
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng ASEAN lần thứ 47
Từ ngày 23-24/11/2017 tại Furama Resort Đà Nẵng, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam sẽ là đơn vị chủ nhà tổ chức Hội nghị Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng ASEAN (ABA) lần thứ 47.
Đây là sự kiện lớn và thường niên của cộng đồng các ngân hàng trong khu vực, với sự tham dự của các đoàn đại biểu đến từ các nước ASEAN đại diện cho các ngân hàng thuộc khối ASEAN, gồm Hiệp hội Ngân hàng Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Phillippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đây cũng là lần thứ 3 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức hội nghị này (lần thứ nhất vào năm 2000, lần thứ hai vào năm 2007), là sự kiện có quy mô cấp khu vực và là hoạt động đối ngoại quan trọng nhất của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam năm 2017.
Các cuộc họp của Hội nghị lần này sẽ tập trung thảo luận, bàn bạc nhiều chủ đề, nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của ngân hàng các nước trong khu vực, trong đó có phát triển tài chính bền vững, tài chính toàn diện, ứng dụng công nghệ hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực ngân hàng… và đưa ra các sáng kiến hợp tác cùng với các kế hoạch hành động triển khai. Đây là cơ hội giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm, tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các ngân hàng, các đối tác trong khu vực.
Là đơn vị chủ nhà, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đang khẩn trương hoàn tất các khâu chuẩn bị liên quan tới sự kiện nhằm thể hiện sự chu đáo, mến khách, trang trọng, góp phần nâng cao vị thế hình ảnh của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nói riêng và của đất nước nói chung với bạn bè trong khu vực.
Thông tin về Hiệp hội Ngân hàng ASEAN (ABA):
Hiệp hội Ngân hàng ASEAN được thành lập năm 1976, với 5 hội viên ban đầu là Indonesia, Malaysia, Phillippines, Singapore và Thái Lan. Năm 1984 Brunei trở thành hội viên thứ 6. Năm 1995 Việt Nam tham gia trở thành hội viên thứ 7. Năm 1999 Campuchia tham gia, năm 2001 đến Myanmar trở thành hội viên và năm 2004 Lào trở thành thành viên thứ 10.
Mục tiêu hoạt động của ABA là nâng cao hình ảnh, vị thế của ABA và cộng đồng ngân hàng ASEAN; tăng cường tiếng nói của ASEAN trong những nỗ lực phản biện chính sách trong khu vực và toàn cầu; đóng góp vào cộng đồng kinh tế ASEAN, hỗ trợ khu vực tư nhân theo mục tiêu của AEC; chia sẻ bí quyết trong hoạt động ngân hàng, tổ chức đào tạo nhằm thúc đẩy sử dụng các thông lệ kinh doanh tốt nhất trong các quốc gia thành viên; thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức ngân hàng ASEAN; xây dựng tình hữu nghị và hợp tác giữa các nhà ngân hàng.
Thông tin về Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA)
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) gia nhập Hiệp hội Ngân hàng ASEAN ngày 8/9/1995 - ngay sau khi Việt Nam chính thức được kết nạp vào tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Là một thành viên của ABA, VNBA nỗ lực có những đóng góp thiết thực vào các hoạt động chung của Hiệp hội khu vực. Về Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có thể tham khảo thông tin tại website: www.vnba.org.vn
NA.
(Nguồn: SBV)
Tin bài khác


Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Định vị lại vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu: Phân tích từ góc độ chuyển dịch dòng vốn FDI giai đoạn 2021 - 2025

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”
