Điều gì đang xảy ra với 1/4 GDP thế giới?

Quốc tế
Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản đều đang theo đuổi các chính sách kinh tế cấp tiến. Dưới đây là bức tranh khái quát những gì đang diễn ra ở nhóm nước đóng góp tới 1/4 GDP thế giới. Cấp tiến. Đó có lẽ l...
aa

Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản đều đang theo đuổi các chính sách kinh tế cấp tiến. Dưới đây là bức tranh khái quát những gì đang diễn ra ở nhóm nước đóng góp tới 1/4 GDP thế giới.

Cấp tiến. Đó có lẽ là tính từ diễn tả chính xác nhất đặc điểm chung của những chính sách kinh tế hoàn toàn khác nhau mà 3 nền kinh tế lớn nhất châu Á đang theo đuổi. Ở Nhật Bản, Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đang nỗ lực triển khai chương trình hướng đến mục tiêu vượt thoát hoàn toàn khỏi giảm phát. Ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình vẫn đang trên “chuyến tàu” chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ dựa vào đầu tư sang dựa vào tiêu dùng nội địa. Còn ở Ấn Độ, hãy nhắc đến… Modinomics.
3 quốc gia này là nơi sinh sống của 40% dân số thế giới, tạo ra 24% tổng sản lượng của kinh tế thế giới. Và, họ đang tự biến mình thành những “phòng thí nghiệm”.
Ấn Độ


27% trong số 1,28 tỷ người dân sinh sống ở nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới ở độ tuổi dưới 15. 350 triệu người này sẽ gia nhập lực lượng lao động trong thập kỷ tới, trong bối cảnh Thủ tướng Narenda Modi tiếp tục cuộc đấu tranh loại bỏ những phần không hiệu quả đang kìm hãm nền kinh tế Ấn Độ.
Kể từ khi nhậm chức năm 2014, Modi đã theo đuổi bộ chính sách hướng đến mục tiêu không chỉ là hồi sinh nền kinh tế mà còn tăng cường khả năng chống đỡ các cú sốc từ bên ngoài cũng như tăng sức cạnh tranh.
Dưới thời Modi, Ấn Độ đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách. Trong 2 năm 2014 và 2015, ông giúp chặn đứng đà suy giảm đột ngột của nền kinh tế. Với ưu tiên hàng đầu là thu hút nhà đầu tư nước ngoài để thành lập các trung tâm sản xuất, ông Modi đã có tới gần 40 chuyến công du nước ngoài trong 2 năm đầu tiên làm Thủ tướng, mang về 75 tỷ USD vốn FDI. Năm ngoái con số cũng là 33 tỷ USD. Đây cũng là kết quả của nhiều bước nới lỏng các rào cản thương mại như thực hiện hải quan một cửa, rút ngắn thời gian cấp phép và nới lỏng quản lý đối với một số ngành.
Nỗ lực chống tham nhũng cũng là một điểm đáng chú ý. Hệ thống số chứng minh nhân dân được gắn liền với số tài khoản ngân hàng và số di động. Tuy nhiên động thái rút các tờ tiền giấy rupee có mệnh giá cao nhất khỏi lưu thông hướng đến mục tiêu chống tham nhũng và một xã hội không tiền mặt lại gây nên những phản ứng phụ. Bên cạnh đó loại thuế mới cũng bị phản đối dữ dội.
Những kết quả mà Modinomics cũng không nhất quán. Tốc độ tăng trưởng vươn từ mức 5,8% trong quý I/2014 lên 7,3% trong quý III vừa qua. Tỷ lệ lạm phát hạ nhiệt xuống mức 3,4% dù 1 phần là nhờ thị trường hàng hóa thế giới u ám. Kể từ năm 2014, NHTW Ấn Độ đã hạ lãi suất 175 điểm cơ bản, giúp các doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ và giảm lợi suất trái phiếu xuống còn 6,4%.
Tuy nhiên, việc thành lập hoặc điều hành một doanh nghiệp ở Ấn Độ vẫn còn nhiều khó khăn. Trong bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh của World Bank năm ngoái, Ấn Độ xếp thứ 130 trên danh sách 190 nước. Kể từ khi ông Modi nhậm chức thứ hạng của Ấn Độ đã tăng 10 bậc nhưng vẫn rất thấp.
Trung Quốc

Trong 2 năm qua, đất nước đông dân nhất thế giới đã chuyển mình từ vị thế “công xưởng thế giới” sang một nền kinh tế trưởng thành hơn. Chính phủ của ông Tập tập trung vào việc ổn định đất nước, đặc biệt là giảm bớt tỷ lệ đòn bẩy và bình ổn thị trường ngoại tệ, lãi suất và TTCK.
Tốc độ tăng trưởng giảm từ mức hơn 10% của năm 2011 xuống còn 6,7% trong năm 2016. Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của nước này (cho giai đoạn 2016-20) đặt ra mục tiêu tăng trưởng 6,5%.
Từng là động lực chính của nền kinh tế, hoạt động đầu tư đang suy giảm. Sau khi đạt đỉnh năm 2007, lượng vốn FDI đổ vào Trung Quốc đã giảm dần và đến năm 2016 số vốn nước này đầu tư ra nước ngoài đã lớn hơn số nhận về và trở thành một trong những nguyên nhân khiến nhân dân tệ giảm giá. Trong năm ngoái đồng tiền này đã giảm tổng cộng 6,5%.
Trung Quốc khá thận trọng về chính sách lãi suất. Một số nhà quan sát dự đoán nước này sẽ hạ mạnh lãi suất để kích thích kinh tế, đến cuối năm 2016 lãi suất repo 7 ngày lại tăng và ở mức 3,24%. Lý do để Trung Quốc không giảm lãi suất là để giảm tỷ lệ đòn bẩy và “xì hơi” bong bóng tài sản.
Năm 2016, chứng khoán Trung Quốc diễn biến tệ hơn so với mức trung bình của thế giới. Chỉ số CSI 300 mất 9,3%, MSCI China Index tăng 1,2% trong khi chỉ số thế giới MSCI World Index tăng 8,2%. Đối với các nhà đầu tư quốc tế, tăng trưởng giảm tốc và nguy cơ phá giá nhân dân tệ là những rủi ro mà họ không muốn gặp phải.
Đối mặt với tình trạng hạn chế cơ hội đầu tư, các công ty Trung Quốc ồ ạt đem tiền ra nước ngoài với các vụ thâu tóm quy mô lớn. Còn đối với nhà đầu tư cá nhân, họ quan tâm đến các sản phẩm bảo hiểm và bất động sản nước ngoài.
Bắc Kinh muốn đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa thị trường tài chính nhưng vẫn còn lăn tăn về những ảnh hưởng đối với sự ổn định của nền kinh tế. Tuy nhiên xu hướng chung vẫn là mở cửa. Tháng 11 năm ngoái kết nối giữa hai sàn Thâm Quyến và Hồng Kông đã đi vào hoạt động, theo sau kết nối Thượng Hải - Hồng Kông.
Vì thế chương trình nghị sự của Trung Quốc năm 2017 không hề đơn giản: phải đảm bảo cân bằng giữa tăng trưởng chậm, lãi suất, tỷ giá, dòng vốn với tốc độ mở cửa thị trường. Ngoài ra còn phải kể đến môi trường quốc tế đầy biến động.
Nhật Bản

Thủ tướng Shinzo Abe đã công bố chương trình kinh tế Abenomics 2.0 hồi tháng 9/2015. Giống như trước đó 4 năm, mục tiêu vẫn là phá vỡ vòng luẩn quẩn giảm phát đã kìm kẹp kinh tế Nhật suốt 2 thập kỷ. Để làm được điều này, ông Abe muốn GDP danh nghĩa đạt 5.200 tỷ USD vào năm 2020, tức là nền kinh tế phải tăng trưởng 3% mỗi năm. Quý I, tốc độ tăng trưởng là 1,3%.
Bất chấp gói kích thích có quy mô lớn chưa từng có, “đoàn tàu kinh tế Nhật Bản” vẫn ì ạch. Abenomics cũng chưa thể đạt được những mục tiêu dài hạn như cải tổ hệ thống hưu trí hay tăng an sinh xã hội bởi vẫn còn bị đè nặng bởi nợ. Trong khi đó kế hoạch tăng thuế bị trì hoãn.
Hiện NHTW Nhật Bản đang nắm giữ gần 40% tổng số trái phiếu chính phủ và dù mua qua các quỹ ETF thì đến cuối năm nay BoJ cũng sẽ sớm trở thành cổ đông lớn nhất của 25% công ty trong chỉ số Nikkei 225.
Do đó rủi ro lớn nhất đối với Chính phủ Nhật cũng như BoJ sẽ là một đồng yên tăng giá. “Cú sốc Trump” đã khiến yên giảm giá gần 10% kể từ tháng 11 năm ngoái đến nay, giúp các chỉ số chứng khoán của Nhật Bản tránh được 1 năm giảm điểm và cũng giúp ích cho Abenomics.
Có lẽ ông Abe cần nhiều hơn nữa những vận may như thế này.
Thu Hương
Theo Thời đại/Bloomberg
(Nguồn: http://cafef.vn)

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.
Phát triển kinh tế xanh của Đan Mạch và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Phát triển kinh tế xanh của Đan Mạch và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Đan Mạch là một trong những quốc gia đi đầu trong việc chuyển đổi nền kinh tế từ các hoạt động dựa trên năng lượng hóa thạch sang các công nghệ năng lượng tái tạo, giao thông bền vững và các quy trình sản xuất xanh. Học hỏi từ kinh nghiệm của Đan Mạch sẽ là một nền tảng quý giá, giúp Việt Nam hiện thực hóa tầm nhìn về một nền kinh tế xanh, công bằng và phát triển bền vững.
Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc và chiến lược ứng phó của ngành Ngân hàng

Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc và chiến lược ứng phó của ngành Ngân hàng

Viễn cảnh về làn sóng thứ hai của xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc được dự báo trong năm 2025, không chỉ là một sự kiện kinh tế đơn lẻ mà là một yếu tố cấu trúc định hình lại bối cảnh hoạt động của ngân hàng toàn cầu. Bài viết xác định và phân tích sâu các cơ chế truyền dẫn quan trọng, bao gồm biến động thị trường tài chính, gián đoạn chuỗi cung ứng, sự chuyển hướng dòng chảy thương mại, biến động tiền tệ và rủi ro ngành cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự thành công của ngành Ngân hàng trong việc duy trì sự ổn định và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh xung đột thương mại leo thang phụ thuộc vào khả năng kết hợp hài hòa giữa các biện pháp ứng phó ngắn hạn và điều chỉnh chiến lược dài hạn.
Phát triển kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam

Phát triển kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, mô hình kinh tế truyền thống “tuyến tính” - khai thác, sản xuất, tiêu thụ và loại bỏ đang bộc lộ nhiều hạn chế. Các thách thức như khan hiếm tài nguyên, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học đòi hỏi các quốc gia phải chuyển đổi sang một mô hình kinh tế bền vững hơn. Kinh tế tuần hoàn nổi lên như một giải pháp khả thi với mục tiêu tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm thiểu chất thải và tái tạo các hệ sinh thái tự nhiên.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc