thời về những vấn đề phát sinh mất an ninh, an toàn trong quá trình cung ứng dịch vụ.

NAPAS sẽ hoàn thành triển khai chuyển mạch các giao dịch thẻ quốc tế theo Thông tư 19 đối với các Tổ chức thẻ quốc tế UPI, AMEX và các ngân hàng. Tiếp tục trao đổi, triển khai các chương trình, dự án, hợp tác kết nối thanh toán xuyên biên giới qua thẻ NAPAS, thẻ đồng thương hiệu Co-bagde và mã VietQR Global theo mô hình network to network với các nước trong khu vực; triển khai thanh toán qua tài khoản; tập trung phát triển thẻ kép (gồm cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng), thẻ tín dụng nội địa và thẻ đồng thương hiệu; tiếp tục phối hợp với các ngân hàng và đối tác thúc đẩy công tác phát triển mạng lưới chấp nhận thanh toán (gồm cả POS và QR), trong đó ưu tiên phát triển SmartPOS và SoftPOS.

Đồng thời, NAPAS thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn thông tin theo quy định của NHNN; tăng cường bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin; duy trì tính sẵn sàng hệ thống công nghệ thông tin trên 99,98%; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ công tác quản lý rủi ro, cảnh báo các giao dịch gian lận giả mạo và hoạt động phòng chống rửa tiền.

NAPAS: Gia tăng trải nghiệm khách hàng, đa dạng hóa hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt
Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán phát biểu tại Hội nghị

Đại diện NHNN, ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho biết, NAPAS cần rà soát lại toàn bộ hệ thống tiếp tục triển khai Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược phát triển công nghệ thông tin ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược phát triển hệ thống thanh toán Việt Nam đến năm 2030… “Bởi linh hồn của tài chính - ngân hàng hiện nay chủ yếu là công nghệ, công nghệ mà không đáp ứng và theo kịp xu hướng và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn thì sẽ rất khó”, ông Phạm Anh Tuấn khẳng định.

NAPAS phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ Công an và các cơ quan liên quan trong việc triển khai Đề án 06; tiếp tục kế hoạch triển khai Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021 - 2025, trong đó tập trung đẩy mạnh TTKDTM trong lĩnh vực công, hành chính công, nhất là các lĩnh vực y tế, giáo dục, thanh toán qua Cổng DVCQG.

Đặc biệt, trong Nghị quyết 57 của Chính phủ đưa ra một chỉ tiêu mới đó là, tốc độ tăng trưởng TTKDTM trên tổng thanh toán quốc gia… điều này cần sự vào cuộc tích cực hơn nữa của NAPAS trong thời gian tới; triển khai các nhiệm vụ theo chương trình chưa kết nối thanh toán song phương qua mã QR giữa Việt Nam và các quốc gia; tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 52 quy định về hoạt động TTKDTM và các thông tư quy định hướng dẫn Nghị định 52…

Đồng thời, tăng cường giám sát, bảo đảm hoạt động liên tục, an ninh, an toàn hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử; tích cực triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến, thanh toán thẻ ngân hàng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng; phối hợp với các đơn vị liên quan trao đổi thông tin, ngăn ngừa, phát hiện, phòng, chống tội phạm trong hoạt động thanh toán; đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục tài chính nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người dân trong sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng tài chính một cách an toàn, hiệu quả.

Với nhiều nhiệm vụ được đặt ra, Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho rằng, NAPAS cần quan tâm và chú trọng công tác nhân sự, xây dựng các chính sách thu hút đội ngũ nhân sự giỏi, đặc biệt là nhân sự trong lĩnh vực công nghệ cao để bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ, đáp ứng yêu cầu triển khai các công việc của Công ty trong thời gian tới. Đồng thời, quan tâm chăm lo đến đời sống, thu nhập của cán bộ, nhân viên để người lao động yên tâm làm việc và cống hiến.

Theo sbv.gov.vn

Tin bài khác

Tọa đàm Các giải pháp tăng cường năng lực quản lý tài sản và đa dạng hóa đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước tại NHNN

Tọa đàm Các giải pháp tăng cường năng lực quản lý tài sản và đa dạng hóa đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước tại NHNN

Tọa đàm nhấn mạnh vai trò thiết yếu của việc nâng cao năng lực quản lý tài sản và đa dạng hóa đầu tư dự trữ ngoại hối, đặc biệt trong bối cảnh các thị trường tài chính toàn cầu ngày càng phức tạp và đòi hỏi cao về tính linh hoạt.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tạp chí Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia tại Hà Nội, ngày 13/01/2025.
Tặng quà hộ nghèo, hộ gia đình chính sách và hỗ trợ công trình an sinh xã hội tại tỉnh Lào Cai

Tặng quà hộ nghèo, hộ gia đình chính sách và hỗ trợ công trình an sinh xã hội tại tỉnh Lào Cai

Ngày 12/01/2025, Đoàn công tác Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (NHVN) do đồng chí Đào Minh Tú - Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Chủ tịch Công đoàn NHVN làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà hộ nghèo, hộ gia đình chính sách và hỗ trợ công trình an sinh xã hội nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại tỉnh Lào Cai.
Agribank - Đồng hành phát triển cùng cộng đồng

Agribank - Đồng hành phát triển cùng cộng đồng

Những nỗ lực không ngừng nghỉ này chính là minh chứng rõ nét cho tinh thần trách nhiệm xã hội mà Agribank luôn đề cao, hướng đến một tương lai thịnh vượng và tốt đẹp cho người dân Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước...
Nâng cao hiểu biết tài chính, an ninh thông tin: Hiểu để không bị mắc lừa

Nâng cao hiểu biết tài chính, an ninh thông tin: Hiểu để không bị mắc lừa

Ông Tô Huy Vũ, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế NHNN cho biết, giáo dục tài chính là một nội dung rất quan trọng trong Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia 2020 - 2025.
Ngành Ngân hàng thăm, tặng quà Tết và trao hỗ trợ an sinh xã hội tại Yên Bái

Ngành Ngân hàng thăm, tặng quà Tết và trao hỗ trợ an sinh xã hội tại Yên Bái

Sáng 11/01/2025, Đoàn công tác của ngành Ngân hàng do đồng chí Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà hộ nghèo, hộ gia đình chính sách và hỗ trợ công trình an sinh xã hội nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại tỉnh Yên Bái.
Vietcombank tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng và hoạt động kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Vietcombank tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng và hoạt động kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 10/01/2025, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tổ chức thành công Hội nghị tổng kết công tác Đảng và hoạt động kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Agribank ghi dấu ấn với nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Agribank ghi dấu ấn với nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Ngày 10/01/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú tham dự và chỉ đạo tại Hội nghị.
Xem thêm
Nhận thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai từ chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại theo quy định mới

Nhận thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai từ chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại theo quy định mới

Mục đích thế chấp theo Luật Nhà ở năm 2023 là để vay vốn đầu tư chính dự án nhà ở thương mại hoặc xây dựng nhà ở thuộc dự án nhà ở thương mại và bên nhận thế chấp chỉ có thể là tổ chức tín dụng tài trợ cho dự án hoặc tài trợ cho việc xây dựng nhà ở thuộc dự án.
Khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô

Khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ quyết tâm triển khai các giải pháp đã đề ra, đồng hành cùng hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tháo gỡ những khó khăn để có thể bảo đảm cung ứng đầy đủ vốn tín dụng ngân hàng phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng trong nền kinh tế, hướng tới việc thực hiện những mục tiêu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, đóng góp công sức vào công cuộc chuyển mình, cất cánh của dân tộc Việt Nam.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2025

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2025

Ngày 09 10, tại Hà Nội, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đã tổ chức Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2025 với chủ đề Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”.
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tín dụng xanh là một công cụ tài chính được thiết kế để hỗ trợ các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp là quá trình mà các công ty áp dụng những phương pháp và chiến lược bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Những tháng cuối năm, doanh nghiệp tập trung tăng cường sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng nên nhu cầu tín dụng cũng sẽ tăng theo.
Năm nguyên tắc cơ bản về truyền tải thông điệp chính sách của ngân hàng trung ương

Năm nguyên tắc cơ bản về truyền tải thông điệp chính sách của ngân hàng trung ương

Thông điệp truyền thông chính sách có tác động rất lớn đến cảm xúc, nhận thức của người tiếp nhận truyền thông, dẫn đến những thay đổi đáng kể trong hành vi, thói quen và đặc biệt là cách thức tương tác với nhau giữa các chủ thể truyền thông. Truyền thông đang tạo ra quá trình xã hội hóa người dùng nên thông điệp truyền thông chính sách ngày càng tác động lớn đến sự khuếch tán của nội dung truyền thông...
Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và một số hàm ý chính sách

Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và một số hàm ý chính sách

Bài viết thông qua phân tích nhanh các cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2023 và trên cơ sở số liệu nghiên cứu kinh tế vĩ mô, nhận diện những hạn chế, bất cập, từ đó đề xuất một số hàm ý về chính sách cho mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững...
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Lạm phát gia tăng toàn cầu sau đại dịch Covid-19, vốn đã ảnh hưởng đến cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, nhưng dường như đã “bỏ qua” châu Á. Một trong những lý do chính là sự phục hồi chậm của các nền kinh tế châu Á do các đợt “đóng cửa”, “phong tỏa”, “cách ly”, “giãn cách” kéo dài và lặp đi lặp lại.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành.
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Thông tư số 54/2024/TT-NHNN ngày 17/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Thông tư số 53/2024/TT-NHNN ngày 04/12/2024 Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3