
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
![]() |
Triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng |
Ngày 17/5/2025, Chính phủ đã ban hành Kế hoạch số 447/KH-CP về việc xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp. Để bảo đảm tiến độ và chất lượng triển khai, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương thực hiện kịp thời, hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 447/KH-CP, trong đó:
1. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các mục đích, yêu cầu, nguyên tắc trong việc rà soát, đề xuất phân cấp, phân quyền và phân định nhiệm vụ quyền hạn của Chính quyền địa phương khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 02 cấp.
2. Rà soát tổng thể các luật chuyên ngành, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và thông tư thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công để đề xuất phương án phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền cho chính quyền địa phương theo mô hình 02 cấp; thời hạn hoàn thành: ngày 19/5/2025.
3. Xây dựng các dự thảo Nghị định để thực hiện phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền; thời hạn hoàn thành: ngày 19/5/2025. Lấy ý kiến các địa phương và hoàn thiện gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước ngày 25/5/2025.
4. Rà soát, ban hành văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền xử lý các vấn đề vướng mắc phát sinh trên lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức thực hiện chính quyền địa phương 02 cấp; thời hạn hoàn thành: ngày 23/5/2025.
5. Chuẩn bị báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ nêu trên và các tài liệu, số liệu liên quan đến nội dung rà soát, đề xuất phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền thuộc ngành, lĩnh vực quản lý (trong đó bao gồm các dự thảo Nghị định và phụ lục kèm theo), báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc trước ngày 20/5/2025 để phục vụ buổi làm việc của Phó Thủ tướng với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
6. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ được giao./.
Tin bài khác


Đánh giá tác động của chính sách tiền tệ - tài khóa từ các nền kinh tế lớn đến tỉ giá tại Việt Nam

Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Điều hành tín dụng linh hoạt là nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển bền vững

Xây dựng hành lang pháp lý về tiền kỹ thuật số tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị

Phát triển nguyên tắc bảo mật khả dụng trong Fintech: Giải pháp nâng cao an toàn tài chính - ngân hàng

Xây dựng hành lang pháp lý về tiền kỹ thuật số tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị

Đánh giá tác động của chính sách tiền tệ - tài khóa từ các nền kinh tế lớn đến tỉ giá tại Việt Nam

Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách
